Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Phòng Ngừa Chấn Thương, Làm Mắt Hết Lé

17/03/200600:00:00(Xem: 5905)
- Đó là hai trong nhiều nhiệm vụ mà các thành viên của Project Viet Nam thực hiện trong chuyến công tác mùa Xuân từ 28 tháng 2 tới 15 tháng 3 năm 2005 trên nhiều thành phố tại Việt Nam. Phái đoàn gồm một số bác sĩ chuyên khoa Việt Mỹ (Quỳnh Kiều, Chẩn Kiều, Đức Ý Nguyễn, Tâm Phạm, Hùng Phạm, Steve Prepas, Stephen Berman, Joe Priscilla, Kumaratne Mohan) ba sinh viên y khoa sắp tốt nghiệp, chuyên viên gây mê, dựoc sĩ Phung Theresa, điều dưỡng viên và các bạn trẻ thiện nguyện.

Mục tiêu chính của Project trong chuyến làm việc tại Việt Nam kỳ này gồm bốn điểm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh thôn bản, giải phẫu khiếm khuyết thị giác, giảng dậy phòng ngừa chấn thưong trẻ em dưới 5 tuổi ở nông thôn, nghiên cứu suy dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại trường học.

Ngay sau khi từ Los Angeles tới Sài Gòn thì đoàn bắt tay vào việc với hai nhóm: nhóm một đi xe lửa đêm ra Nha Trang và nhóm bay ra Hà Nội.

Tại Nha Trang, Khánh Hòa, các lớp huấn luyện về chăm sóc trẻ sơ sinh đựoc giảng dậy trong ba ngày. Đây là chưong trình hợp tác giữa Project Việt Nam với Bộ Môn Nhi của trường Đại Học Y Khoa tại Saigon từ năm năm qua.. Kết quả huấn luyện rất khả quan vì chỉ sau 6 tháng áp dụng, tử vong trẻ sơ sinh đã giảm đựơc 5%.

Mục đích giảng dậy là để thực hiện hai chương trình mẫu về chăm sóc trẻ sơ sinh tại vùng nông thôn một tại Khánh Hòa miền Trung và một ở tỉnh Vĩnh Phúc, miền Bắc. Hai chương trình mẫu này sẽ đựoc mang ra áp dụng khắp nước vì chính phủ Việt Nam đã chấp nhận một kế hoạch chăm sóc trẻ sơ sinh cho tất cả các thành phố, tỉnh lỵ vào năm 2010.

Cũng tại Nha Trang các bác sĩ và phái đoàn cũng tới khám chữa bệnh cho trên 300 trẻ em tại hai cơ sở từ thiện tại một nhà chùa và nhà thờ.

Toán giải phẫu mắt đã làm việc liên tục trong một tuần lễ tại các Bệnh viện Đa Khoa Hải Dương và Nghệ An và làm hết lé cho gần 40 bệnh nhân bị mắt lác. Hầu hệt bệnh nhân tới từ vùng nông thôn, nơi mà người ta cho rằng lé lác là do trời bắt bị tật, nên không chữa chạy và chịu đựng suốt đời. Toán này làm việc rất vất vả vì ngay sau hai ngày mổ tại Hải Dương là phải đi xe trên đường gồ ghề mất gần 10 giờ để vào Nghệ An. Các bác sĩ Việt Mỹ đã truyền giảng kỹ thuật giải phẫu cho các bác sĩ chuyên khoa mắt Việt Nam tại hai bệnh viện này một cách tường tận.

Project Việt Nam cũng tặng hai bệnh viện nhiều dụng cụ giải phẫu mắt và năm máy gây mê trị giá tối thiểu mỗi máy là 15,000 mỹ kim.

Mặc dù Việt Nam đã có rất nhiều thành công trong việc giảm tử vong do bệnh nhiễm, nhưng chấn thương đang là mối đe doa lớn với tỷ lệ tử vong khá cao, tới 70% ở trẻ em dưới 20 tuổi. Quan tâm lớn nhất là các em bé dưới 5 tuổi tại vùng thôn bản bị thương tích ngay tại nhà ở.

