Hôm nay,  

Khủng Bố Siêu Vi Trùng Bệnh Đậu Mùa?

03/11/200100:00:00(Xem: 5289)
Năm 1995, CIA nghi ngờ Osama bin Laden dám có khí giới siêu vi trùng bệnh đậu mùa.

Năm 1999, cựu Tổng Thống Bill Clinton quyết định lưu trữ siêu vi trùng đậu mùa với 2 mục đích: khảo cứu tìm phương pháp hữu hiệu điều trị và sản xuất thuốc chủng ngừa đậu mùa khi cần.

Cũng năm 1999, Giám đốc Cơ Quan kiểm Soát Bệnh Tật tại Atlanta tuyên bố phải tìm phương cách sản xuất thuốc chủng ngừa đậu mùa thật nhanh để có thể ứng phó những biến cố kịp thời.

Và gần đây nhất, ngày thứ Tư 17 tháng 10, năm 2001, Tổng Thống George W. Bush đề nghị Quốc Hội Mỹ xin ngân khoản sản xuất thuốc chủng ngừa đậu mùa.

Khủng bố hay chiến tranh sinh học dùng trực khuẩn bệnh Than hiện đang rất sôi nổi. Sở Y Tế cũng như nhiều văn phòng bác sĩ đều phải đề cao cảnh giác chiến tranh vi trùng. Ngoài bệnh Than, bậy giờ, người ta còn đặc biệt lưu tâm phòng ngừa chiến tranh siêu vi trùng bệnh đậu mùa (smallpox). Bởi vì, sau bệnh Than, đậu mùa là thứ khí giới thứ 2 có thể dùng trong chiến tranh sinh học.

Bệnh đậu mùa thực sự không xa lạ gì đối với người Việt, nhất là ở miền Bắc. Riêng ở Mỹ, ngày nay không còn bệnh đậu mùa. Nhưng, siêu vi trùng đậu mùa vẫn tồn trữ nhiều nơi trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ.

Muốn tìm hiểu vì sao vũ khí siêu vi trùng đâu mùa lại nguy hiểm như vậy" Xin hãy cùng chúng tôi duyệt lại tiểu sử bệnh đậu mùa.

Bệnh đậu mùa xuất hiện 3000 năm về trước tại Ai Cập. Lúc đó, dịch đậu mùa lan tràn ghê gớm, từ Á Châu sang Âu Châu, gây thương tích và làm thẹo đầy mặt, mù mắt cũng như giết hại cả hàng triệu người. Trong khi bệnh Than không lây bệnh cho ai thì đậu mùa lại truyền nhiễm hết sức mau lẹ trực tiếp từ người nọ sang người kia. Đậu mùa là bệnh duy nhất của loài người và cũng đã gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử nhân loại.

Tại Ai Câp, thế kỷ 12 trước Thiên Chúa kỷ nguyên, vua Ai Cập Pharaoh Ramsey 5 chết vì đậu mùa. Xác chết nhà vua có những vết thẹo đậu mùa tàn phá trên mặt.

Năm 165 trước Thiên Chúa Kỷ nguyên, đế quốc La Mã bị đậu mùa sát hại 15 năm liên tục, gây tử vong cả hàng chục triệu người và đoàn quân La Mã đã bị tiêu hao gần hết cũng vì đậu mùa.

Đậu mùa đã gây tử vong cho hàng triệu người tại Á Châu và Âu Châu. Ngay ở Mỹ Châu, trước đây, đậu mùa sát hại 56 triệu người Mễ và thổ dân da đỏ.

Tính cho tới năm 1952, khoảng 300 triệu người trên thế giới đã chết vì đậu mùa.

Đậu mùa truyền nhiễm như thế nào"
Siêu vi trùng đậu mùa tương đối có tầm vóc lớn, cùng họ với siêu vi trùng Chordopoxviridae, chứa 95% bạch đản, 5% mỡ và 3.2% DNA. Siêu vi trùng đậu mùa sinh sản khi xâm nhập trong tế bào loài người. Mỗi siêu vi trùng phân hóa thật lẹ biến thành cả chục siêu vi trùng mới, sẵn sàng tấn công những tế bào lành mạnh khác trong cơ thể. Nghĩa là cứ xong mỗi chu kỳ, một siêu vi trùng đậu mùa lại sản xuất hàng nghìn triệu triệu siêu vi trùng đậu mùa trong vài giờ. Siêu vi trùng đâu mùa truyền từ người nọ qua người kia khi hít phải những phân từ chứa siêu vi trùng đậu mùa, chẳng hạn từ những phân tử nước miếng nhỏ văng trong không khí xa hàng chục thước, hay trực tiếp chạm vào da bệnh nhân.

