Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Thế Vận Hội Với Thuốc Cấm

20/08/200400:00:00(Xem: 6111)
Cả năm trước khi Thế Vận Hội tại Athens khai mạc vào ngày 13 tháng 8 năm 2004, hai vấn đề quan trọng được ban tổ chức cũng như lực sĩ tham dự đặc biệt quan tâm tới: đó là chuyện an ninh chống lại khủng bố và vấn đề một số lực sỹ sử dụng các loại thuốc cấm để tăng cường sức lực.
Chống khủng bố thì quốc gia tổ chức Hy Lạp đã có những kế hoạch quy mô với sự hỗ trợ của các quốc gia tham dự.
Riêng về vấn đề lực sĩ lén lút dùng thuốc tăng cường sức lực thì tình hình dường như rất sôi động.
Theo lực sĩ vô địch thế giới Kim Collins, thì khó mà ngăn chặn lực sĩ sử dụng thuốc tăng cuờng, vì lường gạt là bản chất con người; nhà chức trách thông minh thì kẻ lường gạt cũng tinh sảo hơn.
Tay bơi lội ba lần vô địch Úc Ian Thorpe góp ý: "Thực là ngây thơ khi nghĩ rằng mọi lực sĩ sẽ không dùng thuốc tăng cường sức lực tại thế vận Athens". rằng "anh ta đã đua tài với nhiều lực sĩ dùng thuốc". Ý kiến này đã bị chỉ trích vì 'vơ đũa cả nắm".
Với khán giả và lực sĩ, mỗi Thế vận hội được mang tên quốc gia tổ chức. Nhưng với sự gia tăng dùng thuốc của lực sĩ thì vài nhà khoa học lại đặt tên một cách khác, tùy theo thuốc nào được dùng nhiều tại cuộc tranh tài đó. Atlanta Games năm 1996 được mệnh danh là "Steroids Olympics"; Sydney Games 2000 là "EPO Olympics". Thế vận Athens năm nay được gọi là "Growth Hormone Olympics".
Trong lễ khai mạc năm nay, lực sĩ chạy nước rút Hy Lạp Kostas Kenteris đã không được rước đuốc như đã dự trù vì có ám muội trong việc dùng thuốc. Để tránh bối rối cho nước chủ nhà, Ủy ban chống lạm dụng thuốc đã hoãn công bố kết quả thử nghiệm và kỷ luật đối với lực sĩ này cho tới sau ngày khai mạc.
Chính quyền Úc Đại Lợi lập một ủy ban độc lập để điều tra nghi vấn là các tay đua xe đạp cự phách dùng thuốc để đạp xe lâu hơn. Trưởng ban chống dùng thuốc của Thế vận hội đã chỉ trích chính phủ Úc đã không chịu tiết lộ kết quả điều tra. Một lực sĩ của Úc kêu gọi có những thử nghiệm tinh vi và kín đáo hơn để phát hiện việc dùng thuốc của lực sĩ. Danh dự của Úc bị tổn thương vì một số lực sĩ dùng thuốc.
Bên Gia nã Đại, tay đua xe đạp nữ Genevieve Jeanson cật lực "thanh minh thanh nga" về việc bị nghi là dùng quá nhiều hồng huyết cầu.
Hoa kỳ cũng chung cùng số phận. Truyền thông đã nêu ra nhiều nghi vấn về việc dùng thuốc của một số lực sĩ và uy tín của Mỹ cũng lung lay.
Ủy ban Thế vận Hoa Kỳ hứa sẽ gửi 531 lực sĩ "sạch" nhất sang tham dự Thế vận Hội Athens. Tuy nhiên lực sĩ chạy nước rút Torri Edward bị treo giò hai năm vì thử nghiệm phát hiện chất kích thích nikethamide. Cô ta nói là vô tình dùng viên đường mà người khác trao cho cô ta. Lực sĩ Calvin Harrison bị Ủy ban thế vận Mỹ treo giò hai năm vì thử nghiệm cho thấy đã sử dụng chất kích thích thần kinh modafinil. Marion Jones bị chồng cũ tố cáo là đã dùng kích thích tố tăng trưởng và steroid trong thế vận Sydney, nhờ đó đã đoạt mấy giải thưởng. Marion tuyên bố sẽ kiện chồng cũ về sự cáo buộc gian này.
Nữ lực sĩ cử tạ Shang Shichun của Trung Hoa không được tham dự Thế vận hội Athens vì bị cấm tranh tài hai năm vì không qua khỏi thử nghiệm thuốc.
