Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Đời Sống Và Stress

26/09/200300:00:00(Xem: 5800)
Quê người há chẳng phường xanh mắt
Cảnh nghịch ai không chóng bạc đầu
Trần Danh Án (1)
Nếu các ông Nghị của Denver đồng ý thì nơi đây sẽ là một thành phố đầu tiên trên thế giới mà dân chúng được bảo vệ khỏi những khổn lực, căng thẳng.
Đó là nhờ ở nhà hoạt động Jeff Peckman với đề nghị "Initiative for Safety Through Peace". Một sáng kiến an toàn trong hòa bình mà anh ta chuyển sang Hội Đồng Thành Phố để yêu cầu thảo luận, biểu quyết.
Jeff là thành viên của Đảng Luật Thiên Nhiên (Natural Law Party). Anh ta yêu cầu thành phố phải bảo đảm sự an bình của dân chúng bằng cách chấp nhận và cổ võ cho việc giảm căng thẳng của mọi người. Chẳng hạn đặt âm nhạc thư giãn nơi công cộng, cải biến phần ăn trưa của học sinh, tổ chức nhiều cơ hội để dân chúng cắm trại, vui đùa... sau những ngày làm việc vất vả...
Theo Jeff, "căng thẳng (stress) là một loại rác rưởi mà thành phố phải hốt bỏ".
Nghe thấy vậy, cụ Ba Phải Giao Chỉ phán rằng: "Anh chàng này trẻ người non dạ vậy mà "lói lăng cũng có ný". Ngoại cảnh rối loạn, tâm thân bất ổn thì đời sống làm sao mà an bình cho được".
Denver là thành phố trên năm trăm ngàn dân cư, với nhiều điều tốt: tội ác rất thấp, không khí trong lành, một năm có 300 ngày nắng ấm, 60% dân chúng ham học, có thẻ mượn sách ở thư viện.
Phản ứng của các quan ông quan bà nghị viên về đề nghị của Jeff đều có vẻ rất "căng".
Một ông nghị nói "dân chúng bầu chúng tôi lên đâu có phải để bàn cãi, giải quyết cái đề nghị kỳ quặc, phù phiếm như vậy" .
Một bà nghị khác than phiền" Chúng tôi đang rất căng thẳng (stressed out) vì cái đề nghị điên khùng của anh ta".
Vậy thì stress là cái gì mà cần phải một điều luật để giải quyết. Và nguy hại của nó ra sao"
Stress trong đời sống không phải là điều mới lạ. Tổ tiên ta xưa kia cũng có những căng thẳng: sợ thú rừng ăn thịt; sợ nước lũ cuốn trôi; sợ thần linh trừng phạt. Nhất là sợ về nhà bị vợ cằn nhằn vì đi săn không bắt được mồi. Lại phải ôm Trăng ngủ ghế đá ngoài trời...Và còn nhiều thứ sợ khác nữa.
Rồi tới thời đại văn minh tiến bộ thì cũng có cả trăm thứ căng thẳng. Có người đã ví stress là hậu quả của nếp sống tiến bộ. Cuộc sốngcủa ta ngày một như chạy đua với nhiều đòi hỏi. Đa số những căng thẳng có liên hệ tới công việc làm ăn. Theo thống kê, con người hôm nay làm việc cả trăm giờ nhiều hơn vào vài chục ï năm về trước. Biết bao nhiêu nhu cầu cho gia đình, cho sức khỏe, cho an toàn cá nhân, tài chánh. Chúng ta có nhiều vấn đề cả ngàn lần nhiều hơn tổ tiên ta mà thời gian để giải quyết thì cũng chỉ có vậy.
Cô thư ký mới bị sếp lớn khiển trách, dọa cho nghỉ việc. Tim cô đập nhanh, khô cổ.Tối về than phiền với chồng: "Em đang bị stress đây."
Một ông chủ bút bù đầu kiếm bài cho số báo cuối tuần , hít khói thuốc liên hồi, nhức đầu, mặt nhăn như bị rách cũng kêu đang bị stress.
Một bà chủ tiệm Phở đông khách, đếm tiền không kịp, thở dài, nói:" Chán quá! em muốn sang tiệm vì công việc nhiều stress quá"! Nhưng chẳng bao giờ thấy bà sang tiệm mà chỉ thấy mỗi buổi chiều mang tiền tươi đi gửi ngân hàng đều đều.
Thực là trăm khó khăn đổ lên đầu stress.
Stress đã là đề tài cho nhiều nghiên cứu khoa học từ cả thế kỷ nay.
Năm 1920, nhà sinh học uy tín Hoa Kỳ Walter Cannon đã tả căng thẳng như là một đáp ứng:" chống trả hay chạy để bảo toàn sinh mệnh" - tả hay tẩu- (Fight or Flight). Bình thường thì phản ứng này giúp ta vượt qua khó khăn bằng sự gia tăng vài hóa chất trong cơ thể. Nhưng nếu liên tục, hóa chất cao sẽ đưa tới tác dụng không tốt

Nhưng phải đợi tới năm 1956, danh từ Stress mới được Y sĩ Gia Nã Đại gốc Áo Hans H Selye phổ biến trong quần chúng. Theo Selye, "Stress là một phản ứng không đặc biệt của cơ thể trước một đòi hỏi nào đó. Nó là một phần của đời sống con người".
