Hôm nay,  

Khoa Học Nói Gì Về Việc Sử Dụng Minoxidil Để Trị Rụng Tóc?

4/19/202400:00:00(View: 5269)

minoxidil

Rụng tóc là tình trạng rất phổ biến và thường là do di truyền. (Nguồn: pixabay.com)


Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền.
 
Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
 
Tuy nhiên, có một nhóm sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học, được gọi là sản phẩm minoxidil bôi ngoài da. Đây là những sản phẩm dạng như Regaine®. Vậy các sản phẩm này có hiệu quả không? Dưới đây là thông tin về kết quả nghiên cứu, thực tế những gì quý vị có thể mong đợi từ việc sử dụng các sản phẩm này, và những điều cần biết nếu quý vị đang cân nhắc đến với liệu pháp này.
 
Minoxidil là gì, và có tác dụng chống rụng tóc không?
 
Các sản phẩm có chứa thường là các sản phẩm bôi ngoài da ở dạng bọt (foam) hoặc tinh chất (serum), dùng để thoa lên da đầu.
 
Minoxidil đã được Cơ Quan Quản Trị Dược Phẩm (Therapeutic Goods Administration, TGA) của Úc chuẩn thuận sử dụng để điều trị chứng rụng tóc di truyền ở cả nam giới và nữ giới. Minoxidil cũng có sẵn ở dạng thuốc uống, nhưng loại này hiện chưa được chấp thuận để sử dụng trong điều trị rụng tóc.
 
Vậy minoxidil bôi ngoài da có hiệu quả không? Nói tóm lại – là Có, nhưng kết quả rất khác nhau tùy theo từng người, và cần sử dụng liên tục trong vài tháng mới có hiệu quả.
 
Các khoa học gia chưa biết chính xác cơ chế hoạt động của minoxidil. Có thể thuốc ảnh hưởng đến các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ phát triển tóc, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tóc. Hoặc cũng có thể thuốc mở rộng các mạch máu gần các nang tóc, giúp tăng lưu lượng máu, cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn cho tóc.
 
Mặc dù minoxidil không có khả năng phục hồi toàn bộ mái tóc dày mượt mà, nhưng thuốc có thể làm chậm quá trình rụng tóc và kích thích tóc mọc lại. Minoxidil là lựa chọn không cần kê đơn phổ biến nhất, với hai mức nồng độ phổ biến là 5% và 2%.
 
Phân tích về các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy bôi minoxidil lên da đầu hai lần một ngày giúp tăng số lượng sợi tóc trên mỗi cm vuông từ 8 đến 15 sợi, liệu pháp sử dụng loại có nồng độ cao hơn sẽ có tác dụng cao hơn một chút.
 
Có thể sử dụng thuốc cho chứng rụng tóc không do di truyền không?
 
Có rất nhiều nguyên nhân gây rụng tóc, nhưng nguyên nhân chính ở cả nam giới và nữ giới là tình trạng rụng tóc do di truyền (androgenic alopecia). Mặc dù minoxidil bôi ngoài da chỉ được chấp thuận ở Úc để điều trị chứng rụng tóc do di truyền, nhưng có một số bằng chứng cho thấy thuốc cũng có thể hỗ trợ điều trị các chứng rụng tóc do nguyên nhân khác. Thí dụ, thuốc có thể đẩy nhanh quá trình mọc lại tóc ở những bệnh nhân bị rụng tóc do hóa trị.
 
Tuy nhiên, thật không may, minoxidil sẽ không có hiệu quả khi nang tóc đã mất, chẳng hạn như do bị phỏng.
 
Mặc dù có một số nghiên cứu nhỏ chỉ ra rằng minoxidil có thể hỗ trợ trong việc kích thích mọc lông trên mặt, như để cải thiện râu hoặc lông mày, nhưng các sản phẩm bôi ngoài da có chứa minoxidil hiện chưa được chuẩn thuận để sử dụng cho mục đích này. Cần có thêm nghiên cứu để đánh giá hiệu quả và an toàn của việc sử dụng minoxidil cho các mục đích trên.
 
