Hôm nay,  

Bệnh Loãng Xương Đàn Oâng

05/10/200200:00:00(Xem: 5320)
Đàn ông cũng bị bênh loãng xương, cũng bị gẫy xương, cũng có tử vong cao, nhưng lại ít được lưu ý hơn đàn bà. Ngay cả bác sĩ lẫn bệnh nhân đều ít để y'.
Ở Mỹ có 25 triệu người bị loãng xương, trong số đó 5 triệu người là đàn ông. Va`mỗi năm, 1 triệu người bị gẫy xương, khoảng 20% là nam giới. 13% đàn ông bị gẫy xương lưng, xương háng và tay. Đàn ông bị gẫy xương hắng cao, tỉ lệ 30%, và bị gẫy xương lưng, 20%. Nhưng nếu bị gẫy xương háng, đàn ông lại bị tử vong nhiều hơn đàn bà.
Nguyên nhân loãng xương của nam giới là diễn biến của già nua.Một phần là do ít hoạt động, chất vôi ít hấp thụ, và yếu dinh dưỡng. Một phần do liên hệ di truyền như giảm kích thích tố IGF-1. Đàn ông gầy ốm dễ bị bệnh loãng xương hơn đàn ông mập. Khi lớn tuổi, ăn uống thiếu dinh dưỡng, giảm chất vôi, cũng là nguyên nhân gây bệnh. Nếu
bệnh nhân bị nhiều chất vôi trong nước tiểu, hay uống nhiều thuốc lợi tiểu đều là những lý do làm giảm chất vôi trong xương.
Những nguyên nhân phụ khác cũng gây bệnh loãng xương, nhưng có thể tránh được, thí dụ: uống rượu quá nhiều, uống cà phê quá 5 li một ngày (vì có nhiều caffeine), hút thuốc lá, điều trị bằng kích thích tố steroids, bệnh tuyến não thùy Cushing, tăng năng tuyến giáp trạng, tinh hoàn hoạt động yếu. Hoặc tình trạng bị bệnh kinh niên khi bệnh nhân nằm liệt giường kéo dài quá 3 tháng, bệnh yếu hấp thụ đồ ăn qua ruột, đang uống vài thứ thuốc như chữa kinh phong, hóa dược trị liệu, thuốc nghịch kích tố não thùy (GnRH agonists), hay ít chịu hoạt động.
Trong khi đó, vai trò kích thích tố testosterone dùng cho phái nam lại ít được biết tới. Khoảng 30% đàn ông bị loãng xương liên hệ tới kích hích tố testosterone. Khi về già, testosterone giảm dần trong máu người đàn ông. Tuy nhiên, trong thực tế, so sánh testosterone trong máu rất khó vì lượng testosterone hay thay đổi bất thường.

Bệnh suy chức năng tinh hoàn ảnh hưởng bài tiết calcitonin, sinh tố D và hoạt động tế bào xuơng osteoblast. Giảm testosterone sẽ sinh bênh loãng xương của nam giới và làm gẫy xương.
Cơ nguyên gẫy xương phần lớn do té ngã. Xuơng khuỷu tay và xương háng là 2 chỗ dễ gãy khi bị loãng xương. Khi tới 80 tuổi, cứ 10 người phái nam thì lại một người bị bể xương khi té ngã. Tất nhiên gẫy xương vì loãng xương khi vì già, nhưng phần khác cũng là do sức khỏe bị thuyên giảm, đi đứng không vững, mắt nhìn không rõ, hệ thống thần kinh thay đổi, hoặc đôi khi uống thuốc làm lờ đờ và chóng mặt. Người già phản ứng chậm, xoay qua xoay lại khó khăn, và bắp thịt teo lại cũng dễ bị té ngã, gẫy xương.
Đàn ông lớn tuổi cũng cần thử nghiệm đo mật độ xương, truy tầm bệnh loãng xương trong những trường hợp sau đâY:
. Trên 70 tuổi.
. Trên 65 tuổi, và đã có nhiều nguy cơ bị loãng xương.
. Uống vài thứ thuốc có thể gây loãng xương.
. Bị những thứ bệnh liên hê hấp thụ đồ ăn, bệnh não thùy Cushing, hay tăng năng giáp trạng.
. Hoặc bất chợt bị gẫy xương.
Trong việc điều trị, trước hết cần phòng ngừa loãng xương. Dưới 55 tuổi, bệnh nhân uống 1000 gm Calcium, trên 55 tuổi uống 1500 gm Calcium. Ăn nhiều rau xanh. Cần uống thêm sinh tố D (800IU/ngày). Cần giảm cân lượng, đi bộ thường xuyên, tập tài chi mỗi ngày rất tốt. Cần lưu ý nếu phải bỏ vài thứ thuốc ảnh hưởng loãng xương, nhất là thuốc benzodiazepines. Dùng thêm testosterone khi bị giảm năng tinh hoàn. Vài thuốc khác cũng có thể dùng cho đàn ông trong việc trị liệu loãng xương như calcitonin hay bisphosphonates. Còn những thuốc khác nữa như fluoride, kích thích tố đồng dạng phó giáp trạng, kích thích tố tăng trưởng (growth hormone) hãy còn trong vòng nghiên cứu.
Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; E-mail: nmtran@Verizon.net; Điện thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.