Triệu chứng:
Khi siêu vi trùng đậu mùa vào người, 15 ngày đầu chẳng thấy gì. Khoảng 3-4 ngày sau, nhiều đốm đỏ ngoài da mọc toàn cơ thể bệnh nhân. Vết da lớn dần sưng thành những bọc mủ, bao chùm toàn cơ thể, lởm chởm như những tổ ong. Bệnh nhân tử vong, 25-50%. Nếu sống sót, đậu mùa làm thẹo cùng người, nhiều nhất ở mặt, đôi khi mắt bị mù.

Thuốc chủng ngừa đậu mùa:
Hiện giờ chưa có thuốc chữa bệnh đậu mùa vì còn trong vòng khảo cứu, sắp được kiểm nhận. Nhưng, thuốc chủng ngừa đậu mùa đã có từ nhiều năm nay. Khi chích thuốc chủng sẽ có hiệu lực cả chục năm. Ở Mỹ, trong 25 năm vừa qua, chưa ai phải chích ngừa đậu mùa. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ hiện tồn trữ hàng chục triệu mũi thuốc chủng ngừa đậu mùa tại bang Pennsylvania. Và nếu lỡ có chiến tranh siêu vi trùng đậu mùa chắc chắn sẽ phải sản xuất nhiều thuốc chủng hơn nữa. Gần đây, Gia Nã Đại tuyên bố sẽ hợp tác với Hoa Kỳ chung sức sản xuất thuốc chủng ngừa đậu mùa. Nhưng ngược lại, vấn đề có nện chủng ngừa đậu mùa bây giờ hiện là môt đề tài đang được bàn cãi tại Cơ Quan Y Tế Quốc Tế (WHO).

Riêng đối với người Việt tại hải ngoại, nếu muốn du lịch tại một vài nước khác trên thế giới vẫn còn bệnh đậu mùa, xin hãy hỏi Sở Y Tế địa phương chích ngừa đậu mùa.

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; E-mail: nmtran@hotmail.com; Điện thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời tiết thay đổi có thể khiến cho tâm trạng và cảm xúc thay đổi theo, mùa lễ cũng có thể gây ra những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của mọi người. Vào khoảng thời gian này trong năm, sẽ có nhiều người trong chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng và bực bội hơn bình thường. Những nguyên nhân gây căng thẳng có thể dẫn tới nguy cơ cao về các bệnh tim mạch, ngộ độc rượu và cả tỷ lệ tử vong do đột quỵ.
Salmonella lại hoành hành. Vào đầu tháng 12, các cửa hàng thực phẩm trên khắp Hoa Kỳ đã thu hồi dưa vàng (cantaloupes) sau khi người ta phát hiện ra rằng cả trái nguyên và loại cắt sẵn đều bị nhiễm khuẩn Salmonella ở 34 tiểu bang – và đã gây ra hai trường hợp tử vong. Dưa cantaloupes nhiễm salmonella cũng được phát hiện ở Canada, các viên chức y tế công cộng cũng ra lệnh thu hồi loại trái cây này.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam Cali (MPC), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi chia sẻ về cách hướng dẫn cho các em tuổi teen thực hành chánh niệm. Cùng tham dự buổi chia sẻ còn có chị Chơn Nguyên, y tá của Học Khu Centralia (Buena Park), huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở tuổi teen, tăng thân Xóm Dừa, Nụ Hồng…
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Trí tuệ nhân tạo / AI (Artificial Intelligence) gần đây được nhắc đến rất nhiều không những trong giới công nghệ máy tính mà cả trong các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội vì tác dụng tiềm năng của nó trên mọi lãnh vực của đời sống con người. Riêng trong lãnh vực y học, AI đã và đang có những bước tiến đáng kể. AI đang được sử dụng để cải thiện kết quả của bệnh nhân, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, có khả năng cách mạng hóa y học bằng cách cung cấp các chẩn đoán chính xác hơn, kế hoạch điều trị cá nhân hóa và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.