Còn những điều gì cần biết?
 
Minoxidil không phải là phương pháp hiệu quả đối với tất cả mọi người. Ở giai đoạn đầu của quá trình điều trị, quý vị có thể thấy tình trạng rụng tóc tạm thời tăng lên. Nguyên nhân là vì minoxidil làm thay đổi chu kỳ phát triển của tóc để tạo điều kiện cho tóc mới mọc. Để xác định xem liệu minoxidil có hiệu quả với mình hay không, quý vị cần phải thử nghiệm trong khoảng ba đến sáu tháng.
 
Minoxidil không thể chữa khỏi hoàn toàn chứng rụng tóc, nên cần phải sử dụng thuốc mỗi ngày và liên tục để duy trì hiệu quả. Nếu ngừng sử dụng thuốc, hiệu quả sẽ giảm và phần tóc mới mọc sẽ bị mất dần trong vòng ba đến bốn tháng.
 
Các sản phẩm có chứa minoxidil có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Nếu có bất kỳ tình trạng bệnh lý nào hoặc đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, quý vị nên tham khảo với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm minoxidil.
 
Minoxidil chưa được thử nghiệm về độ an toàn đối với nhóm người dưới 18 tuổi, trên 65 tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai. Quý vị có thể đọc tờ thông tin về thuốc cho tiêu dùng (Consumer Medicines Information, CMI) để hiểu rõ hơn thông tin về cách sử dụng các sản phẩm chứa minoxidil mà không cần kê đơn.
 
Nhiều người không thích sử dụng minoxidil dạng dung dịch hoặc dạng bọt dài hạn, vì phải bôi hàng ngày, có thể gây ra nhiều bất tiện. Hoặc cũng có thể do họ gặp các hiệu ứng phụ, chẳng hạn như bị kích ứng da đầu và thay đổi cấu trúc tự nhiên của tóc (hair texture).
 
Một số người không gặp phải các vấn đề hoặc hiệu ứng phụ nghiêm trọng khi sử dụng sản phẩm dạng bọt như khi sử dụng dạng dung dịch. Đó là bởi vì các sản phẩm dạng dung dịch thường có chứa hợp chất gọi là propylene glycol, có thể gây kích ứng da.
 
Còn minoxidil dạng thuốc uống thì sao?
 
Minoxidil cũng có dạng thuốc uống, nhưng là loại thuốc kê đơn. Ban đầu, minoxidil được phát triển và sử dụng để điều trị tăng huyết áp, nhưng sau này thuốc cũng được sử dụng để điều trị rụng tóc.
 
Vào năm 2020, một đánh giá dựa trên các nghiên cứu có sẵn đã tìm thấy 17 nghiên cứu với 634 bệnh nhân sử dụng minoxidil dạng thuốc uống để điều trị các tình trạng rụng tóc khác nhau. Người ta nhận thấy minoxidil dạng thuốc uống hiệu quả, và thường không gây ra những hiệu ứng phụ giống như khi sử dụng các sản phẩm minoxidil dạng bôi.
 
Đánh giá lưu ý rằng minoxidil dạng thuốc uống có thể làm tăng sự phát triển của lông, tóc trên toàn bộ cơ thể, và có thể gây ra các hiệu ứng phụ liên quan đến tim mạch ở một số bệnh nhân. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về minoxidil dạng uống và hiệu ứng phụ của thuốc.
 
Ở Úc, minoxidil dạng uống được bán với tên thương hiệu là Loniten®. Tuy nhiên, hiện nay thuốc này chỉ mới được chấp thuận để sử dụng điều trị bệnh cao huyết áp.
 
