Hôm nay,  

Có Một Người Con Gái Tên Mai…

02/03/200600:00:00(Xem: 8500)
- VƯỢT TRÊN SỐ PHẬN

Sài gòn 26/7/2003…

Mùa hè năm 1995, qua các Trưởng Ngành Tráng, tôi được tiếp xúc với một nhóm khuyết tật với tên gọi Mái Ấm Hồng Ân. Đây là một nhóm khoảng hơn 10 em được các Soeur dòng Đức Bà mang về nuôi dưỡng. Lúc tôi đến, các em đang may túi thổ cẩm đem bán để kiếm thêm thu nhập cho nhóm. Các em rất dễ mến và hiếu khách, biết tôi là bác sĩ nên hỏi đủ điều liên quan đến sức khỏe các em. Gây nhiều ấn tượng nhất cho tôi là Mai, cô bé này hỏi tôi đủ thứ về sức khỏe, tôn giáo, văn hoá xã hội. Qua gần 10 năm tiếp xúc với Mai, tôi mới cảm nhận đuợc cái ý chí phi thường của em đã cố gắng thế nào để vượt qua số phận của mình.

Ra đời sau biến cố 1975, em không biết cha mẹ mình là ai và mình bị liệt tứ chi từ bao giờ. Cho đến khi có ý thức đầy đủ về bản thân mình, em thấy mình được nuôi dưỡng trong trại Phú Mỹ, một trại mồ côi của nhà nước tiếp quản từ các Soeur dòng Phaolô sau 1975. Em bị liệt tứ chi, hai bàn tay tê liệt hoàn toàn, và hai cánh tay còn cử động được chút ít, nhưng hai chân thì teo đét và biến dạng. Em chỉ nằm một chỗ với tư thế gập người lại và chồm ra phía trước, bụng phải ép sát nền gạch để làm điểm tựa cho đầu có thể ngẩng lên.

Năm 1992, trước tình hình quá khó khăn của đất nước, thiếu thốn mọi bề, nằm một chỗ với những buồn chán và tuyệt vọng, em muốn tìm cho mình một niềm tin để làm chỗ dựa cho cuộc sống. Thấy vậy, một vị ân nhân đã mang em đến với Thiên Chúa. Từ ngày biết Chúa, em cảm thấy bớt tủi thân hơn, em luôn tìm được sự đồng cảm với Người vì Chúa Giêsu là bạn của những người bất hạnh, cùng khổ, và bệnh tật. Mỗi ngày trôi qua, em luôn tâm sự, chia sẻ nỗi niềm của mình với Người qua những lời cầu nguyện. Một điều khó khăn mới lại xảy ra với em, vì là trại mồ côi của nhà nước nên việc em theo đạo không được hoan nghênh lắm.

Rồi cái gì phải đến đã đến, do mâu thuẫn giữa em và Ban Quản lý trại mồ côi, Mai và một số bạn quyết định trốn khỏi trại và bắt đầu cuộc sống lang thang tự lập trên đường phố Sài Gòn. Vật lộn để kiếm sống giữa chợ đời, em đã nếm đủ mùi vị của ngọt, bùi, đắng, cay. Em đã thấm thía cái mà người ta gọi là «thế gian.» Không tuyệt vọng, em biết Thiên Chúa đang đồng hành với mình trên mọi nẻo đường và sẽ giúp em vượt qua tất cả. Rồi niềm mơ ước về một mái ấm gia đình cuối cùng cũng đã đến. Thiên Chúa, Người đã nghe lời khẩn cầu của em. Nhân một cuộc gặp gỡ giữa em với các cha và Soeur, Soeur Thảo dòng Đức Bà đã nhận em về với Mái Ấm Hồng Ân. Cuộc sống mới bắt đầu, dưới sự giúp đỡ của các Cha, Soeur và quí vị ân nhân, các em được học hành và cùng nhau lao động để kiếm thêm thu nhập.

Là người bạn, người anh tinh thần của nhóm, tôi thường đến Mái Ấm Hồng Ân để chăm sóc các em. Vốn là một thầy thuốc nên thực sự thâm tâm tôi cũng muốn tìm hiểu thêm về sự phát triển tâm sinh lý của các em khuyết tật. Mai luôn tỏ ra là một em có ý chí đáng ngạc nhiên, thời điểm ấy Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, làm gì có hệ thống máy vi tính để hỗ trợ việc học tập cho người khuyết tật, em phải nhờ bạn đẩy xe lăn đến trường học như những em học sinh bình thường khác, hai bàn tay bị liệt không cầm bút được nên phải kẹp cây bút giữa hai cổ tay để viết những giòng chữ nguệch ngoạc lên trang giấy.

