Hôm nay,  

Chăm Sóc Da Quanh Năm

14/12/200200:00:00(Xem: 5734)
Da bao quanh cơ thể là bộ phận rộng lớn của cơ thể. Nhờ có da mà cơ thể đáp ứng được nhiệt độ thay đổi bên ngoài. Nhưng phần quan trọng nhất là cũng nhờ da đã che chở chống được tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời. Thêm vào, da còn giúp chúng ta chống hóa chất kích thích, chống những chất gây dị ứng, vi trùng, siêu vi trùng và nấm mốc.
Những chất gây kích thích làm da hư, viêm da. Da phản ứng làm thành từng tảng đỏ, khô hay sưng, da tự dầy thêm và ngứa. Phần lớn là bởi khi đụng phải hóa chất hay khói từ không khí bay tạt vào da. Hóa chất chui xâu dưới da, móc vào chất bạch đản nằm trong da, và là nguyên nhân làm vết thương lâu lành.
Chùi hay kỳ cọ da sạch quá cũng làm kích thích da. Tắm nước nóng quá làm mất chất nhờn ngoài da hay rửa xà-bông sát trùng quá nhiều cũng làm da kích thích.
Muốn chữa cho da khỏi kích thích thì tốt nhất phải tránh bỏ nguyên nhân gây kích thích. Những hóa chất dễ làm kích thích da là: đồ tẩy hay giặt quần áo, đồ thụt cầu tiêu nhà tắm, lau chùi lò nấu nướng, hoá chất làm vải vóc, xà bông, hay vât liệu làm mềm quần áo (softeners). Nếu đã thử loại bỏ được chất gây kích thích trong thời gian từ 6 tới 8 tuần lễ mà vẫn không hết bệnh thì phải gặp bác sĩ. Cần nhớ kê khai đầy đủ danh sách những mỹ phẩm dùng hàng ngày, những hoá chất thường dùng lau chùi nhà cửa, những hóa chất trong môi trường làm việc, hay bất cứ thuốc men nào đang dùng hay tự mua lấy ngoài quầy.

Dùng sản phẩm thường xuyên năm bẩy lần cũng dễ làm da bị dị ứng, nhiều khi lẫn lộn với trường hợp da bị kích thích. Những chất dễ làm dị ứng da là: mỹ phẩm, đồ giặt, hóa chất làm khô quần áo, cao-su, găng đeo tay, hóa chất trong giầy dép và quần áo, thuốc hay dầu thoa ngoài da, đồ trang sức có chất kẽm, đồ lau chùi móng tay, nước hoa hay trúng độc vì cây Ivy hay cây Oak, đã có dịp nói tới trước đây. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ cũng có thể thử nghiệm để tìm kiếm da bị dị ứng vì hóa chất gì.
Hóa chất vào da hay vào mắt đều phải gặp bác sĩ.
Còn nhiễm trùng da là do vi trùng, siêu vi trùng hay nấm mốc. Da bị nhiễm vi trùng mẩn đỏ hay làm mủ. Da bị nám làm thành từng tảng hay khoanh tròn hay trắng, khô hay dầy lên. Cần gặp bác sĩ để điều trị. Nhưng, quan trọng hơn vẫn là phòng ngừa. Cần giữ cho da sạch sẽ và khô. Da nhiễm trùng dễ truyền nhiễm. Không nên dùng chung xà-bông, quần áo, khăn rửa mặt, đồ trang sức và bàn chải đánh răng. Phòng tắm cần sát trùng. Phải coi chừng bị nhiễm trùng hay bị lây nấm mốc từ súc vật nuôi trong nhà. Quần áo giặt riêng rẽ. Nếu phải làm việc ngoài nắng, cần đội nón mũ, dùng thuốc chống nắng và mặc quần áo che nắng.
Khi về già, cần lưu ý một số bệnh do tuyến giáp trạng hay kích thích tố làm da thay đổi. Cần uống nhiều nước, dùng sinh tố, và tránh ra ngoài nắng.
Người mẹ cần lưu ý da của trẻ em vì da non dễ bị kích thích. Nhiều lúc chỉ vì hóa chất trong quần áo cũng làm da trẻ em bị kích thích. Dùng xà bông dành riêng cho trẻ em, chỉ rửa da bằng nước nhiều khi coi là đủ. Tất nhiên khi ra nắng trẻ phải đội nón mũ, quần áo chống nắng và dùng thuốc kem thoa da chống nắng.
Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; Điện THoại: (714) 547-3915;
Email: tran.ngo@verizon.net
Web: http://groups.yahoo.group/DienDanYKhoa/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.