Hôm nay,  

Y Học: Ma Túy, Ô Nhiễm, Thể Dục Mạnh

30/04/200500:00:00(Xem: 6414)
Trẻ Ở Mỹ Bây Giờ Dùng Thuốc Giảm Đau Như Một Loại Ma Túy
Cứ 5 trẻ em ở Mỹ lại có một ghiền ma túy. Kết quả tường trình vừa phổ biến cho biết trẻ em bây giờ dùng thuốc giảm đau như một loại ma túy nhiều hơn số trẻ dùng những thuốc như Ecstasy, Cocaine hay LSD hợp lại trong năm 2004. Thuốc Vicodin được trẻ ưa chuộng nhất, 18%, tức là tương đương vơí 4.3 triệu trẻ em dùng loại thuốc này tại Mỹ. Oxycodin và Vicodin đều là những thuốc phải có toa bác sĩ. Năm 2004, cho thấy 18% trẻ đã thử thuốc Vicodin và 10% dùng thuốc OxyContin. Nói chung thì trẻ em dùng thuốc giảm đau tăng cao hơn khi so sánh vơí năm 2003.
Cũng trong năm 2004, 9% (tức là khoảng 2.2 triệu trẻ em) thích thử thuốc tự mua lấy ngoài quầy như thuốc ho hay những thứ thuốc tương tự như vậy. Năm ngoái, 2004, số trẻ dùng Marijuana giảm xuống 37% so vơí 42% trong năm 2003. Trẻ dùng thuốc Ecstasy cũng giảm từ 12% xuống 9%, và Methamphetamine từ 12% xuống 8%.
Tóm lại, năm 2004, trong khi trẻ ít dùng những ma túy như Marijuana, Ecstasis, hay Methamphetamine, thì đột nhiên lại ưa chuộng những thuốc giảm đau phải có toa bác sĩ như Vicodin, Oxycontin và Tylox. (AP). (Bàn thêm: Trẻ từ 12 tuổi trở lên bây giờ dùng thuốc giảm đau nhiều hơn năm ngoái. Lấy thuốc giảm đau uống như một loại ma túy sẽ dễ dàng hơn, vì trẻ có thể ăn cắp trong những tủ đựng thuốc của bố mẹ. Lấy thuốc trong tủ cũng dễ dàng hơn là phải tìm kiếm Marijuana từ những người bán thuốc trong đường phố. Trẻ nghĩ rằng uống thuốc giảm đau an toàn hơn những thuốc ma túy khác hay uống rượu. Nói chung, trẻ ưa chuộng những loại thuốc giảm đau, thuốc kích thích, thuốc an thần.
Một trong những phương cách hữu hiệu nhất ngăn chặn trẻ không lấy được thuốc dễ dàng là phải dấu kỹ thuốc hay phải khóa thuốc trong tủ. Bài này cảnh tỉnh các bậc bố mẹ người Việt (nhất là những người già cả) phải quan tâm hơn trong vấn đề dùng thuốc men, giữ hay dấu kín hoặc bỏ thuốc vào tủ khóa kỹ để trẻ em không thể lục lọi lấy thuốc uống như một loại ma túy).
Môi Trường Ô Nhiễm Tăng Cao Nguy Cơ Bệnh Nhồi Máu Cơ Tim

Một tường trình y học do Viện Nghiên Cứu thuộc Ðại Học Karolinska, Thụy Ðiển, cho biết nguy cơ tử vong tại Thụy Ðiển do nhiều nguyên nhân như tuổi tác, giới tính, di truyền, hút thuốc lá, bệnh cao huyết áp, và chất mỡ cholesterol cao trong máu.
Nguyên nhân ô nhiễm gây nguy cơ tử vong như ngửi khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, ô nhiễm do tiếng động và những hóa chất trong nưóc uống.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có liên hệ giữa không khí ô nhiễm và bệnh tim mạch nhồi máu cơ tim. Không khí ô nhiễm đặc biệt do khói xe cộ phế thải. Thực vậy khi sống lâu năm trong tình trạng không khí ô nhiễm tăng cao nguy cơ bệnh đau tim, nhồi máu cơ tim. Tiếng động do phi cơ cao độ từ 55dB tơí 72 dB cũng tăng cao nguy cơ áp xuất máu. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy khói thuốc lá trong không khí cũng tăng cao nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim. Hít thở khói thuốc trong nhà hay ngoài sở đều tăng cao nguy cơ bệnh tim mạch nhồi máu cơ tim.
(Karolinska Institute, April 2005)
Ném Banh Football Bị Thương Tích Ở Cổ Nhiều Hơn Chơi Hockey Hay Ðá Banh Soccer
Trong một nghiên cứu vừa đăng trong báo British Journal of Sports Medicine thì 3 môn thể dục mạnh như ném banh Football, chơi Hockey và đá banh Soccer thịnh hành nhất ở Bắc Mỹ. Kết quả cho thấy cứ 10,000 người chơi banh thì lại có 5.85 người bị thương tích ở cổ khi chơi football, 2.8 người chơi hockey bị thương tích cổ và 1.67 người chơi soccer bị thương tích cổ. Những thương tích cổ bao gồm gẫy xương cổ, trật xương cổ, rách da thịt cổ, hay bị thương và đau bắp thịt ở cổ. Thương tích nặng có thể gây tê liệt.
Nói chung thì chơi banh football gây nhiều thương tích nhất. Lý do chính là bởi khi chơi football, 2 khối cơ thể trực tiếp đụng chạm. Trong những năm gần đây thương tích ở vai khi chơi hockey giảm thấp vì có nệm kê bảo vệ vai cho cầu thủ. British Journal of Sports Medicine, April 2005. (Bàn thêm: bài nghiên cứu này rất quan trọng đặc biệt cho các bậc phụ huynh khi quyết định cho con em chơi một môn thể thao nào trong trường học ở Mỹ hay Gia Nã Đại).
Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; Điện Thoại: (714) 547-3915; E-mail: nmtran@hotmail.com; Diễn Đàn Y Khoa: http://groups.yahoo.com/group/DienDanYKhoa/; www.KhoaHoc.Net, Sức Khỏe

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.