Hôm nay,  

Câu Chuyện Y Học: Phân Tử Cực Nhỏ Nano

5/20/200600:00:00(View: 4255)

Phân Tử Cực Nhỏ Làm Máu Đông<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bs Anna Radomski cùng các cộng sự viên nghiên cứu tác dụng của 4 loại phân tử cực nhỏ (nanoparticles) phản ứng tương tác vào thụ thể tiểu cầu, (glycoprotein integrin receptor). Những phân tử cực nhỏ có kích thước bằng 1 phần tỉ thước có thể lưu động dễ dàng qua phổi và mạch máu vi ti huyết quản. Những phân tử cực nhỏ có thể phản ứng tương tác vơí tiểu cầu, hay cũng có thể dính chụm lại, tăng cao khả năng làm đông máu.

 

Nghiên cứu bao gồm phản ứng tương tác phân tử cực nhỏ vơí tiểu cầu của người (yếu tố làm đông máu) và một mô hình đông máu trong động mạch cổ (carotid artery thrombosis) hay chặn nghẹt động mạch cổ, thử nghiệm cho chuột. Kết quả cho thấy một vài phân tử cực nhỏ carbon hoạt hóa tiểu cầu của người, làm tiểu cầu chụm lại. Khi thử nghiệm vào chuột thì những phân tử cực nhỏ carbon cũng làm động mạch cổ tắc nghẽn.

 

Phân tử carbon cực nhỏ thấy trong không khí ô nhiễm phế thải từ thặng dư do dầu hơi đốt cháy. Tuy nhiên, khoa học cũng có thể điều chế được phân tử carbon cực nhỏ. Kết quả nghiên cứu kể trên khuyến cáo áp dụng phân tử cực nhỏ carbon trong y khoa, như điều trị đông máu. Kết quả cũng khuyến cáo nghiên cứu môi trường ô nhiễm khói phế thải trong không khí chứa phân tử cực nhỏ carbon tăng cao nguy cơ bệnh xơ cứng động mạch và cơn đau tim-heart attack. (British Journal of Pharmacology, November 2005).

 

Áp Dụng Kỹ Thuật Nanoparticles (Phân Tử Cực Nhỏ) Trong Lãnh VựcĐịnh Bệnh Và Trị Bệnh Ung Thư.

 

Gs Gregory Lanza và các đồng nghiệp nghiên cứu bệnh ung thư melanoma của người cấy trên da chuột cho thấy khi dùng MRI Scan không thể truy tìm được ung thư da nhỏ li ti. Nhưng khi chích những mẩu nanoparticles vào chuột thì 30 phút sau nhận ra được hình ảnh ung thư melanoma cực nhỏ. Những mẩu nonoparticles chỉ nhỏ bằng 1/2000-3000 của một chấm viết chì. Mỗi nanopartcles chứa 100.000 phân tử kim loại được dùng như chất phản quang, móc vào tế bào ung thư mới thành lập do máu đưa tới. Các chuyên gia hy vọng móc thuốc điều trị vào những nanoparticles và nhờ đó có thể đưa thuốc trực tiếp tơí tế bào ung thư. (<"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />WashingtonUniversityin St Louis, April 2005). (Bàn thêm: Nanoparticles sẽ trở thành một kỹ thuật rất quan trọng trong y khoa và sinh học.

 

Những áp dụng nanoparticles đang nghiên cứu hiện nay như: đánh dấu trong kỹ thuật huỳnh quang sinh học, nghiên cứu thuốc men và gene trị liệu, truy tầm vi trùng và siêu vi trùng, truy tìm bạch đản, tìm hiểu cấu tạo DNA, thiết lập mô, tiêu diệt phân tử bằng nhiệt, phân tách phân tử và tế bào, dùng làm chất phản quang, và nghiên cứu thực bào chuyển động, v…v…Hãy tưởng tượng kích thước tế bào nhỏ, 10µm. Kích thước bạch đản nhỏ hơn, 5nm. Kích thước những phân tử dùng trong kỹ thuật nanoparticles nhỏ như kích thước bạch đản và nhờ đó có thể phân tích những hiện tượng sinh học hay y học vơí những kích thước nhỏ nhất, tinh vi nhất).

