Hôm nay,  

Xin Thận Trọng Về Thuốc Men

23/09/200000:00:00(Xem: 6359)
Tại nhiều nước trên thế giới, kể cả ở Việt Nam, uống thuốc chữa bệnh có thể mua tự do, không cần toa bác sĩ. Bệnh nhân thường được hướng dẫn bởi cán sự dược khoa, không nhất thiết phải là dược sĩ. Thuốc men mua lẻ tẻ, không đúng liều lượng. Bạn cũng có thể mua thuốc dễ dàng bên kia biên giới, từ Mễ Tây Cơ.

Tại Hoa kỳ, ngược lại, thuốc cần toa bác sĩ chỉ định đúng liều lượng. Nếu bác sĩ có lầm lẫn trong vấn đề viết toa thuốc, dược sĩ sẽ kiểm soát lại, và sẽ cho bác sĩ biết nếu có sự sai lầm. Sự lầm lẫn thuốc men có thể đưa tới nhiều biến chứng tai hại, kể cả tử vong. Gần đây có Hãng bảo hiểm đã trả cả bạc triệu để nghiên cứu tìm cách giảm bớt những lỗi lầm trong vấn đề thuốc men.

Sau đây là vài lời chỉ dẫn của Cơ Quan Kiểm Soát Thuốc Men (Food and Drug Administration) về vấn đề sử dụng thuốc uống (AppleSeeds, Fall/Winter, 2000), mục đích tìm cách giảm những lỗi lầm khi uống thuốc:

. Trước hết, bệnh nhân nên ghi chép lại tất cả những thuốc đang uống, liều lượng, sẽ uống trong bao lâu. Kể cả những thuốc mua tự do ngoài quầy, sinh tố, hay dược thảo. Bạn nên cho bác sĩ gia đình biết tất cả những thứ thuốc đang uống. Đôi khi, bệnh nhân còn cho dược sĩ biết danh sách thuốc gì hiện đang uống. Nếu phải nằm nhà thương hay vào Phòng Cấp Cứu chữa bệnh, cũng nên cho bác sĩ trông nom trong nhà thương hay bác sĩ cấp cứu biết danh sách thuốc đang uống. Cũng nhớ nói cho bác sĩ biết mình bị có dị ứng gì, đã bị phản ứng thuốc gì trong quá khứ.

. Khi bác sĩ cho toa thuốc mới, bệnh nhân cần ghi nhớ những điều sau đây:
- Cần biết đánh vần tên thuốc. Dùng thuốc này để làm gì" Tự mình viết tên thuốc cho nhớ. Đôi khi đưa cho bác sĩ gia đình coi lại, nếu có gì thắc mắc.
- Hiểu rõ sau khi uống thuốc, chừng nào thì triệu chứng hay tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.
- Hỏi bác sĩ gia đình để hiểu rõ những biến chứng của thuốc, và sẽ phải làm sao nếu lỡ bị biến chứng do thuốc gây ra.
- Nên biết khi nào cần uống thuốc. Cũng nên hỏi cho rõ: ngày uống thuốc 3 lần có nghĩa là cứ 8 tiếng đồng hồ sẽ uống một lần, hay ngày uống 3 lần mỗi bữa ăn" Trước hay sau bữa ăn"
- Cần uống thuốc trong bao lâu"
- Nếu lỡ quên liều lượng thuốc thì sẽ phải làm thế nào" Nhiều bệnh nhân tự động ngưng thuốc uống vì chưa thấy thuyên giảm. Một vài trường hợp như uống thuốc giảm cao huyết áp, hay thuốc hạ cholesterol trong máu, mặc dầu bệnh nhân không cảm thấy gì, nhưng vẫn phải tiếp tục uống thuốc. Lỗi lầm khác là bệnh nhân uống thuốc trụ sinh nửa chừng, dễ làm vi trùng quen thuốc.


- Nếu không hỏi được bác sĩ gia đình về vấn đề thuốc men, thì bạn nên hỏi dược sĩ. Dược sĩ là những người chuyên môn rành rẽ thuốc men, sự công phạt của thuốc, và biến chứng của thuốc, hơn ai hết thẩy. Đôi khi còn có lời khuyên cho bệnh nhân là nên mua thuốc một nơi, vì ngày nay hầu hết các Nhà Thuốc Tây-Pharmacy đều có máy vi tính, ghi chép đầy đủ thuốc men, rất dễ coi, xét lại.
- Khi bệnh nhân nhận được toa thuốc mới, nên so sánh nhãn hiệu chai thuốc và thuốc bác sĩ vừa cho toa, để chắc chắn không bị đưa lộn thuốc. Nhất là khi xin thuốc-refill, cần phải chắc chắn là mình đang dùng cùng một loại thuốc. Nếu có sự khác biệt hay nghi ngờ, xin đừng ngần ngại hỏi dược sĩ, hoặc nhờ dược sĩ điện thoại hỏi bác sĩ, xem có phải mình đang uống cùng một thứ thuốc hay không"
- Khi dùng thuốc, nên theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự động ngưng thuốc, mặc dầu đã thấy bệnh thuyên giảm.
- Vài loại thuốc chữa cao huyết áp có ít công phạt. Cũng xin đừng ngần ngại hỏi bác sĩ gia đình.
- Không nên dùng chung thuốc với người khác, hay xin thuốc cho người khác. Thuốc có nhiều công phạt hay phản ứng với thuốc khác nhau. Cũng có khi thuốc ảnh hưởng tới tình trạng bệnh lý khác. Đặc biệt nên cho bác sĩ gia đình biết nếu mình hiện đang uống thêm những dược thảo gì" Có nhiều dược thảo phản ứng với thuốc Âu-Mỹ bạn đang uống.
- Cần lưu ý thuốc ngày nào sẽ hết hạn. Hãy vất bỏ thuốc quá hạn. Vì thuốc quá thời hạn không còn tác dụng mạnh và an toàn.
- Thuốc men cần để trong tủ, có nhiệt độ thấp hơn. Cũng có vài thứ thuốc phải để trong tủ lạnh. Nếu thuốc để nơi có ánh nắng mặt trời, chỗ nóng quá hay ẩm quá, có thể làm hư thuốc.
- Sau hết và quan trọng nhất là thuốc cần dấu kỹ, không cho trẻ em leo trèo lấy thuốc. Cũng nên để gần tủ thuốc: số điện thoại của Sở Kiểm Soát Trúng Độc nơi mình đang cư ngụ (Local Poison Control), để lỡ nếu trẻ em uống bậy thuốc, sẽ kịp thời cấp cứu. Và, dù trong bất cứ trường hợp nào: uống lộn thuốc, đều phải đưa bệnh nhân vào nhà thương cấp cứu ngay.

(Ghi chú: bài này viết với mục đích nâng cao kiến thức, không dùng để tự trị liệu. Nếu bạn có thắc mắc về tình trạng sức khỏe hay thuốc men, xin hỏi bác sĩ gia đình).

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., FAAFP; nmtran@hotmail.com ; Điện Thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.