Hôm nay,  

Trời Nóng Quá Sinh Bệnh Và Hội Chứng Đột Tử Brugada

17/08/200200:00:00(Xem: 5745)
Tháng này trời rất nóng ở Mỹ. Mọi người cảm thấy bắt đầu thấy khó chịu, khi nhiệt độ lên cao khỏi 100 độ. Và nếu nhiệt độ từ từ lên cao hơn nữa, sẽ có người chết.
Thât vậy, khi nóng quá, mồ hôi chúng ta sẽ toát ra để tự động giảm nhiệt trong cơ thể. Nhưng nếu cơ thể vẫn không đủ sức hạ nhiệt độ, óc não sẽ bị hư và tử vong. Bởi vậy, phải thận trọng khi nhiệt độ ngoài trời lên cao quá 106 độ F.
Có những lúc nguy hiểm, bệnh nhân phải vào nhà thương cấp cứu. Việc đầu tiên là phải quạt mạnh mạnh vào người bệnh nhân hay cho bệnh nhân tắm nước ấm. Nhiều lúc phải dùng ống cho bệnh nhân dễ thở và tìm cách giảm nhiệt độ thật mau lẹ.
Người già sẽ là nạn nhân trong tình trạng nguy hiểm số một vì lẽ hầu như họ không thể chịu đựng nổi trời nóng. Bên ngoài nóng quá, lại bị ẩm, da người già khó thoát mồ hôi hơn người trẻ. Bởi vậy, người già chống cự nóng khó khăn hơn người trẻ.
Trường hợp nếu bệnh nhân bị cao huyết áp cũng phải cẩn thận. Vì khi bị cao máu, tất nhiên bệnh nhân phải uống thuốc giảm cao máu, hoặc thuốc lợi tiểu nhiều. Thuốc sẽ làm giảm nước trong cơ thể. Bởi vậy, khi mồ hôi toát ra vì nóng lại cộng thêm việc uống thuốc mất thêm nước, sẽ bị mất nhiều nước hơn nữa. Cho nên, tốt hơn hết, bệnh nhân nên uống nhiều nước, đày đủ. Không nên uống cà-phê hay la-de, vì sẽ bị mất nước nhiều hơn.
Đối với người còn trẻ, ít tuổi, nếu lỡ bị lên cơn nóng (heat stroke), nhưng nếu chữa chạy đúng cách, họ sẽ hy vọng thoát chết (90%). Còn nếu người già bị heat stroke, chỉ hy vọng thoát khỏi tử thần phân nửa.
Cách mới khử kích thích tố testosterone và chiếu Quang tuyến X chữa ung thư nhiếp hô tuyến:
Trong trường hợp bị ung thư nhiếp nặng, vừa khử kích thích tố testosterone, vừa dùng quang tuyến X, mới có hy vọng điều trị ung thư nhiếp hộ tuyến trong thời kỳ trầm trọng. Loạt thử nghiệm thực hiện cho 412 bệnh nhân Âu Châu bị ung thư nhiếp hộ tuyến, với tế bào tăng trưởng mạnh, ung thư đã lan ra khỏi bao. Tất cả bệnh nhân vừa được uống Zoladex để khử kích thích tố testosterone vừa được chiếu quang tuyến X. Kết quả cho thấy 78% bệnh nhân sẽ sống lâu hơn. Trái lại, nếu chữa bằng quang tuyến, chỉ 62% bệnh nhạn thóat khỏi tử thần. Tường trình khảo cứu đăng trong báo Lancet July, 2002.
Hội chứng Brugada, khám phá mới ở Việt Nam:
Hỏi: Xin bác sĩ giải thích về bênh Brugada và triệu chứng để nhận biết căn bệnh này như thế nào"
Đáp: Trong bản tường trình gần đây tại Đại Học Y khoa Huế Việt nam cho biết đã khám phá 14 trường hợp đột tử hay bệnh nhân chết bất thình lình vì hội chứng tim mạch Brugada.
Ở Mỹ, chúng tôi cũng có 2 bệnh nhân người Việt gốc Hoa với hội chứng Brugada. Người thứ nhất đươc Bác Sĩ Nguyễn Sinh Lưc chuyên khoa về tim mạch định bệnh và được chính bác sĩ Lực đặt miếng Chip (cardioverter-defibrillator) vào lồng ngực. Bệnh nhân vẫn tiếp tục được theo rõi và hiện giờ người bệnh vẫn sống trong tình trạng bình thường, nhịp tim điều hoà. Bệnh nhân hết than phiền triêu chứng chóng mặt như ngày xưa. Người thứ 2, cũng là anh ruột, đã được bác sĩ Lực chẩn đoán bệnh và sau đó được một bác sĩ chuyên khoa tim mạch khác ở Đại Học Y Khoa (University of Southern California) đặt Chip (cardioverter-defibrillator) vào lồng ngực. Hiện bệnh nhân thứ 2 cũng rất khỏe mạnh. Cả hai đều là thanh niên, vẫn đi làm hàng ngày và bình thường.