Khi bác sĩ kê toa một loại thuốc cho mục đích chưa được các cơ quan kiểm soát chấp thuận (để trị những bệnh khác với các loại bệnh chính thức ghi trên hộp thuốc), người ta gọi là kê toa “ngoài chỉ định” (off-label). Trong trường hợp minoxidil dạng thuốc uống, nhiều bác sĩ có thể kê toa loại thuốc này cho các bệnh nhân bị rụng tóc. Và điều này có thể đã góp phần gây ra tình trạng cháy hàng thuốc Loniten® trong những năm gần đây, gây khó khăn cho những bệnh nhân bị cao huyết áp đang cần thuốc để điều trị.
 
Nguồn: “What is minoxidil, the anti-balding hair growth treatment? Here’s what the science says” được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vắn tắt, người càng lớn tuổi, số lượng tế bào thần kinh giảm và khả năng về tâm trí sẽ giảm đi. Một số triệu chứng nhẹ như hay quên, hay lẫn lộn có thể chấp nhận như là sự lão hoá bình thường. Khi các triệu chứng này gia tăng, tiến triển đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật, lúc đó người ta dùng từ "dementia" hay "mất trí" theo nghĩa đen, hay bịnh lẫn. Có nhiều nguyên nhân cho dementia. Bịnh Alzheimer là nguyên nhân của phần lớn người mắc dementia. Một số nguyên nhân dementia chữa được, chưa có thuốc thay đổi được bịnh Alzheimer (disease-modifying drugs), chỉ có những thuốc giúp giảm triệu chứng thôi (symptomatic treatment).
Các Telomere* đóng một vai trò thiết yếu trong việc xác định số lần một tế bào có thể phân chia. Telomere là 1 đoạn DNA có trình tự (TTAGGG) lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi nhiễm sắc thể, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ phân tử DNA khỏi các tác động gây hại và sự mất ổn định của hệ genome. Trong chu trình của một tế bào bình thường, quá trình phân bào sẽ khiến cho một phần của telomere bị mất đi. Khi độ dài của telomere đạt tới mức giới hạn thì tế bào sẽ tự chết theo chương trình (apotosis**). Do vậy, độ dài của telomere có thể coi như chiếc đồng hồ sinh học để xác định “tuổi thọ” của tế bào và các cơ quan.
Mùa đông đang đến rất nhanh và thời tiết lạnh hơn, điều quan trọng hơn bao giờ hết là quý vị phải tiêm vắc-xin và liều tăng cường chống lại COVID-19 cho bản thân và gia đình. Đối với những người từ 65 tuổi trở lên, việc tiêm liều tăng cường COVID-19 loại cập nhật là cực kỳ quan trọng vì nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 tăng lên theo tuổi tác.
Việc các bác sĩ có thể nhìn xuyên thấu bên trong cơ thể bệnh nhân mà không cần phải rạch một đường nào từng là một khái niệm thần kỳ. Cho đến nay, hình ảnh y tế (medical imaging) trong khoa quang tuyến đã trải qua một chặng đường dài, và các kỹ thuật mới nhất dựa vào trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ còn tiến xa hơn nữa: chúng khai thác khả năng tính toán khổng lồ của AI và khả năng học hỏi vô giới hạn để tận dụng triệt để các phương pháp dò chụp trên cơ thể, tìm ra những điều khác thường mà mắt người có thể bỏ sót.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ngày 3/10/22 đã quyết định trao Giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 2022 cho Svante Pääbo vì những khám phá của ông liên quan đến bộ gen của những hominin (cũng thuộc giống người, tương tự như “người khôn” [homo sapiens] chúng ta hiện nay) đã tuyệt chủng và sự tiến hóa của loài người. Svante Pääbo sinh ngày 20 tháng 4 năm 1955 tại Stockholm, Thụy Điển. Mẹ của ông là nhà hóa học người Estonia Karin Pääbo (1925–2013), từng trốn thoát khỏi Estonia bị Liên Xô xâm lược vào năm 1944 và đến Thụy Điển tị nạn trong Thế chiến thứ hai. Ông là con ngoại hôn của nhà hóa sinh người Thụy Điển Sune Bergström (1916-2004), và cha ông cũng từng được giải Nobel về Sinh lý học hoặc Y học (năm 1982).
