Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Nước Ra Nước Vô

03/10/200300:00:00(Xem: 5792)
Nước là một trong những chất cần thiết cho cơ thể. Vậy mà Nước cũng không thoát khỏi cái nhìn theo thói thường của con người là: "Khi một sự vật gì sẵn có, dư thừa và lấy được dễ dàng thì giá trị của nó đều bị coi nhẹ".
Nhưng hãy cứ thử tưởng tượng đi bộ mươi cây số dưới nắng gay gắt mà không có một giọt nước uống; cây hồng mới trồng mà hai tuần lễ quên tưới. Thì tình trạng con người cũng như những bông hoa đó sẽ ra sao. Liệu lúc đó ta muốn một ly nước lạnh hay chiếc nhẫn hột xoàn 8 ly. Và những cây hoa cần tưới nước hay bón thêm phân hóa học khô khan"
Nước cũng được đi vào tín ngưỡng ở một vài quốc gia. Dân Ấn Độ tôn kính nước sông Ganges; Ai cập nước sông Nile; đền thờ Cổ Hy Lạp xây dựng gần nước Suối Vĩnh Cửu. Và một vài tôn giáo rửa tội, ban ân phước bằng Nước đã được thần linh hóa.
Ấy vậy mà nhiều người chúng ta đôi khi cũng giả vờ quên vai trò quan trọng của nước.
Nên hôm nay, xin cùng ôn lại bài học Cách Trí mà tiếng Phú Lang Sa gọi là Lecons des Choses, về vai trò cũng như nhu cầu " UỐNG NƯỚC" với sức khỏe con người.
Vâng, Nước là chất dinh dưỡng thiết yếu cho mọi sinh vật trên trái đất. Ông Lý Sự Cùn nhà ta vẫn phán: "Không có nước thì hạt giống không nẩy mầm; cây không mọc để ra hoa, ra trái; động vật chết khát trong vài ngày. Và trái đất sẽ chỉ là bao la đất đá khô cằn."
Trong cơ thể của mỗi sinh vật đều có một tỷ lệ Nước nhiều ngang nhau để sinh tồn. Từ con voi rừng khổng lồ qua loài người tới con chuột bạch nhỏ nhoi, tất cả đều có khoảng 65% trọng lượng cơ thể là nước. Nếu ta cân nặng 60 cân thì nước chiếm 45 kí.
Nước hiện diện ở tất cả các tế bào, cơ quan bộ phận nhiều ít khác nhau tùy sự hoạt động của cơ quan đó. Máu có 90%; Não chứa 86%, tim có 79%, trong khi đó xương chỉ mang 22% nước.
Ở trạng thái nguyên chất, Nước là dung dịch chất lỏng không chứa một calorie cũng như chất dinh dưỡng nào. Cho nên nhiều người muốn giảm cân, đôi khi uống nước cho no bụng thay vì ăn. Hoặc thiếu thức ăn, ta có thể uống nước lã cầm hơi.
Mỗi ngày, thận lọc khoảng 170 lít nước nhưng đa số đều được hấp thụ trở lại. Chỉ có khoảng gần hai lít được tiểu tiện ra ngoài. Để duy trì sức khỏe, số nước mất đi này cần được bù đắp bằng cách uống nước hoặc ăn thực phẩm có nhiều nước.
Sự đầy đủ nước trong cơ thể được một số cơ chế điều hòa.
Khát nước là dấu hiệu cơ thể thiếu và cần có nước.Trung tâm điều hòa sự khát nằm trên não bộ. Khi nước trong cơ thể giảm, vì xuất huyết, đổ mồ hôi, tiểu tiện nhiều thì trung tâm được kích thích, cho ta cảm giác khát để ta biết mà tìm kiếm nước uống;
Khô miệng khi không có nước miếng cũng là dấu hiệu sự thiếu nước của cơ thể;
Khi nước giảm, kích thích tố ngăn tiểu tiện được tiết ra nhiều hơn, thận tái hấp thụ nước vào máu. Ngược lại khi nước quá nhiều, thận sẽ tăng bài tiết nước tiểu.
Vai trò của nước với sức khỏe thì vô kể. Xin chỉ nói tới vài điều.