Mấy lực sĩ cử tạ của Bulgarie bị cấm tại Athens vì pha loãng nước tiểu thử nghiệm năm trước tại cuộc tranh tài ở Van Couver. Tay cử tạ Szymon Koecki của Ba Lan bị cấm tham dự Athens vì thử nghiệm có chất anabolic steroids.
Tay đua xe đạp vô địch Filip Meirhaeghe của Bỉ đã thú nhận có dùng chất EPO và tự động rút tên khỏi thế vận Athens. Trong khi đó tay đua xe đạp Anh David Millar đã bị treo giò hai năm vì chích thuốc cấm.
Nhìn chung, nhiều phái đoàn lực sĩ gặp nhiều trở ngại, chỉ vì "doping."
Việc sử dụng chất kích thích trong thể thao đã xẩy ra từ nhìều ngàn năm.
Các tay đô vật Hy Lạp khi xưa đã ăn cả chục ký thịt cừu non mỗi ngày để có sức. Người chạy việt dã tin tưởng hạt vừng làm họ dai sức hơn. Có người uống dung dịch rượu vang và chất kích thích strychnine hoặc ăn các loại nấm gây ảo tưởng.
Từ "doping" có nguồn gốc "dop" của Đức, để chỉ một hỗn hợp các chất á phiện mà trước đây ngựa đua được cho uống.
Báo cáo đầu tiên về vấn đề doping là vào năm 1865 ở Amtersdam khi các tay bơi lội trong dòng sông dùng thuốc để bơi lâu hơn. Năm 1869 một huấn luyện viên xe đạp bị cáo buộc cho lực sĩ mình dùng hỗn hợp heroin-cocain. Năm 1886, tử vong đầu tiên về dùng thuốc là một tay đua xe. Rồi các lực sĩ Bỉ bị cáo buộc dùng đường cục tẩm ether; Pháp dùng caffeine, Anh hít thở dưỡng khí và dùng cocaine.
Mặc dù lạm dụng thuốc liên tục xẩy ra nhưng mãi tới năm 1965, sau cái chết của mấy lực sỹ nổi danh thì giới chức hữu trách mới bắt đầu để ý nghiên cứu, đối phó. nhất là sau khi nhiều lực sĩ lạm dụng amphetamines, heroin và strychnine. Các thuốc này đưa tới đột tử do ngưng chức năng của tim và phổi. Với các anabolic steroid, không chết bất thình lình nhưng hậu quả lâu dài như suy thận, u bướu gan.
Ngày nay một số không ít lực sĩ của hầu hết các môn vận động, từ bơi lội, xe đạp, chạy bộ... đều có người dùng thuốc tăng cường sức lực.
Tại sao lại có sự lạm dụng này"
Thể thao vốn vẫn được coi là một giải trí cao thượng, thanh tao. Thắng bại trong tranh đua thể thao là chuyện thường tình. Thắng thì lòng tự hào về tài năng của mình được thỏa mãn, bản thân hãnh diện, gia đình thơm lây. Thua thì về trau dồi luyện tập để làm tốt hơn.
Nhưng ngày nay, lòng mong muốn chiến thắng quá lớn khiến lực sĩ đôi khi mất khái niệm về đúng hoặc sai. Mà cái lòng mong muốn này lại bị chi phối bởi lợi nhuận vật chất nhiều hơn là tinh thần. Ngoài việc danh tiếng được thổi phồng qua truyền thông, người đoạt huy chương vàng, bạc còn được nhiều lợi nhuận vật chất, như là sẽ được trả thù lao cao để quảng cáo cho các dịch vụ thương mại. Thành ra, một số không nhỏ tìm đủ mọi cách để chiến thắng, chẳng hạn dùng thuốc. Đôi khi lực sĩ dùng thuốc cũng chịu ảnh hưởng, thúc đẩy bởi bạn bè, thân nhân, lối xóm, người ủng hộ, người chỉ trích
Theo các chuyên gia thế vận, để đoạt huy chương vàng, các lực sĩ chỉ cần đạt thêm từ 2 tới 3 % khả năng của mình. Mấy giây phút cố gắng cuối quyết định thắng bại.
Một chuyên viên y tế chăm sóc sức khỏe cho lực sĩ Đông Đức cho hay: 80% sự thành công của lực sĩ là do tài năng sẵn có, 15% do khổ công luyện tập, 5% do các yếu tố khác trong đó có việc dùng thuốc cấm. Đông Đức trước đây được coi là cung cấp cho lực sĩ của mình nhiều thuốc tăng cường nhất.
Kết quả vài nghiên cứu khoa học cho rằng thuốc có thể giúp lực sĩ biểu diễn thành công hơn. Nhưng đôi khi chỉ do sự "tin tưởng" mà ra. Đó là do hiệu quả placebo effect.

