Hôm nay,  

Tiên Đoán Nguy Cơ Bệnh Tim Mạch: C-r Protein Là Gì?

03/04/200400:00:00(Xem: 7106)
C-reative protein là chất bạch đản rất hữu dụng trong việc xác định hiện tượng viêm trong cơ thể. Và, như chúng ta đã biết, viêm là một hiện tượng diễn biến trong con người đối ứng những thương tích từ bên ngoài.
Nhiều nghiên cứu gần đây tìm hiểu hiện tượng viêm liên hệ bệnh xơ cứng động mạch, là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não và bệnh tim mạch, như cơn đau tim-heart attack hay nhồi máu cơ tim. Thử nghiêm cho thấy chính lượng C-protein trong máu tăng cao có thể liên hệ hiện tượng viêm trầm trọng trong cơ thể và có thể dùng để ước lượng nguy cơ bệnh tim mạch.
Trong môt tường trình nghiên cứu (2002) cho 2500 bệnh nhân do Bs Cheng Toh thực hiện tại bệnh viện Royal Liverpool bên Anh cho thấy hiện tượng viêm đã làm hư hại thành mạch máu và là nguyên nhân làm nghẹt mạch máu gây bệnh tim mạch.
Trong một thử nghiệm khác từ Women Health Study (2003) tìm hiểu liên hệ giữa C-reactive protein và cholesterol xấu (Bad cholesterol) hay Cholesterol có trọng lượng thấp (Low density cholesterol) cho 27939 phụ nữ. Những người tham gia trong chương trình nghiên cứu này ở tuổi trung bình 54.7 tuổi trong đó 44% hiện đang dùng kích thích tố trị liệu (hormone replacent therapy). Theo dõi trong 8 năm cho tới khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, giải phẫu động mạch vành tim hay tử vong.
Kết quả cho thấy có liên hệ mật thiết giữa tai biến bệnh tim mạch và lượng C-protein tăng cao trong máu. Sau khi điều chỉnh tuổi tác, tình trạng bệnh nhân hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, tình trạng cao huyết áp, và cách dùng kích thích tố trị liệu, thì thấy nguy cơ tim mạch thấp nhất cho bệnh nhân với lượng C-protein thấp dưới 0.49mg. Nguy cơ bệnh tim mạch tăng cao khi lượng C-protein tăng cao hơn 4.19mg/L. Phân tích xác xuất cho biết 46% nguy cơ bệnh tim mạch sẩy ra khi bệnh nhân có mức cholesterol xấu cao hơn 130mg/dl.
Nghiên cứu còn cho thấy có vài liên hệ giữa mức C-protein và mức cholesterol xấu (LDL). Bệnh nhân với lượng C-protein thấp và lượng cholesterol xấu thấp coi như ít gây nguy cơ bệnh tim mạch hay ngược lại C-protein tăng cao với lượng cholesterol xấu tăng cao nguy cơ tai bệnh tim mạch. Các khảo cứu gia còn kết luận thêm rằng tăng cao mức C-protein có thể là chỉ số tiên đoán nguy cơ bệnh tim mạch, còn tốt hơn ước lượng nguy cơ bệnh tim mạch khi đo cholesterol xấu trong máu.

Trong một nghiên cứu khác tìm hiểu lượng C-protein và tai biến mạch máu não do Bs Mary Cushman tại Ðại Học Y Khoa Vermont, Birlington với số bệnh nhân là 5400 vừa đàn ông và đàn bà, trên 65 tuổi. Tất cả bệnh nhân trước khi vào chương trình nghiên cứu đều chưa hề bị tai biến mạch máu não hay bệnh tim mạch. Theo dõi bệnh nhân trong 10 năm và tất cả có 469 người bị tai biến mạch máu não. Nghiên cứu điều chỉnh những yếu tố khác như hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, vấn đề cholesterol, cao huyết áp, kể cả những yếu tố ảnh hưởng tai biến mạch máu não khác. Kết quả cho thấy bệnh nhân với lượng C-protein tăng cao trong máu có nguy cơ tai biến mạch máu não tăng cao 60%. (Circulation June 23, 2003).
Hiện giờ đã có rất nhiều nghiên cứu đo lường C-protein trong máu được coi là cách dùng tiên đoán nguy cơ bệnh tim mạch trong những trường hợp lâm sàng. Cao C-protein trong máu giúp tiên đoán biến chứng bệnh tim mạch như đau ngực (unstable angina) và nhồi máu cơ tim (myocardial infarction) khi lên cơn đau tim (heart attack). Lượng C-protein tăng cao hơn nữa sẽ tăng cao tử vong ở bệnh nhân tim mạch. Ðo lượng C-protein còn giúp tiên đoán tình trạng bệnh nhân tim mạch vừa thông tim hay mổ tim đặt stent trong động mạch vành tim. Hơn nữa, cao C-protein trong máu còn là cách tiên đoán hiện tượng tái phát bệnh nhân tai biến mạch máu não hay bệnh tim mạch.
Nghiên cứu chi tiết hơn còn cho thấy nguy cơ cơn đau tim-heart attack gấp đôi ở bệnh nhân có mức C-protein rất cao. Nhiều nghiên cứu khác còn cho thấy có sự liên hệ giữa C-protein, bệnh nhân bị chết bất đắc kỳ tử hay những bệnh về mạch máu ngoại biên.
Để kết thúc bài này, chúng ta không thể quên một khám phá mới nhất về dấu ấn phân tử cho bệnh tim mạch. Bs B. Delia Johnson tại Ðại Học Y Tế Công Cộng Pittsburgh vừa tìm ra một bạch đản đặc biệt tên là serum amyloid A (SAA), cũng liên hệ với hiện tượng viêm nhưng có thể coi đây là một yếu tố quan trọng nhất cho bệnh tim mạch.
Nghiên cứu cho 705 phụ nữ bằng cách đo C-RP và SAA trong máu. Tất cả những bệnh nhân kể trên đều được thử nghiệm như chụp hình động mạch vành tim. Theo dõi bệnh nhân trong 3 năm cho tới khi sẩy ra như những triệu chứng như cơn đau tim, suy tim hay tai biến mạch máu não. Kết quả cho thấy nguy cơ tăng bệnh tim mạch tim mạch cao 3.2% cho mỗi milligram SAA trong một deciliter máu.
SAA dường như còn nhạy cảm hơn C-RP trong việc tiên đoán nguy cơ bệnh tim mạch khi so sánh với C-protein.
Nhưng hiện giờ vì còn quá mới, chưa thể áp dụng đo lường SAA trong việc chuẩn định nguy cơ bệnh tim mạch trong y khoa lâm sàng (Circulation February 17, 2004).
Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; Điện Thoại: (714) 547-3915; E-mail: Tran.Ngo@verizon.net; Diễn Đàn Y Khoa: http://groups.yahoo.com/Group/DienDanYKhoa/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.