Tại văn phòng VM Clinic tọa lạc số 8251 Westminster Blvd, Westminster CA 92683 (phòng mạch BS. Chính mai và BS. Thảo Võ.), vào lúc 8 giờ sáng Chủ Nhật ngày 30 tháng 10 năm 2022, VM CLINIC COMMUNITY WALK 2022 đã tổ chức chương trình đi bộ “Sức Khỏe Cho Cả Nhà.” Chương trình đi bộ còn có sự hợp tác của một số các đơn vị y tế như Hội Ung Thư Việt Mỹ, OC Autism Foundation, Lavina Pharmacy, Excel Rehab and Wellness, SJVRC (San Jose Vietnamese Running Club), Regal Medical Group, ADOC, Lakeside, Physical Therapy, Hội Bảo Vệ Sức Khỏe Tâm Thần, v.v…
Phát hiện ung thư từ sớm, trước khi nó di căn, có thể là vấn đề sống còn. Đây là lý do tại sao các bác sĩ khuyên chúng ta nên thường xuyên truy tầm một số loại ung thư phổ biến bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ: nội soi đại tràng để tầm soát ung thư ruột kết, hay chụp nhũ ảnh để truy tầm ung thư vú. Dù quan trọng, nhưng cũng khó để có thể làm tất cả các xét nghiệm, bởi vì chúng tốn kém và đôi khi còn khiến bệnh nhân khó chịu. Nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu có một xét nghiệm máu duy nhất có thể truy tầm được hầu hết các loại ung thư phổ biến cùng lúc. Đây là tương lai đầy hứa hẹn của các xét nghiệm phát hiện sớm đa ung thư (multicancer early detection tests – MCED). Năm nay, Tổng thống Joe Biden đã xác định việc phát triển các xét nghiệm MCED là một ưu tiên của Cancer Moonshot, nỗ lực liên bang trị giá 1.8 tỷ đô la nhằm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau ung thư cũng như đang sống chung với b
Ngày 14 tháng 9, 2022, Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố thế giới chưa bao giờ ở trong tình trạng tốt hơn để chấm dứt đại dịch COVID-19 và kêu gọi các quốc gia tiếp tục nỗ lực chống lại loại virus đã giết chết hơn sáu triệu người. Tuy nhiên, ông nói: “Chúng ta vẫn chưa đến đó”. Đây được xem là nhận xét lạc quan nhất từ cơ quan Liên Hiệp Quốc kể từ khi WHO tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp quốc tế và gọi virus này là đại dịch vào tháng 3 năm 2020 (VOA).
Virus bệnh đậu khỉ là một poxvirus hình giống như viên gạch. Poxvirus là loại virus hình viên gạch hoặc hình bầu dục với bộ gen DNA sợi đôi lớn (large double stranded DNA genome)...
Nghiên cứu mới nhất cho thấy có bằng chứng rằng trầm cảm không phải là do “mất cân bằng hóa học” trong não – cụ thể là sự mất cân bằng của một chất hóa học gọi là serotonin. Trong suốt ba thập niên, mọi người đã bị “nhồi sọ” rằng trầm cảm là do “mất cân bằng hóa học” trong não – cụ thể là sự mất cân bằng của một chất hóa học gọi là serotonin. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của Joanna Moncrieff (Giáo Sư lâm sàng cao cấp, Khoa tâm thần học xã hội và phê bình, UCL) và Mark Horowitz (Nghiên cứu lâm sàng về Tâm thần học, UCL) cho thấy có bằng chứng không hỗ trợ điều đó. Nghiên cứu được đăng trên trang TheConversation.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.