Em ham học đến nỗi đôi khi điều này có hại cho sức khỏe của em, khiến tôi phải can thiệp vì những vết trầy sướt, lở loét trên cơ thể em do di chuyển và ngồi lâu trên xe lăn. Một kỷ niệm đáng nhớ, lúc đó lớp Anh văn của Mai học trên lầu, tan học bạn đẩy xe lăn xuống cầu thang sơ ý để tuột tay làm em và xe lăn lao từ lầu một xuống đất té lăn quay, ê ẩm cả người. Về nhà, em giấu không nói với ai trong Mái Ấm vì sợ mọi người sẽ không cho em đi học nữa, em cắn răng chịu đựng cho đến khi chị Nga, một Huynh Trưởng Hướng Đạo cũng là ân nhân của nhóm tình cờ đến thăm, thấy em nôn mửa và lơ mơ, nên điện thoại gọi tôi đến khám, biết em bị chấn thương sọ não do té, tôi vội đưa em vào ngay Bệnh viện Chợ Rẫy theo dõi, may sao không phải can thiệp phẫu thuật.

Học hết cấp Trung học rồi lên Đại học Khoa Xã Hội Học. Cầm cuốn luận văn bảo vệ văn bằng Cử Nhân em nhờ tôi góp ý, đọc đi đọc lại tôi thấy nội dung khá đầy đủ, minh họa phong phú và đặc biệt đề tài mang tính nhân bản cao, điều mà nhiều đề tài về Xã Hội Học ngày nay không có được. Em đã bảo vệ thành công đề tài: “Tìm Hiểu Một Số Thuận Lợi và Hạn Chế Trong Tiến Trình Hội Nhập và Phát Triển của Người Khuyết Tật tại TPHCM” với số điểm tối đa. Hiện tại có một tổ chức từ thiện dạng công ty nhờ em phụ trách tư vấn cho các em đường phố và đối tượng cai nghiện ma túy, nhưng em chưa nhận lời vì em cần nghỉ ngơi một thời gian sau khi đã vắt kiệt sức cho công việc đèn sách.

Cha ông ta có câu "Có công mài sắt có ngày nên kim" điều này ai cũng biết, nhưng điều đáng khâm phục là người mài nên kim ở đây lại là một thiếu nữ khuyết tật liệt tứ chi và mồ côi! Ngẫm nghĩ về điều này, mỗi ngày tôi luôn tự hỏi: ‘Với một cơ thể khoẻ mạnh, một gia đình đầy đủ tôi đã làm được gì cho bản thân, gia đình và xã hội chưa"’

Lời cuối

Sàigòn, 23 giờ ngày 19 tháng 01 năm 2006…

Tôi vừa hoàn tất chuyến công tác của Bệnh viện tại Xã Iapia, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai, về đến nhà Thu Trang, vợ tôi nói: “Bé Tư ở nhóm khuyết tật Hồng Ân báo tin Mai bị bệnh nặng phải đưa vào Bệnh viện rồi!” Không kịp thay quần áo, tôi vội lấy xe chở Trang đến ngay Mái Ấm của các em đang ở đường Cách Mạng tháng 8 gần nhà thờ Chí Hòa để hỏi thêm tin tức.

Thật không may, cùng lúc đó, xác của Mai cũng vừa được xe bệnh viện chở về đến nhà. Tôi và Trang thẫn thờ: "Sao nhanh thế" Mới đưa vào Bệnh viện có một ngày thôi mà!" Mai được đặt nằm ngửa trên cái phản thấp, hai tay buông lỏng, hai chân co quắp, mặt môi tím ngắt, mắt nhắm nghiền, miệng há ra trông thật thảm thương. Vây quanh Mai là các em khuyết tật bò xung quanh, em nắm tay, em bóp chân, em níu áo Mai khóc la kêu gào thảm thiết:

- “Chị Mai ơi sao chị bỏ chúng em, không có chị chúng em biết làm gì đây, chị tỉnh lại đi chị Mai ơi!!!....”

Một em quay lại nói với tôi:

- “Anh Luyện ơi! Anh là bác sĩ anh cứu chị Mai đi.”

Em khác lại nói:

- “Anh Luyện ơi, miệng chị Mai há ra xấu lắm, anh làm cho miệng chị Mai khép lại đi.”

Tôi chêm đầu của Mai cao lên và lấy tay khép nhẹ miệng của Mai lại để cố định cằm cho khỏi rớt xuống, chợt các em đồng loạt la lên: “Chị Mai đau! Chị Mai cắn lưỡi kìa anh ơi . . .” Tôi thật sự thương cảm quay lại nhìn các em mờ mờ qua làn nước mắt của mình, trong tâm tưởng các em, chị Mai thân yêu của mình vẫn còn biết đau…