 

Một Khoa Học Gia Trẻ Tuổi Người Việt Sáng Chế Van Cực Nhỏ (Nano Valve) Lọc Từng Phân Tử. Một sinh viênĐại Học (graduate student) Nguyễn Thới cùng một nhóm khoa học gia thuộc nhiều lãnh vực chuyên môn khác nhau tạiĐại Học California Los Angeles (UCLA) vừa sáng chế một loại van cực nhỏ cấu tạo bằng chất roxatane, có thể đóng mỡ, chuyển động. Hệ thống giống như một chuỗi động cơ gắn liền vào một mẩu thủy tinh cực nhỏ có thể đếm được 500 phân tử kích thước nanometers qua khỏi máy lọc.

 

Nhiệm vụ của những phân tử chất roxatane cấu tạo van cực nhỏ có thể đóng hay mở, hoặc giữ, bỏ những phân tử chui qua. Dùng một năng lực từ một điện tử (electron) duy nhất điều khiển van đóng mở. Viễn tượng nghiên cứu kể trên là muốn tìm hiểu thêm van cực nhỏ có thể hoạt động, đóng mở, giữ bỏ từng phân tử và hy vọng có thể áp dụng lọc được từng phân tử phân hóa tố (enzymes). Ngoài ra, hy vọng van cực nhỏ có thể áp dụng kiểm soát từng phân tử dược phẩm qua máy lọc. (Proceedings of the NationalAcademyof Sciences, July 19, 2005). (Bàn thêm: Sáng chế van cực nhỏ cũng như một thứ vòi nước cực nhỏ có thể đóng mở, giữ hay bỏ từng phân tử xuyên qua máy lọc kích thước phân tử.

 

Khoa học gia trẻ tuổi Việt Nam Nguyễn Thơí được coi là một chuyên gia nổi tiếng, lần đầu tiên phát minh van kích thước phân tử trong một ống nước cực nhỏ, đóng mở cho chảy ra từng phân tử. Chỉ dùng năng lực từ một điện tử (electron) để đóng mở van là một nguyên tắc sáng chế tuyệt diệu. Nhiếu hy vọng trong việc áp dụng van cực nhỏ trong sinh y học như điều hành kiểm soát dược phẩm kích thức phân tử đang được thử nghiệm.

 

Vì van cực nhỏ hơn cả một tế bào, có thể chui được vào tế bào, cho nên hy vọng, trong tương lai, sẽ có rất nhiều áp dụng khác phát minh áp dụng trong y khoa hay sinh học tùy theo nhu cầu và sức tưởng tượng của con người).

 

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.;Điện Thoại: (714) 547-3915; E-mail: [email protected] 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc (email, chat) giữa mọi người với nhau.
Một trong những căn bệnh vẫn được coi là bất trị của Thế Kỷ 21 là bệnh run giật tay chân mà theo danh từ chuyên môn là bệnh Parkinson's, ngoài ra còn được gọi là Parkinson disease, idiopathic parkinsonism, primary parkinsonism, PD, hypokinetic rigid syndrome/HRS, hoặc paralysis agitans.
Ngày nay có những chuyện ăn uống vượt ra ngoài tầm suy nghĩ bình thường của chúng ta… Ăn để lấy tiếng. 
Són Tiểu tiếng Anh gọi là Incontinence Urine. 
-- HepBsmart.com Sẽ Cung Cấp Thông Tin Quan Trọng về Viêm Gan B Mãn Tính, Một Căn Bệnh Gan Tiềm Năng Đe Dọa Tính Mạng Ảnh Hưởng Đến 2 Triệu Người Mỹ --
Tập thể của chúng ta ngày càng có thêm rất nhiều bác sĩ y khoa. Những người chọn ngành này là những người ôm ấp, đeo đuổi lý tưởng phục vụ đồng bào, phục vụ tha nhân. Hoặc dùng cụm từ quen thuộc là lý tưởng “Cứu nhân độ thế.”
Từ khóa: Fièvre hémorragique avec syndrome rénal (FHSR), Fièvre hémorragique de Corée, Néphropathie épidémique, Hantavirus pulmonary syndrome (HPS)
Ở lòng bàn chân, có một sợi dây gồm các mô liên kết chạy từ gót chân tới các ngón chân gọi là Cân Mạc Cung Bàn chân (Planta Fascia). Nhiệm vụ chính của dây này là hỗ trợ để cho bàn chân chuyển động dễ dàng đồng thời cũng chống đỡ cho chân và chịu đựng 14% sức nặng cơ thể. Một lớp mỡ mỏng phủ lên phần gót của cân mạc giúp công việc chống sốc này.
Thở vào, tâm tĩnh lặng Thở ra, miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giờ phút đẹp tuyệt vời (An lạc từng bước chân- Thích Nhất Hạnh)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.