Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Tản Mạn Béo-gầy

29/08/200300:00:00(Xem: 6307)
"Béo chê ngấy, gầy chê tanh."
Chỉ vì quan tâm tới tỷ lệ mập béo của dân chúng, mà các nhà thầy cãi cũng như các chuyên gia dinh dưỡng đang ngồi lại với nhau ở Đại Học Boston. Họ sôi nổi thảo luận kế hoạch để mang một số thương nhân ra ba tòa quan lớn. Đó là các ông bà chuyên nghề sản xuất thực phẩm loại "mỳ- ăn- liền, làm- mau-ăn- ngay".
Số là theo thống kê mới đây ở Mỹ, thì hàng năm có trên 300.000 người chết vì mập phì; những người mang quần áo khổ 14 ngày một gia tăng. Một người đẹp Cờ Hoa nặng trung bình 128 cân anh vào thời điểm 1975 thì bây giờ tăng lên 135. Và có hy vọng đạt tới 154 cân vào năm 2005. Người đẹp Giao Chỉ viễn cư ta cũng theo gần kịp.
Hiện nay, 47% dân chúng Mỹ nặng quá ký. Mà đây chẳng phải vấn đề riêng cho xứ của ăn của để dư thừa này, mà là vấn đề chung của nhiều quốc gia khác. Ngay cả nơi thiếu ăn như vài quốc gia châu Phi.
Mập phì gây hậu quả trầm trọng cho sức khỏe, khiến các chính quyền quốc gia cũng như tổ chức Liên Hiệp Quốc phải quan tâm. Đặc biệt là mập phì ở lứa tuổi thiếu niên học sinh. Vị nguyên thủ nước Mỹ đã đích thân mở chiến dịch chống quá cân và khích lệ dân chúng dành 30 phút mỗi ngày để vận động cơ thể.
Kể cũng tội nghiệp cho cái tấm thân nương tử. Người thích kẻ phiền cũng nhiều. Mà thời gian chuộng béo gầy cũng khác.
Chẳng hiểu căn cứ vào đâu mà văn học dân gian ta lại:
"Những người béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp, đánh con cả ngày"
Rồi:
"Những người thắt đáy lưng ong,
Đã khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con".
Có phải là các nữ lưu đó làm bếp, nếm mặn nhạt từng tô, ăn lén chồng con liên tục. Nên mập thù lù. Con cái bắt gặp, mách bố thì bà trả thù, đánh con. Đức lang quân bèn mần thơ, nói móc.
Hoặc chồng chúa vợ tôi, quần quật hầu hạ ngày đêm, ăn không có lúc, nghỉ chẳng có giờ, gầy ốm tong teo. Thế là mấy ông chồng vị kỷ, rung đùi " thắt đáy lưng ong" nom sao mà đẹp. Để khích lệ...triền miên hầu chồng, nuôi con.
Lại nhìn vào những họa phẩm danh tiếng của Michelangelo, Leonardo Da Vinci, của Raphael, Rubens. Mẫu người đẹp phải là các thiếu phụ ngực bụng tròn trĩnh những mỡ, mông đùi phốp pháp mịn màng, mặt đầy đặn trăng rằm.
Gặp nhau: "Ấy hồi này cụ phát tướng, nom đẹp như tiên ông." Hoặc
"Bác Tham ngày càng phúc hậu, cứ béo trắng ra. Thật là tốt số vớ được ông chồng giầu, chả phải làm gì".
Nói đến phúc hậu là gì nếu không phải phốp pháp trắng trẻo hồng hào, đi đứng bệ vệ, chậm chạp khoan thai, miệng cười tươi như hoa, tay phe phẩy cái quạt giấy. Sao nom mà mát cả con mắt.
Ấy vậy mà bây giờ người ta lại chuyển hướng thẩm mỹ. ĐeÏp phải như:
"Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh"
Xinh chắc phải thon -thả, eo -óc, mình- dây; ngăm ngăm da bánh mật. Chứ không ...vòng hông quả lê, vòng bụng trái táo.
Và người ta cũng e ngại, đề phòng béo mập. Kể ra đề phòng thì cũng phải vì đã có nhiều hậu quả không tốt cho sức khỏe do mập phì gây ra.
Được coi là mập phì khi sức nặng cơ thể vượt quá tiêu chuẩn là 20%. Tiêu chuẩn được các nhà Bảo Hiểm Nhân Thọ đặt ra, căn cứ vào tuổi tác, giống tính, chiều cao.
Nhiều khi chẳng cần đọc tiêu chuẩn, cân co lách cáchï.
Chỉ nhìn vào tấm gương, so sánh thân mình với hai chục năm về trước, nhất là sau khi dăm lần tay bế tay bồng. Hoặc thấy mình mới di bàn tọa khỏi chiếc ghế xe bus, đã có hai người xô tới cùng ngồi vừa vặn vào chỗ của mình. Là thấy mình cần xuống cân để mang quần áo số bẩy. Và tuần sau còn mặc áo dài đi ăn cưới con gái "chị Thủ Tướng" chứ.
Mập phì là điều quan ngại cho y giới cũng như các nhà xã hội học.

