Hôm nay,  

Cách Chữa Bệnh Khó Ngủ

30/01/200000:00:00(Xem: 17575)
Thường thường thì cứ ba (3) bệnh nhân đi khám bệnh, lại có một người bị khó ngủ. Trong số đó, 10 phần trăm bị khó ngủ kinh niên. Bệnh nhân ít khi đi khám bệnh chỉ vì bị khó ngủ, mà là vì bệnh khác. Bệnh nhân thường than phiền: khó ngủ, không ngủ yên giấc, thức dậy sớm, khó ngủ lại được. Bị bệnh khó ngủ, ban ngày thấy mệt mỏi, hết năng lực, kém tập trung, đôi khi thấy thấy bứt rứt. (National Institutes of Health, 1998).

Ai hay khó ngủ"
Tại Hoa Kỳ, có 30-35 phần trăm bị bệnh khó ngủ, 17 phần trăm bị nặng. Đàn bà bị khó ngủ nhiều hơn đàn ông. Người lớn bị bệnh nhiều hơn người ít tuổi. Mười lăm phần trăm bệnh nhân phải uống thuốc. Bệnh nhân khó ngủ, bị xuống tinh thần (depression), lên cơn buồn phiền (panic disorder), và hay uống rượu (10 phần trăm). Người bị bệnh khó ngủ không làm việc có hiệu quả, hay nghỉ làm, hay vào nhà thương, hay bị tai nạn nặng, và có tử vong cao. Mỗi năm thuốc men tiêu tốn một tỉ mỹ kim (GE Simon, et al., Amer. J. of Psychiatry 154: 1417, 1997).
Những loại bệnh khó ngủ:

Khó ngủ cấp tính: Thường là do cảm xúc, hay cơ thể thấy khó chịu, ray rứt, căng thẳng, và bị bệnh (bệnh tim mạch, dị ứng, nghẹt phổi, nóng sốt, bệnh tuyến hạch, viêm rut-inflammatory bowel disease, bệnh dinh dưỡng, ung thư, đau nhức, ngứa, bệnh đường tiểu, hay bệnh ngáy-apsnea. Đôi khi, bởi vì môi phòng ngủ không thoải mái, nhiều tiếng động, nhiều ánh sáng, nhiệt độ không điều hoà trong phòng ngủ.

Khó ngủ kinh niên: Có nhiều nguyên nhân, nhưng phần lớn là do bệnh tật. Đôi khi, lúc thức lúc ngủ thất thường.

Khó ngủ vì bệnh tâm thần: chiếm 50 phần trăm bệnh mất ngủ. Do nhiều nguyên nhân như: tâm lý thay đổi, đau nhức, bị nằm yên một chỗ hơi lâu, khó thở, bệnh già hay quên-dementia, khi có bầu kích thích tố thay đổi, đàn bà sắp tắt kinh hay đã hết kinh.
Những loại bệnh khó ngủ khác do chân tay bất chợt co ruỗi thường xuyên trong lúc ngủ, thỉnh thoảng chân tay bị co giật làm mất giấc ngủ.
Nếu nguyên nhân bệnh ngủ không kiếm ra, thì có thể do buồn rầu, căng thẳng, không ngủ đều đặn, hay do vấn đề tâm lý.

Điều trị bệnh khó ngủ:


- Khi bị khó ngủ cấp tính thì cần đi chữa bệnh, nếu không sẽ thành khó ngủ kinh niên. Nếu bị khó ngủ liên tục một vài đêm, bạn nên đi gặp bác sĩ. (American Academy of Family Physicians, 1995).

- Không nên mua thuốc ngủ tự do ở ngoài quầy thuốc, phải hỏi bác sĩ gia đình. Nếu đã lớn tuổi thì lại càng phải thận trọng hơn, vì dễ bị lẫn ln thuốc. Người lớn tuổi uống thuốc ngủ, dễ bị té ngã, cho nên nếu nửa đêm phải trở dậy tiểu tiện, haỹ ngồi dậy chầm chậm, nghỉ một phút cạnh giường ngủ, rồi từ từ đi vào phòng tắm, cần phải có đèn sáng để thấy lối đi.

- Nếu bác sĩ cho thuốc ngủ, thì chỉ nên dùng theo đúng cách đã được chỉ dẫn. Không được uống qúa liều chỉ định. Nếu uống thuốc quá hai tuần liên tục mà vẫn không ngủ được thì phải đi gặp bác sĩ, vì đôi khi có thể làm mất ngủ thêm. Khó ngủ kinh niên sẽ khó chữa hơn, vì có nhiều nguyên nhân. Chữa bệnh khó ngủ rất phức tạp, đôi khi phải dùng những phương pháp tâm lý tân tiến, phải dùng thuốc, phải được chữa chạy và theo rõi cẩn thận. Nếu có gì thắc mắc bạn nên hỏi bác sĩ gia đình, nhưng nhiều khi cũng cần phải gặp những bác sĩ chuyên môn trị bệnh tâm trí. (psychiatry).

Vài lời khuyên giúp dễ ngủ:
* Đi ngủ đúng giờ
* Thức dậy đúng giờ
* Tập thể dục mỗi ngày
* Điều chỉnh nhiệt độ điều hoà trong phòng ngủ
* Giữ phòng ngủ yên tịnh
* Không để ánh sáng trong phòng ngủ
* Khi lên giường ngủ, nằm thoải mái
- Những điều nên tránh:
* Khi vừa tập thể dục xong, không đi ngủ ngay
* Không chơi bài hay coi truyền hình kích động trước khi đi ngủ
* Không dùng caffeine (có nhiều trong cà-phê, nước trà, chocolate..)
* Không vừa nằm vừa coi truyền hình trước khi đi ngủ
* Không uống rượu
* Không uống thuốc ngủ cuả người khác
* Nếu ngủ không được trong vòng nửa tiếng đồng hồ, nên ngồi từ từ trở dậy, làm một việc gì nhẹ, rồi trở lại giường, khi buồn ngủ. Nếu cần, có thể làm nhiều lần cho đến khi ngủ được.

Chữa khỏi bệnh khó ngủ, sẽ làm cho cuc đời cuả bạn lành mạnh hơn, vui tươi hơn và tốt đẹp hơn.
Bác Sĩ Trần-Mạnh-Ngô, M.D., Ph.D., FAAFP; E-mail: nmtran@vn1.net;; Fax: (714)-547-4968; Điện thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.