Hôm nay,  

Y Học: Cúm Gà, Ung Thư Vú, Ngừa Lao

27/08/200500:00:00(Xem: 6582)
- Siêu Vi Trùng Cúm Gà Lan Sang Các Loài Chim Tại Mông Cổ
Siêu vi trùng cúm gà H5N1 bây giờ phát hiện trong loài chim tại Bắc và Nam nước Mông Cổ. Cả hàng trăm chim đột nhiên chết tại Mông Cổ. Các chuyên viên Bộ Canh Nông Mỹ cùng vơí các chuyên viên Mông Cổ khẳng định siêu vi H5N1 trong những tử thi loài chim kể trên. Kết quả kể trên phù hợp vơí tin siêu vi trùng cúm gà đã lây lan sang nước Nga và nước Kazakhstan. Tuy nhiên ở Mông Cổ, bây giờ mơí chỉ tìm thấy H5N1 trong loài chim hoang dại, nhưng chưa thấy trong thú gia cầm. Điều quan trọng lúc này là phải chuyên chú vào những vùng mà loài người hoạt động chung đụng vơí thú gia cầm và gần những loài chim hoang dại. (Wild Conservative Society, August 2005). (Bàn thêm: Mặc dầu thuốc chủng ngừa siêu vi trùng H5N1 bệnh cúm gà đã thành công, nhưng thuốc chủng đang được tiếp tục sản xuất và lưu trữ. Ngày August 12, 2005, WHO xác định thuốc chủng ngừa sinh kháng thể, tức là chứng minh hiệu nghiệm của thuốc chủng cúm gà. Tuy nhiên vẫn cần thêm thử nghiệm để xác định thuốc chủng hữu hiệu. Siêu vi trùng H5N1 lan tràn sang Nga, giết chim hoang dã, nhưng chưa có bệnh nhân nào bị bệnh cúm gà. Siêu vi trùng H5N1 bây giờ lan sang loài chim hoang ở Mông Cổ, nhưng chưa bị nhiễm gia cầm hay gây bệnh cúm gà cho người dân tại nước này. Cúm gà H5N1 khởi sự tại những nước Á Châu như Trung Quốc và Việt Nam. Cúm gà phát hiện 2 năm trước đây và gây tử vong cho 60 người. Sự lo ngại cúm gà là sợ đột biến H5N1 truyền nhiễm vào người và lây lan như một đại dịch).
Phụ Nữ Béo Mập Có Di Thể BRC1 Tăng Cao Nguy Cơ Ung Thư Vú
Ts Steven Narod thuộc Đại Học Toronto, Gia Nã Đại cùng các đồng nghiệp tại nhiều nưóc khác như Hoa Kỳ hay Poland, nghiên cứu 2 nhóm phụ nữ có di truyền BRC1 và BRC2. Kết quả cho thấy nhóm thứ nhất mang di truyền BRC1 có bệnh ung thư vú, trong khi nhóm phụ nữ mang di truyền BRC2 không bị ung thư vú. Mỗi nhóm bệnh nhân được phân tích xác suất từ 1073 phụ nữ trong 5 quốc gia trên thế giới. Các khoa học gia đặt trọng tâm nghiên cứu so sánh cân lượng phụ nữ bị ung thư vú trước thời kỳ mãn kinh trong lứa tuổi 18, 30 và 40. Kểt quả cho thấy phụ nữ có đột biến di thể BRC1, giảm mất cân nặng 10 lbs sẽ giảm nguy cơ ung thư vú, 65%, ở tuổi từ 30 tơí 40. Ngược lại, cũng những phụ nữ mang trong người đột biến di thể BRC1 nặng trên 10 lbs ở tuổi 18 tới 30 tăng nguy cơ ung thư vú, 44%. Những phụ nữ này thường đã có 2 con hay nhiều hơn.

Đặc biệt không thấy tăng hay giảm nguy cơ ung thư vú khi phụ nữ mang đột biến di thể BRC2. Tóm lại, riêng chỉ có phụ nữ trẻ, trước thơì kỳ mãn kinh, mang di thể đột biến BRC1 khi tăng hay giảm cân lượng sẽ tăng hay giảm nguy cơ ung thư vú. (Breast Cancer Research, 7: R833, 2005).
Khám Phá Thuốc Chủng Mới BCG Ngừa Lao
Bs Stephan Kaufman cùng các đồng nghiệp vừa tường trình thuốc chủng lao mới trong chuột, cùng nguyên tắc như thuốc chủng lao BCG, nhưng mạnh hơn gấp bội lần. Các khoa học gia khám phá một bạch đản mơí tên là listeriolysin có khả năng chọc thủng màng thực bào gần vi trùng lao M. Tuberculosis, giúp tế bào miễn dịch cơ thể tăng cao. Kết quả thử nghiệm trong chuột cho thấy thuốc chủng mới BCG hiệu nghiệm hơn thuốc chủng cũ BCG trừ lao. Không những thuốc chủng BCG mới giúp ngừa lao gây bởi vi trùng lao thông thường như M. Tuberculosis mà còn ngừa được một loại vi trùng lao thuộc gia đình Beijing/W rất độc, lan truyền khắp nơi trên thế giới. Vi trùng lao Beijing/W kháng thuốc trị lao, và thường dễ dàng phát hiện dịch lao. (Journal of Clinical Investigation, September 2005). (Bàn thêm: Thuốc chủng ngừa lao BCG (bacille Calmette-Guerrin) do những khoa học gia người Pháp phát minh. Tuy nhiên bây giờ BCG gần như hết hiệu nghiệm ngừa lao nhiều nơi trên thế giới. Trong một nghiên cứu khác nữa, Gs Graham Rook thuộc Đại Học Luân Ðôn vừa khám phá một nguyên tắc tăng cường tế bào miễn dịch TH1, khác vơí nguyên tắc cũ dùng thuốc chủng BCG giúp tế bào TH1 trong hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lao. Khám phá thuốc chủng mới ngừa lao là một công trình quan trọng góp phần cứu giúp nhân loại).
Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; Điện thoại: (714) 547-3915; E-mail: nmtran@hotmail.com; Diễn Đàn Y Khoa: Free subscribe: DienDanYKhoa-Subscribe@yahoogroups.com; www.khoahoc.net, Sức Khỏe

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.