Sau khi Mai lấy được văn bằng cử nhân về ngành Xã Hội Học, em thường trao đổi với tôi về hoài bão sẽ làm một điều gì đó cho các bạn trong mái ấm của mình nói riêng và cho những người khuyết tật nói chung. Sau một thời gian tìm hiểu và thử việc, em tham gia làm việc cho một chương trình có tên "Người Khuyết Tật và Phát Triển," chương trình này cũng do một chị khuyết tật thành lập dưới sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước. Em phụ trách thư viện và trang web cho công ty này, hàng ngày sau giờ làm việc tại công ty, đêm về nhiều khi em làm việc trên máy vi tính đến 3 giờ sáng. Làm được bốn tháng, thấy em hay bị ho về đêm, các bạn khuyên Mai nên đi bệnh viện khám, Mai không chịu, nói mình chỉ bị cảm sơ thôi không có gì phải lo, và em tiếp tục công việc của mình. Một hôm Bé Tư thấy bạn mình có triệu chứng khó thở mới bảo các bạn đưa Mai vào Trung tâm chẩn đoán y khoa ở đường Hoà Hảo khám. Ở đây các bác sĩ phát hiện em bị bệnh phổi rất nặng nên chuyển em qua Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, do bệnh tình quá nặng em đã qua đời sau 24 giờ hồi sức tích cực không hiệu quả…

Tiễn biệt Mai lần cuối cùng, chúng tôi đưa em đến nhà thiêu Bình Hưng Hòa. Chung quanh Mai là các bạn khuyết tật, khiếm thị, thiểu năng thuộc các mái ấm trong thành phố, những người bạn đã từng kề vai sát cánh với Mai trong Tráng đoàn Trưng Vương, trong những trại hè Kết Thân hàng năm, các công tác từ thiện, và ở các buổi tĩnh tâm dành cho người khuyết tật. Vòng ngoài có quý cha, quý thầy, các Soeur và nhiều khuôn mặt làm từ thiện trong thành phố mà tôi đã hân hạnh được gặp gỡ nhiều lần qua các buổi giao lưu, công tác. Đứng trước linh cửu của Mai, Linh mục của giáo xứ Chí Hoà nói lời tiễn biệt:

“…Thiên Chúa đã giao cho chị Mai một số vốn thật ít ỏi để làm hành trang trong cuộc sống trần thế này, chị đã làm hết sức mình để sinh lời dựa trên số vốn nhỏ nhoi khiêm tốn đó, chị Maria-Têrêsa Nguyễn Thị Mai đã sống một cuộc sống hết sức ý nghĩa. Cuộc đời chị toả sáng mà ai trong chúng ta cũng phải ngưỡng mộ, khâm phục. Nay chị đã ra đi, để lại trong lòng chúng ta một niềm thương tiếc vô bờ…Tạm biệt chị Maria-Têrêsa…”

Giọng vị linh mục nghẹn lại, ai trong chúng tôi cũng không cầm được nước mắt. Linh cửu của Mai từ từ được hạ xuống lò thiêu, các em khuyết tật khóc to hơn:

- “Chị Mai ơi! Sao chị lại bỏ chúng em mà đi.”

Một em khuyết tật bị liệt bốn chi nhoài người theo chiếc hòm, miệng nói với theo:

- “Chị Mai ơi chờ em với, em sẽ đi theo chị, chị Mai ơi! chị Mai ơi!...” Hai người bên cạnh kéo em lại để em khỏi bị ngã, những bạn khác vừa khóc vừa cầm những đóa hoa ném theo chiếc hòm đang từ từ hạ thấp dần xuống tầng thiêu xác.

Một mình trên đường về, Sài Gòn chiều thứ bảy đang nhộn nhịp vào Xuân, nào mấy ai biết có một cô bé khuyết tật mồ côi, bằng nghị lực phi thường, đã vượt qua số phận phận nghiệt ngã, cố vươn tới một hoài bão to lớn, tốt đẹp dành cho đồng loại của mình. Khi tay em vừa chạm tới được hoài bão đó, thì quỹ thời gian của đời mình không còn nữa, em đã ra đi…

Ngoài kia, tia nắng vàng rực rỡ vẫn “vô tư” phân phát một cách hào phóng cho mọi người: cho ông giám đốc cao sang, cho bác xích lô nghèo hèn, cho chị công nhân, cho các cụ già và cho cả các cậu ấm, cô chiêu mặc những chiếc váy sặc sỡ, cũn cỡn ôm siết nhau trên những chiếc xe đời mới lao vút trên đường. Nhưng sao lại quá keo kiệt với em"

Vĩnh biệt Mai thân yêu! Nguyện cầu mọi sự tốt lành sẽ cùng đi với em đến cõi đời đời…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
Tạp chí Consumer Reports vừa công bố phát hiện rằng nhựa vẫn hiện diện “rộng rãi” trong thực phẩm bất chấp các nguy hại về sức khỏe, và kêu gọi các cơ quan chức trách đánh giá lại mức độ an toàn của nhựa khi tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức vô vụ lợi này cho biết rằng 84 trong số 85 mẫu thực phẩm ở siêu thị và thức ăn nhanh mà họ vừa kiểm tra gần đây có chứa “chất hóa dẻo” (plasticizers) được gọi là phthalates, một loại hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.