Người mập thường hay mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch , sưng phổi, yếu gan, suy thận, viêm túi mật, phong khớp và ngay cả hiếm muộn không con.
Họ mau mệt mỏi, khó thở, thiếu sức sống, di chuyển khó khăn, hay đau nhức xương khớp, ăn khó tiêu., rối loạn giấc ngủ. Chỉ có điều mùa lạnh ít bị cóng giá, vì được mỡ béo bao che. Nhưng Hè đến thì thở hổn ha hỗn hển, mồ hôi nhễ nhại, đầm đìa. Tai nạn lưu thông họ gây ra cũng cao mà tử vong cũng nhiều trong hoặc sau khi giải phẫu...
Bình thường, con người không quá béo hoặc quá gầy vì Trời cho một cơ chế điều hòa sự ăn uống. Cơ chế phát ra tín hiệu muốn ăn khi dự trữ vơi; chán ngấy khi kho đã đầy. Nhưng con người mưu mẹo, tinh ranh, đôi khi đã lách khỏi cơ chế để thỏa mãn cái tật "No bụng, đói con mắt" của mình.
Khoa học đã dành nhiều công sức đi tìm nguy cơ gây ra béo mập. Mà ai nghĩ ra cách chữa thì sẽ giầu to.
Có thuyết nói là do gene di truyền từ ông bà cha mẹ sang con cháu. Quan sát thấy cũng một phần đúng vì nhiều nhà mọi người cùng mập, mập có dòng. Nhưng có thể cũng tại bố mẹ ăn ngon, con bắt chước rồi cùng lên cân. Ăn mà không vận động, tiêu dùng thì calories nó chuyển thành tế bào béo ở vùng bụng, vùng mông.
Một vài dược phẩm cũng có tác dụng tăng cân như thuốc trị tâm thần lithium; thuốc kinh phong Depakene, Tegretol; kích thích tố cortisol, estrogen...Cái vụ cortisol là nhiều đồng hương ta khá có kinh nghiệm: vài thuốc hen suyễn, phong thấp bên nhà họ pha trộn nhiều hóa chất này, nên sau một thời gian dùng là cơ thể giữ nước, lên cân rất mạnh.
Ăn nhiều cũng có thể do ảnh hưởng tâm lý từ thuở nhỏ. Con cái thường được bố mẹ khuyên "Ăn cho hết bát cơm nghe con. Bỏ phí của trời, mười đời không có." Lớn lên thành thói quen. Phở phải tô xe lửa. Nước uống phải ly bự. Ăn cho sạch chén dù không có nhu cầu.
Chính vì cái chuyện ăn hết, ăn nhiều, ăn không kiểm soát được vì món ăn hấp dẫn - có- liền mà mập phì xẩy ra.
Và mấy thầy cãi phải ra tay nghĩa hiệp. Vừa bảo vệ dân lành vừa làm mập trương mục ngân hàng của mình. Các ngài kết tội các cơ sở sản xuất thực phẩm làm mau, ăn liền.
Rằng quý vị không nói sự thật về sản phẩm của mình; rằng quý vị dùng nhiều chất béo có hại; rằng quý vị châm nhiều muối, nhiều đường. Rồi quý vị còn tiếp thị, quảng cáo quyến dụ khách hàng...Quý vị phải có bảng kê khai thành phần của món ăn trưng ngay tại tiệm. Bao nhiêu calories. Có chất dinh dưỡng gì. Để khách hàng coi biết mà ăn mà tránh.
Nếu không thực hiện, tiếp tục gây mập phì ở đồng bào thì chúng tôi phải mời quý vị ra trước ba tòa ông lớn.
Các nhà sản xuất thực phẩm phân bua: Các quan trạng chỉ bóp méo sự thật. Món ăn chúng tôi là để phục vụ đồng bào thân thương, vì bổ dưỡng, an toàn. Còn người ta thích ăn nhiều thì làm sao chúng tôi kiểm soát được. Các ông trạng tài ba thì hãy hướng dẫn cách ăn uống cho quần chúng đi.
Lời qua tiếng lại. Tranh tụng chắc sẽ kéo dài. Tốn kém cũng không ít. Thực là "vô phúc đáo tụng đình".
Là khách tiêu thụ viễn cư tị nạn, theo người đi kiện cũng mất công; lại vốn nghèo ngôn ngữ, tranh cãi ra dấu mỏi tay.
Chi bằng ta cứ áp dụng thuyết VỪA PHẢI của Tổ Tiên: "Aên ba phần đói, bẩy phần no, cân bằng dinh dưỡng, đa dạng rau trái thịt mỗi thứ một ít".
Kèm theo "cái chim bay cò bay" mỗi buổi sáng như thuở còn tiểu học. Hoặc du dương hơn là rủ nhau ta ... "Múa Đôi". Vừa đổ mồ hôi, vừa tăng tình già thắm thiết.
Chẳng giản dị, dễ làm mà lại công hiệu bội phần hay sao.
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas cuối 7-03

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.