1- Nước có vai trò chủ yếu từ khi ta lùa miếng thực phẩm vào miệng, nhai nuốt, tiêu hóa rồi hấp thụ chuyển sang máu, nuôi cơ thể.
2-Nước lưu hành khắp cơ thể, mang dưỡng chất cho các tế bào và lấy chất phế thải đưa ra ngoài.
Có khi nào ta tự hỏi: Sau khi thưởng thức một miếng thịt bò bíp tếch, một đĩa sà lách cà chua dầu dấm mà các chất dinh dưỡng lại đi tới từng bộ phận, từng tế bào. Để cung cấp đủ năng lượng làm việc cũng như vật liệu cấu tạo tế bào. Thưa đó chính là nhờ có Nước.
Nước đã thanh lọc, lấy ra chất bổ từ mỡ béo, đạm, tinh bột rồi cả dăm thứ sinh tố, khoáng chất khác nhau. Nước chuyển giao cho tế bào chất dinh dưỡng riêng mà tế bào đo cần với số lượng vừa đủ, đều đặn ngày này qua ngày khác. Phải chi cuộc đời, nếp sống ngoài xã hội của ta cũng được chính xác như vậy thì đỡ stress biết mấy.
Rồi cũng lại nước chạy khắp châu thân, thu lượm những cặn bã, những độc chất do các sinh hoạt, phản ứng sinh hóa tạo ra. Nào độc tố, nào chất urê, thán khí mà tích tụ nhiều, lâu sẽ gây bệnh tật. Các chất này được nước đưa tới da, thận, phổi ruột già rồi tống ra ngoài. Đây thật là một công việc rất hệ trọng để bảo vệ sức khỏe.

3-Nước làm nhờn các khớp xương, khiến ta cử động, di chuyển dễ dàng. Thử tưởng tượng hai mặt của khớp xương đầu gối, khô như đất nẻ, thì làm sao đầu gối đó có thể co vào ruỗi ra mỗi khi ta cất bước đi tới, đi lui! Thành ra, để di chuyển được ta lại phải nhờ đến dung dịch chất lỏng mà nước là thành phần chính.
4-Nước mắt làm con ngươi ướt liếc qua liếc lại. Nước miếng để nhai thực phẩm, khử trùng trong miệng, giúp ta hùng biện trôi chẩy. Nước mũi để ta biết bị dị ứng, cảm cúm. Và nếu không có dịch vị bao tử, thì thực phẩm sẽ cứ nằm trơ trong bộ máy tiêu hóa...dài dài.
5-Nhờ có nước mà đại tiện, thải phân bã đươc hạnh thông, không bị táo bón kinh niên.
6-Nước giữ nhiệt độ cơ thể bình thường, không nóng quá hoặc lạnh quá. Đó là sự đổ mồ hôi khi ta bị sốt nóng hoặc làm việc ngoài nắng. Nước đóng vai trò như cái bình radiator xe hơi chứa đầy dung dịch giảm nhiệt.
7-Da tươi mát, mịn màng nhờ tế bào mang nhiều nước. Một bàn tay khô nhăn chắc không mềm dịu bằng bàn tay hồng hào mạch máu lưu thông.
8- Không có nước, các sợi thịt sẽ dính vào nhau; ruột gan bám chùm một khối; tinh trùng không có nước tinh dịch để đi tìm mấy cô trứng nữ, ta sẽ vô sinh...
Và trao hôn giữa hai cái miệng khô khan chắc cũng không mặn mà thắm thiết. Cũng như làm tình trong mảnh vườn cằn cỗi, không trơn.
Như vậy ta thấy nước đã làm việc hết sức để giúp cơ thể ta sống. Mà nước cũng tiêu hao vì đổ mồ hôi, tiểu tiện, đại tiện, nên nước cần được bù đắp. Con cá sống nhờ nước thì cơ thể ta tuy không nằm trong nước cũng cần có chất lỏng này.
Mà bù đắp thì đâu có khó khăn gì. Chỉ cần ăn đúng món, uống đúng nước là xong.
Đa số thực phẩm đều chứa một lượng nước đáng kể, nhất là rau và trái cây. Ăn một miếng dưa hấu Lái Thiêu, quả cam sành Bố Hạ, chùm nho Đà Lạt là có khá nhiều giọt nước trong lành. Rau cải làn, rau riếp, dưa chuột cũng đầy ắp những nước.