Huyện Thanh Miện có dân số là 130,000 người. Kết quả một nghiên cứu thực hiện trong năm 2004-2005 cho hay có tới 20,5% chấn thưong trong 8,557 gia đình.Các chấn thưong thường thấy là té ngã, phỏng, tổn thưong do vật nhọn, ngộ độc, đuốI nước. Khảo sát cho hay, 85% các bà mẹ biết rất ít về các chấn thưong này; 80% không sắp đặt các phương thức phòng ngừa thưong tích, 53% bà mẹ ở tuổi từ 18 tớI 25ít kinh nghiệm đời sống, 40% tuổi từ 23-35 và 66% là nông dân rất bận bịu trong công việc đồng áng.

Với sự giúp đỡ của Sở Y Tế tỉnh Hải Dương, Project Việt Nam đã:

1- Đánh giá khả năng chuyên môn và cơ sở của bệnhviện Huyên và 19 phòng y tế ở các vùng nông thôn;

2- Huấn luyện cho các y bác sĩ huyện và thôn bản về chăm sóc cấp cứu trẻ em bị thương tích trước khi nạn nhân được đưa tới bệnh viện;

3- Hợp tác với các cơ sở y tế để lập ra một mẫu nhà an toàn thích hợp với nông thôn và hướng dẫn các gia chủ cách thức phòng ngừa chấn thương ở trẻ em..

4- Hợp tác với nhân viên y tế để chỉ dẫn cho các vị lãnh đạo địa phương về cấp cứu tim phổi CPR.

Lớp huấn luyện mùa xuân năm nay có 31 y bác sĩ trong huyện tham dự. Chưong trình gồm có phần lý thuyết, thực hành rồi thi trắc nghiệm và lãnh chứng chỉ. Các học viên rất nhiệt tình và thích thú trong phần thực hành, trên các mô hình trẻ em làm bằng plastic do phái đoàn mang về. Điều đáng lưu ý là cả vị bác sĩ Giám Đốc bệnh viện Huyện cũng tham dự lớp suốt hai ngày liền, vì ‘Các bài học này thật là hữu ích cho chúng tôi, tôi phải ôn lại để lâu lâu huấn luyện cho nhân viêc trong huyện”.

Sau khóa huấn luyện, các y bác sĩ sẽ về địa phưong hướng dẫn cho cán bộ y tế thôn bản, giới chức hành chánh địa phương, giáo chức và từ đó chỉ dẫn cho đồng bào các phương thức phòng ngừa chấn thưong cho con trẻ mình.

Project Viet Nam sẽ theo dõi kết quả của chương trình trong 12 tháng. Project đã tài trợ một ngân khoản đáng kể để giới chức y tế Hải Dưong tổ chức lớp huấn luyện và theo dõi thành quả.

Phái đoàn đã trao tặng tận tay các tham dự viên nhiều trang thiết bị cấp cứu để mang về sử dụng tại địa phương của mình.

Tháng 11 năm 2005, Project Viet Nam đã làm việc tại bốn trường trung tiểu học tại Hải Dương và khảo sát về tình trạng dinh dưỡng ở các em học sinh. Kết quả khảo sát cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng ở các em từ 5 tới 12 tuổi rất là đáng ngại. Có nhiều em gái 15 tuổi còm cõi, không phát triển đến độ không có kinh nguyệt; một số thiếu calcium ảnh hưởng tới chiều cao, sự học.

Năm nay các chuyên viên dinh dưỡng của Project Viet Nam trở lại các trường này trong huyện Bình Giang để khám nghiệm, đề nghị và hỗ trợ một chương trình bổ sung dinh dưỡng. Project sẽ cung cấp dụng cụ nấu và thực phẩm giầu chất đạm để nhà trường phát cho học sinh rồi theo dõi kết quả, đo lượng huyết cầu tố trong máu của các em.

Ngoài ra một nữ bác sĩ Mỹ gốc Việt trẻ tuổi chuyên về bệnh thận cũng làm việc liên tục hai tuần tại bệnh viện Bach Mai và một chương trình nhi khoa cũng được giảng dậy tại đây.

Nói chung, sau hơn hai tuần lễ công tác, các thành viên của Project Viet Nam đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Những cặp mắt hết lé, những cán bộ y tế có nhiều kiến thức hơn về chăm sóc trẻ sơ sinh cũng như phòng ngừa chấn thương cho trẻ em ở nông thôn.

Ở một đất nước đang phát triển, còn nhiều khó khăn để vươn lên, thì mọi trợ giúp lớn nhỏ trực tiếp cho người dân vẫn là điều đáng trân trọng. Nhiều thành viên hăng say nhất là các bạn thế hệ thứ 2 đã ghi danh tham dự Project VN vào tháng 11-2006.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.