Hôm nay,  

Những Vấn Đề Phức Tạp Của Con Em Trong Trường

13/05/200000:00:00(Xem: 7658)
Có nhiều vấn đề rất phức tạp của trẻ em trong trường học. Ít nhất, 7 tới 10 phần trăm trẻ em học hành không được, 5 tới 19 phần trăm trẻ bị rối loạn cảm xúc, 5 phần trăm ngỗ nghịch, không lưu ý bài vở, 5 phần trăm bị bệnh kinh niên, và 2-3 phần trăm chậm phát triển tâm trí (TK Mclnerny, Pediatr. Review, 16: 326, 1995).

Cách chữa và điều trị bệnh tật của trẻ trong trường học cần có sự phối hợp của nhiều chuyên viên, nhiều thành phần khác nhau, thí dụ: những nhà tâm lý học, thày cô giáo, y tá trong trường, cố vấn trong trường, cán sự xã hội, và bác sĩ nhi đồng hay bác sĩ gia đình, v...v...(DM Phillips, American Family Physician, May 15, 1999).

Nhiều vấn đề phức tạp của trẻ:
. Trẻ em học hành kém : gặp phải những khó khăn khi nghe bài giảng, khi nói, viết, lý luận và tính toán. Phần lớn, học hành không được là do khuyết tật trong não bộ hay hệ thống thần kinh. Những chuyên viên tâm lý trong nhà trường sẽ giúp định bệnh trẻ em có hiệu quả.
. Trẻ rối loạn, xúc động và tâm tính thay đổi : ảnh hưởng rất nhiều tới việc học hành. Có tới 14-20 phần trăm trẻ em, khi đi học, bị tính tình rối loạn, có khi nặng, có lúc nhẹ. Tuy nhiên rối loạn xúc động của trẻ thường ít khi được lưu ý tới. Bác sĩ gia đình có thể giúp phân tích rối loạn tính tình hay xúc động. Sau đó, bác sĩ có thể gửi trẻ tới gặp những chuyên viên, cố vấn hay những bác sĩ tâm lý hay tâm trí để theo rõi và điều trị.
. Trẻ chậm phát triển tâm trí : coi như bị hư hỏng trí tuệ. Tâm trí phát triển chậm không có khả năng khéo léo phù hợp với đời sống hàng ngày. Khoảng 11 phần trăm học sinh từ 6 tới 21 tuổi bị tàn phế vì chậm phát triển tâm trí.

Trẻ bị bệnh, có trở ngại trong việc:
- giao tiếp,
- chung sống trong nhà,
- tự chăm sóc cho mình,


- giao tế ngoài xã hội hay cộng đồng,
- không tự chủ được,
- không tự lo giữ gìn sức khoẻ cho an toàn,
- không đi học được bình thường,
- không có khả năng biết lúc nào nghỉ ngơi, lúc nào làm việc.
. Nếu trẻ bị bệnh kinh niên hay tàn phế: cần phải thay đổi chương trình giáo dục. Tàn phế có thể là do thương tích trong não bộ, có thể bị câm, kinh phong, hay tê liệt vì óc bị hư. Một số bệnh kinh niên khác cũng có thể ảnh hưởng tới việc học hành như: xuyễn, dị ứng, tiểu đường loại 1, bệnh viêm tai, bệnh tuyến giáp trạng hay ung thư. Cũng có thể do lỗ tai bị hư không nghe thấy, mắt bị hư không nhìn thấy. Cũng có thể bị bệnh tê liệt, không thể cử động được. Tất cả đều sẽ do bác sĩ chẩn bệnh và chữa trị.
. Trẻ không lưu ý học hay nghịch ngợm quá lố : Không chăm chú hay lưu ý trong vấn đề học hành có thể là vì:
- bị căng thẳng tâm trí,
- sống trong gia đình không được yên ổn,
- xuống tinh thần,
- đôi khi đang uống thuốc chữa bệnh hay dùng ma tuý,
- và cũng có thể đang mắc một trọng bệnh khác.

Khoảng 3-5 phần trăm trẻ em ngỗ nghịch, đã không chú ý đến việc học.
. Trẻ ngang ngạnh, chống đối:
- thường hay nổi giận,
- thích tranh luận với người lớn.
- không chịu nghe lời người lớn,
- thích chọc phá,
- hay tố cáo kẻ khác,
- dễ xúc cảm, dễ hằn học, và hay trả thù.
. Hạnh kiểm xấu :
- Trẻ hay gây gổ doạ nạt người khác,
- hay đánh đập xúc vật,
- phá phách tài sản của người khác,
- không nghe lời cha mẹ,
- thoát ly,
- bỏ học.

Nói tóm lại : trẻ em có rất nhiều vấn đề trong trường học. Trẻ chỉ là nạn nhân, vì phần lớn do những khuyết tật bẩm sinh, hay do những môi trường sống xung quanh gây ra...
Bác Sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., FAAFP; E-mail: nmtran@hotmail.com; fax: (714) 547-4968; Điện thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.