Nhưng đừng tùy thuộc hoàn toàn vào thực vật mà hàng ngày vẫn cần uống nước.
Chúng ta thường nghe vài thầy dùi dinh dưỡng, y tế khuyên cần uống từ 6 tới 8 ly nước mỗi ngày. Cái đó cũng còn tùy theo ta ăn thực phẩm nào. Nhiều khi ta cũng chẳng cần uống nhiều như vậy nếu ta ăn rau trái, uống nước trái cây.Có điều là nước lã không có năng lượng, không chất dinh dưỡng nên cũng tốt khi muốn giảm ký. Đói bụng, thèm ăn ta chỉ làm một ly nước fông ten là thấy no bụng rồi. Cụ Không Tử đất Thần Kinh ta ngày xưa cũng từng nằm gối gỗ, uống nước sông Hương, vỗ bụng ca hát, ngâm thơ mà vẫn yêu đời đấy thôi.
Nói đến Nước là nói đến nước nguyên chất, nước máy, nước mưa, nước giếng chứ không phải nước cà phê, nước trà, nước rượu. Cà phê, trà uống nhiều lại làm lợi tiểu, mất nước của cơ thể.
Nước đóng chai trên thị trường rất thịnh hành, phổ biến. Ám ảnh với bệnh tật do nước giải khát ngọt nhiều đường, nước chai được mọi người tiêu thụ vì cho là an toàn hơn nước máy. Nhiều nghiên cứu cho rằng các nước chai nước máy cũng một chín một mười như nhau, chẳng tốt gì hơn, ngoại trừ có có chút vị mặn của vài khoáng, hơi của khí carbon. Mà lại đắt tiền mua.
Thế bây giờ ta tự hỏi khi nào thì uống. Tất nhiên câu trả lời giản dị là khi ta khát. Nhưng cái chuyện khát này nó cũng khác nhau ở mỗi người. Có người cả ngày không uống nước mà vẫn chẳng thấy thèm. Có người luôn miệng phải nhâm nhi chút chất lỏng. Dấu hiệu khát nước ở các vị cao niên giảm nên nhiều vị bị khô nước mà không hay
Rồi lại còn nhu cầu thay đổi tùy theo thời tiết, mùa hè nhiều hơn mùa Đông; tùy theo hoạt động, làm nhiều cần nhiều hơn. Nhất là dưới ánh nắng gay gắt so với ngồi trong văn phòng máy lạnh...
Sáng ngủ dậy, làm một ly nước ấm lạnh, vừa tỉnh ngủ lại vừa giúp đại tiện dễ dàng.
Uống nhâm nhi nhiều lần trong ngày để tưới đều cơ thể, giữ tế bào luôn luôn ẩm ướt thì tốt hơn là làm một hơi cho căng bụng.
Ngoại trừ khi tập dượt hoặc làm việc dưới nắng gắt, đổ nhiều mồ hôi, cũng không cần uống nhiều nước pha thêm muối khoáng.
Lão nhân hay thức giấc ban đêm để tiểu tiện thì nên giảm uống nước sau xế chiều…
Và… còn nhiều điều muốn nói về Nước. Nhưng nói nhiều... miệng cũng đã khô.
Để lang vườn này đi kiếm lon huýt ki, uống cho đã khát.
Rồi ta ngôn tiếp.
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas 9-03

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam Cali (MPC), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi chia sẻ về cách hướng dẫn cho các em tuổi teen thực hành chánh niệm. Cùng tham dự buổi chia sẻ còn có chị Chơn Nguyên, y tá của Học Khu Centralia (Buena Park), huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở tuổi teen, tăng thân Xóm Dừa, Nụ Hồng…
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Trí tuệ nhân tạo / AI (Artificial Intelligence) gần đây được nhắc đến rất nhiều không những trong giới công nghệ máy tính mà cả trong các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội vì tác dụng tiềm năng của nó trên mọi lãnh vực của đời sống con người. Riêng trong lãnh vực y học, AI đã và đang có những bước tiến đáng kể. AI đang được sử dụng để cải thiện kết quả của bệnh nhân, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, có khả năng cách mạng hóa y học bằng cách cung cấp các chẩn đoán chính xác hơn, kế hoạch điều trị cá nhân hóa và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.