Placebo là một động từ trong ngôn ngữ La Mã có nghĩa là "làm thỏa mãn". Về y học, thuốc placebo là một "giả dược", một viên thuốc chỉ có mấy hạt đường ngọt hoặc một dung dịch thuốc chích chỉ có nước pha với muối. Dù là giả dược nhưng những thứ này đôi khi lại rất công hiệu và các thầy thuốc cũng dùng giả được để trị bệnh.
Với các lực sĩ, để giả dược có hiệu quả thì họ phải tin tưởng váo tác dụng của thuốc cũng như người cung cấp thuốc. Sự tin tưởng này thúc đẩy cơ thể họ cố gắng biểu diễn hơn một chút nữa để đạt được thành công.
Bác sĩ Robert Goldman, một chuyên gia về y tế thể thao kể lại rằng, 50 trong số một trăm lực sĩ xuất sắc tham dự thế vận mùa Hè ở Los Angeles năm 1984 đã nói họ sẵn sàng dùng thuốc để đoạt huy chương vàng dù có chết trong năm vì tác dụng xấu của thuốc. Thực là lòng muốn thắng lợi đã lấn át cả sự sống chết.
Theo một nghiên cứu, hiện nay ở Mỹ có từ 8-12% học sinh trung học dùng thuốc anbolic steroids. Lý do là ảnh hưởng của hào quang được nổi danh khi là lực sĩ lớn, được lên truyền hình, làm ra nhiều tiền, có đời sống vương giả.
Thuốc tăng cường sức lực được chia làm hai nhóm:
Loại có tính cách khôi phục (restorative), lấy lại khả năng suy giảm vì bị thương tích. Chẳng hạn trật gân hoặc căng bắp thịt khiến đau nhức, không chạy nhẩy được, thì uống viên thuốc chống đau Tylenol hoặc aspirin.
Loại thứ hai có tính cách tăng cường (additive) với mục dích nâng khả năng lên trên mức bình thường một chút. Đây là nhóm thuốc gây ra nhiều ý kiến khác nhau về công dụng cũng như rủi ro nguy hại. Đó là anabolic steroid, amphetamines, kích thích tố tăng trưởng. Các thuốc này đều được dùng trong y học để trị bệnh với liều lượng đã được ấn định.
Chất hợp hóa (anabolic) là các chất cần cho sự tăng trưởng mô bào bằng cách gia tăng sự biến dưỡng và tổng hợp cất đạm. Steroid tự nhiên như kích thích tố nam androgens và nữ oestrogen, kích thích tố từ vỏ thượng thận corticosteroids, progesterone, các muối mật, các cồn steroid (sterol) như cholesterol và ergosterol.
Kích thích tố sinh dục nam tổng hợp androgen gồm có ethylestrenol, methandieone, nandronone, stanone.
Các thuốc có thể lạm dụng khác gồm loại nâng tinh thần như cocaine, amphetamine, strychnine, caffeine; loại làm thư giãn bắp thịt, an thần, thuốc ngủ, bạch phiến, heroin; các thuốc chống viêm cortisone, butazolidine; thuốc lợi tiểu tiện; thuốc giãn phế quản; thuốc adrenaline; dimethyl suloxide (DMSO), erythropoein EPO.
Hóa học gia Don Catlin, người đã phát hiện lạm dụng THG năm ngoái, tiên đoán trong thế vận Athens kỳ này sẽ xuất hiện nhiều loại steroids khác khó phát hiện mà một số lực sĩ sẽ lạm dụng lén lút.
Một khoa học gia Anh , Andy Miah, tiên đoán là trong tương lai gần, một số lực sĩ sẽ chích các gene DNA để tăng cường sức mạnh. Gene trị liệu để phục hồi bắp thịt cho người cao tuổi, bệnh tật đang được nghiên cứu và có triển vọng được áp dụng trong y khoa.
Tác dụng phụ không muốn của các thuốc kể trên đều rất rõ ràng đôi khi vĩnh viễn.
Dùng nhiều, Anabolic steroid có thể chặn sự tăng trưởng của các lực sĩ trẻ, làm huyết áp lên cao, đưa đến sự mất sinh sản, xuất huyết ở ruột, giảm đường trong máu, tăng nguy cơ cơn suy tim, bệnh trứng cá, tiếng nói trở nên trầm ồ, mọc lông tóc ở các phần khác nhau của cơ thể.
