Hôm nay,  

Tin Mới Y Học: Ngừa Và Trị Các Bệnh Tim, Gan, Dị Ứng Da

10/12/200500:00:00(Xem: 6430)
- Quan Niệm Mới Về Chức Năng Tim

Bs Marek Belohlavek cùng các đồng nghiệp thuộc khu bệnh tim Trung Tâm Y Khoa Mayo Clinic, Arizona, nghiên cứu vai trò của tâm thất trái trong lúc tim đập. Kết quả cho thấy điện tử và tim co thắt hòa cùng nhịp điệu chuyển động từ đầu tim tới đáy tim giúp bơm máu từ tâm thất trái vào các mạch máu trong cơ thể. Cũng theo các khảo cứu viên thì giai đoạn tâm trương quan trọng hơn giai đoạn tâm thu. Trong giai đoạn tâm trương tim vừa chứa máu, vừa đẩy máu, tức là vừa ở thế thủ vừa ở thế động.

Kết quả nghiên cứu cho thấy lớp bắp thịt nằm ngoài mặt phòng tim đóng vai trò quan trọng trong việc tim bơm máu. Thực vậy, vai trò tâm trương của tim quan trọng hơn trước đây thường tưởng. Chính lớp cơ nằm trong tâm thất giúp tâm thất không xẹp lại sau mỗi tâm trương. Kết quả nghiên cứu khuyến cáo chức năng hoạt động của tim không chỉ giản dị như tim giống bộ máy bơm nước: khi tâm thất bóp lại nằm trong giai đoạn tâm thu tức là máu được đẩy đi từ tim vào những mạch máu nuôi cơ thể, và khi tim nghỉ ngơi nằm trong giai đoạn tâm trương tức là nhân máu từ ngoại biên dồn vào tim. (Mayo Clinic, December 2005).

(Bàn thêm: Tim là một bộ phận bắp thịt cân nặng chừng 1 pound. Tim nằm bên trái đàng sau lồng ngực. Tim bơm đẩy chừng 4.7 lít máu mỗi phút tức là khoảng 6786 lít máu mỗi ngày).

Gan Có Mỡ (Fatty Liver)

Gan có nhiều mỡ là do mỡ dần dần tích tụ trong gan. Bình thường thì không đến nỗi nào. Nhưng đôi khi mỡ trong gan có thể gây bệnh viêm gan. Từ đó sinh ra xơ gan, cứng gan.

Không phải vì ăn mỡ nhiều mà bị bênh gan có mỡ, nhưng phần lớn là do hiện tượng dinh dưỡng sai lạc làm mỡ tích tụ trong gan. Gan có mỡ có thể thấy trong vài trường hợp như: mập phì, tiểu đường, cao mỡ triglycerides trong máu, hay uống nhiều rượụ.

Gan có mỡ còn thấy trong vài chứng bệnh như: lao, kém dinh dưỡng, giải phẫu thông ruột chữa bệnh mập phì, quá nhiều sinh tố A trong cơ thể, hay dùng quá nhiều vài thứ thuốc như valproic acid, thuốc corticosteroids.

Trong trường hợp hiếm có như biến chứng khi đàn bà có bầu. Điều trị gan có mỡ là phải chữa nguyên nhân, thí dụ: giảm mỡ triglycerides trong máu, kiểm soát kỹ bệnh tiểu đường, hay không uống rượụ. Ngoài ra, phải chữa bệnh mập phì, giảm cân lượng.

Nổi Ban Viêm Da Tay (Skin Rashes)

Khi da chạm phải bất cứ vật gì kích thích da tay đều bị bệnh viêm da tay, "skin rashes". Phần lớn bệnh viêm da tay do đụng phải bất cứ hóa chất gì xung quanh còn gọi là contact dermatitis, dermatitis venenata. Những hóa chất kỹ nghệ như axít hay hóa chất lau chùi nhà cửa đều gây bệnh viêm da tay. Khi gần những hóa chất kích thích nhẹ sẽ làm khô da tay.

Trong vài trường hợp phải rửa tay bằng xà bông hay những hóa chất làm tay sạch, hay những sản phẩm dưỡng da, đều có thể gây viêm da tay. Viêm da làm da đỏ, ngứa và sưng. Khi da mất khả năng tự bảo vệ sẽ bị triệu chứng viêm da nặng hơn. Trong trường hợp này, cần loại bỏ những hóa chất kích thích làm viêm da tay. Khi da vẫn còn đỏ hay khô thì cho dù chạm phải nước hay những sản phẩm an toàn nào khác vẫn tiếp tục kích thích da.

Phản ứng da có thể liên hệ di truyền. Những ai thường bị suyễn hay dị ứng do phấn hoa dễ bị viêm tay do dị ứng gọi là "atopic dermatitis" hay "eczema". Da tay đỏ và ngứa. Bệnh viêm tay hiếm hơn do dị ứng khi đụng chạm lại phải cao-su, kim loại hay những hóa chất dự trữ.

Một thí dụ nữa về viêm da tay do dị ứng như khi đụng phải cây ivy. Một loại viêm tay hiếm có nhưng nặng như "dyshidrotic hand dermatitis", nổi những bọc nước dưới da ngón tay và bàn tay hay bàn chân. Căng thẳng thần kinh làm bệnh nặng thêm. Viêm da do dị ứng làm da dày và nẻ nứt, giống như bệnh vẩy nến. Thường cho thuốc thoa tay bằng kem hay thể keo. Trong 7-10 ngày nếu không khỏi, phải gặp bác sĩ. Nếu bị nhiễm trùng phải thêm kháng sinh. Nếu bệnh nặng phải dùng steroids. Tất nhiên phải do bác sĩ điều trị.

Phần khác bệnh nhân vẫn phải tiếp tục tránh không chạm vào những hóa chất kích thích uống hay chích. Tránh không rửa tay thường xuyên. Đôi khi phải dùng găng tay hay phải thoa kem để tránh đụng vào hóa chất. Bỏ cà rá ra ngoài khi rửa tay vì xà bông hay nước có thể bị kẹt ngoài da. Dùng nước ấm và xà bông nhẹ như Dove, Basis, Olay, Cetaphil hay những chất thay thế xà bông như Cetaphil lotion, Oilatum-AD. Có thể thoa chất làm da ẩm. Khi lột trái cây như trái chanh, cam, bưởi v.v.. phải dùng găng tay. Khi phải rửa chén hay giặt đồ cũng phải đeo găng tay.

Trong trường hợp bệnh nặng phải gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể cho chất thoa tay PUVA phối hợp thuốc psoralen và tia cực tím. Có bác sĩ dùng phương pháp chiếu ánh sáng Grenz, giống như tia cực tím, quang tuyến, tia gamma, bao gồm tia photons. Tia Grenz không xuyên xâu dưới da (khoảng ½ millimét dưới da). Nếu bị nổi bọng nước thì có thể dùng miếng băng "compress" (gauze). Không dùng xà bông. Dùng kem thoa và kem làm da ẩm. Bệnh viêm da tay "dermatitis" có thể trở đi trở lại nhiều lần. (American Osteopathic College of Dermatology, 2005)

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; E-mail: nmtran@hotmail.com;

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.