Nhà tâm lý học Mc Grath lại coi "stress như một sự mất thăng bằng giữa đòi hỏi và khả năng đáp ứng. Khi đáp ứng không thỏa đáng sẽ có hậu quả không tốt".
Một tác giả khác, Richard Lazarus cho "stress là một diễn tả chủ quan từ tâm trí, nên nó xuất hiện tùy theo cách nhìn của con người với sự việc".
Nói một cách giản dị thì stress là đáp ứng của ta trước một khó khăn xẩy đến với ta.
Vì thế, trước cùng một biến cố mà người này cho là căng thẳng thì người khác lại cho là bình thường. Chẳng khác gì miếng filet mignon tốt với người thiếu hồng cầu thì lại không tốt với người dị ứng với thịt bò. Hoặc việc tranh luận với bà vợ về bát canh cua quá mặn không có gì là stress. Nhựng sự tức giận, đập bàn đập ghế mới là stress.
Vào một thời điểm nào đó, chúng ta ai cũng có stress. Cũng như ai cũng có thể bị cảm lạnh, nhức đầu. Cảm lạnh, nhức đầu không ở lại lâu. Nhưng stress có thể làm phiền ta cả tuần, cả tháng. Có khi lâu hơn và có thể hủy hoại ta.
Nhóm nghiên cứu bên Nga đã thử nghiệm khả năng chịu đựng ghen tuông của một chú chuột. Họ chia cách một cặp vợ chồng chuột vào hai cái lồng. Cho một chuột đực lạ vào lồng có chuột cái. Anh chồng tức điên lên mỗi khi thấy vợ mình âu yếm với tình lang mới mà không làm gì được để cứu bồ. Mấy tháng sau chú ta chết vì bệnh tim mạch, mặc dù vẫn được ăn uống đầy đủ.
Rõ là:
"Giết nhau chẳng cái dao cầu
Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa" - Cung Oán Ngâm Khúc.
Nhưng không phải stress bao giờ cũng không tốt.
Vừa phải, stress là những khích lệ, thử thách mà khi vượt qua ta thấy phấn khởi. Horace đã từng phát biểu: "Khó khăn làm phát lộ thiên tài; sự thịnh vượng làm chìm đắm nó".
Cho nên ít quá thì buồn chán mà nhiều quá thì khó khăn. Trung dung là tốt.
Một nhà tâm lý học đã ví: kiếm cái trung dung trong căng thẳng chẳng khác khi lên dây đàn. Quá chùng không ra tiếng mà quá căng lại đứt dây.
Có những dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của stress:
- Một cảm giác buồn buồn;
- Một bồn chồn, lo âu, bất an;
- Trong người thấy như khó chịu, nhậy cảm, dễ gây gổ, tức giận;
- Rã rời mệt mỏi, kém tập trung, kém suy nghĩ , không quyết định.
Rồi:
- Lơ là, trễ nải trong công việc;
- Tự cô lập với bạn bè, sinh hoạt xã hội;
- Ám ảnh với những ý nghĩ tiêu cực;
- Mất ăn mất ngủ; chóng mặt nhức đầu; hay đau vặt; huyết áp lên cao, nhịp tim nhanh chậm bất thường...
- Lạm dụng rượu, thuốc để giải tỏa khó khăn...
Khi có những dấu hiệu này thì chẳng nên chờ đợi tự chúng tan đi. Mà cần kiếm thầy kiếm thuốc.
Cố vấn tâm lý. Cán bộ xã hội. Thầy thuốc tâm thần. Thuốc tây, dược thảo. Lại còn kinh nghiệm cha ông, vợ-chồng đóng cửa chỉ dẫn cho nhau. Thiếu gì mà cũng hiệu nghiệm. Nhưng chớ mượn rượu tiêu sầu, lấy việc chích hồng phiến, bạch phiến làm vui.
Ngoài ra, mỗi người có cách riêng để giải quyết stress vì ảnh hưởng của nó tùy theo trường hợp. Đẹp người xấu ta. Vui buồn tùy cảm nhận. Việc nặng nhẹ tùy khả năng chuyên môn.
Nhưng Stress trở thành có vấn đề khi ta để nó lôi cuốn ta đi.
"Lòng người thì có hạn, ước muốn thì vô cùng.
Lấy cái có hạn mà theo cái vô cùng: Nguy hại thay!"
Rồi bất mãn, trầm cảm, buông xuôi.
Sao ta không tự lượng sức mình. Chẳng nên cố quá để rồi thành quá cố!!!
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas cuối 9-03
(1) Thơ Trần Danh Án
Khi theo hầu Vua Lê Chiêu Thống bên Tầu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.