Vậy Brugada là gì"
Brugada là một hội chứng, không phải là một bệnh. Brugada gây bất đắc kỳ tử cho những bệnh nhân còn trẻ do bất chợt rối loan nhịp tim liên hệ nguyên nhân di truyền.
Hay nói rõ hơn, định nghĩa hội chứng Brugada dựa theo điện tâm đồ bất bình thường đặc biệt khúc ST cao trong điện tâm đồ và hình thái bất thường going như bó nhánh thần kinh tim tay mặt bị nghẽn (right bundle branch block). Thật ra điện tâm đồ của hội chứng Brugada có nhiều chi tiết khác hết sức phức tạp đòi hỏi khả năng chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch (cardiology) cộng thêm kinh nghiệm trong ngành điện sinh lý (electrophysiology). Khi tim bị thất nhịp như tâm thất đập thật lẹ đa dạng (polymorphic ventricular tachycardias) hay bị rung tâm thất (ventricular fibrillations) chính là lúc bệnh nhân bị xây xẩm, ngất xỉu (syncope) và đột tử (sudden death).
Năm 1980, Cơ Quan Kiểm Soát Bệnh Tật tại Georgia Hoa Kỳ tường trình nhiều trường hợp đột tử của một số gốc di dân gốc Đông Nam Á Châu.
Mặc dầu, đột tử đã biết từ lâu tại nhiều quốc gia như ở miền Bắc Thái Lan có tên bệnh là Lai Tai, chết khi đang ngủ. Ở Phi Luật Tân cũng có bệnh tên là Bungunrut, nghĩa là hét to lên rồi chết trong khi ngủ. Ở Nhật có tên là Pokkuri, chết bất đắc kỳ tử khi ngủ. Phần lớn những bệnh nhân tử vong đều là những thanh niên còn trẻ. Riêng tại Thái Lan, hình như do di truyền liên hệ gene SCN5A. Nhưng đột biến gene của hội chứng Brugada ở Nhật hay ở Đông Nam Á Châu vẫn chưa được khám phá.
Những người trong trường hợp sau đây có thể nghi ngờ bị mắc hội chứng Brugada:
1. Bệnh nhân có triệu chứng tim thất nhịp, dễ bị ngất xỉu, hay muốn ngất xỉu, chóng mặt hay tim đập hồi hộp. Nhất là những người trong gia đình có tiểu sử dễ ngất xỉu nhưng không rõ lý do vì sao" Hoặc trong gia đình có người bị chết bất đắc kỳ tử. Hoặc trong gia đình có người bất chợt bị bất tỉnh rồi bị đụng xe. Mặc dầu, 50% là trường hợp đột tử trong gia đình có người bị hội chứng Brugada, còn 50% do nguyên nhân khác của bệnh tim mạch như bệnh nhồi máu cơ tim (myocardial infarction) hay có khi không hiểu nguyên nhân vì sao!
2. Bệnh nhân khám bệnh thấy bình thường, cấu trúc tim bình thường, nhưng vẫn phải coi chừng và lưu ý chứng Brugada.
3. Đo điên tâm đồ căn bản, rồi đo điện tâm đồ lại sau khi chích gân một trong những thứ thuốc như Ajmaline, Flecainide hay Procainamide, trong nhà thương do bác sĩ chuyên khoa tim mạch thực hiện.
4. Nếu thử nghiệm có kết quả Dương (+) thì bệnh nhân được thử kích thích độ thất nhịp tâm thất cũng do các bác sĩ tim mạch thực hiện.
5. Bệnh nhân còn phải thử nghiệm máu khám phá di truyền.
Cả 5 mục kể trên là những điều chỉ dẫn do chính bác sĩ Ramon Brugada, người đã khám phá hội chứng Brugada, đề xướng.
Bác sĩ Ramon Brugada, M.D., hiện làm việc tại Molecular Cardiology Laboratory, One Baylor Plaza, Room 532 D, Houston, Texas 77030, USA.
Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; E-mail: nmtran@hotmail.com; Điên thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.