Ảnh hưởng lên tâm trí cả thuốc này cũng khá quan trọng. Chúng khiến con người trở nên năng nổ, hung hăng hơn, cơ thể dường như được bơm liều thuốc tiên. Steroid càng nhiều thì càng hung hăng, mà khi thiếu thì như không còn sinh lực, buồn chán. Nhiều người bị rối loạn tâm thần với hành vi bạo động, dễ bị kích thích, hoang tưởng.
Amphetamines là thuốc nguy hiểm nhất và gây tổn thương nhiều nhất trong số các thuốc lạm dụng. Người dùng trở nên quen nhờn với thuốc nên cứ phải gia tăng số lượng tiêu thụ mới đạt được tác dụng mong muốn. Hậu quả khi dùng dù vừa phải là cao huyết áp, nhịp tim đập bất bình thường, tính tình nóng nẩy, hung bạo, mất ngủ, lo sợ. Tiếp tục dùng với số lượng cao hơn thì thay đổi cá tính, hoang tưởng. Nhiều người có hành động kỳ quặc như nhắc lại lại cùng cử động, công việc hoặc rơi vào tình trạng vui buồn lẫn lộn
Để đối phó với lực sĩ dùng thuốc tăng cường sức lực, Ủy ban Thế vận đã thiết lập một cơ quan để phát hiện qua thử nghiệm máu và nước tiểu của lực sĩ tham dự. Thử nghiệm thuốc được áp dụng lần đầu vào thập niên 1960.
Tháng 12 năm 1989, 11 quốc gia trong đó có Nga, Hoa Kỳ, Nam Hàn.. đã ký một thỏa hiệp để thử nghiệm thuốc ở lực sĩ trong các cuộc tranh tài giữa các quốc gia này cũng như cho nhau biết về kết quả thử nghiệm.
Năm nay Ủy Ban Chống dùng thuốc tại Thế vận hội Athens sẽ phải thực hiện trên 3500 thử nghiệm, hầu hết là từ nước tiểu, đôi khi trong máu để tìm EPO. Kết quả âm sẽ được công bố trong vòng 24 giờ; dương thì 36 giờ sau. Chương trình có mục đích bảo vệ sức khỏe và danh dự lực sỹ cũng như uy tín của Thế Vận Hội.
Thuốc được thử gồm có kích thích tố tổng hợp tăng cường máu erythropoietin (EPO), anabolic steroid THG (tetrahydroesrinone), HGH...
Các lực sĩ cũng được nhắc nhở rằng thử nghiệm sẽ theo dõi làm lại sau này và nếu dương, thì huy chưng bị tước bỏ và danh dự sẽ tổn thương.
Thuốc sẽ nằm trong cơ thể bao lâu" Điều này là tùy loại thuốc, cách dùng, dùng nhiều hay ít. Trung bình thì Steroid còn phát hiện được sau khi dùng 4 tuần lễ, có khi lâu hơn; marijuana tồn tại tới sáu tuần lễ; amphetamine, heroine, kích thích tố tăng trưởng thì ngắn hơn, vài tuần.
Kết luận.
Trước đây, phương châm của lực sĩ là "Nhanh hơn, Cao hơn, Mạnh hơn". (Faster, Higher, Stronger).Nhưng với đà lén lút dùng thuốc tăng cường sức lực ngày một gia tăng, có người đề nghị thêm một chữ nữa. Đó là "lừa gạt khéo hơn" cheater.
Thực là con sâu làm rầu nồi canh. Chỉ một số lực sĩ lạm dụng cũng có thể hạ uy tín của tinh thần thế vận hội.
Nhưng cheating không phải chỉ mới có mà ngay từ những năm khởi thủy sự tranh tài này, trước Công Nguyên đã có rồi. Năm 394 AD, hoàng đế Theodosius I đã hủy bỏ tranh tài vì nhiều gian lận, dân chúng chê bai. Mãi tới năm 1896, Thế vận hội hiện đại mới được phục hồi ở Athens và tái hội mỗi bốn năm tại các quốc gia hội viên. Nhưng tinh thần nguyên thủy của Thế vận hội cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Chẳng hạn Thế vận hội 1972 tại Munich bị khủng bố giết hại 11 lực sĩ Do Thái. Năm 1976, 21 quốc gia châu Phi tẩy chay thế vận hội ở Tân Tây Lan vì lý do chính trị. Năm 1980, 62 quốc gia được mời đã tẩy chay thế vận hội ở Moscow vì Nga xâm chiếm A Phú Hãn. Rồi Nga và khối Đông Âu trả đũa không tham dự Thế vận hội năm 1988.
Thật là điều đáng tiếc vậy.
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas 20-8-2004

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
Tạp chí Consumer Reports vừa công bố phát hiện rằng nhựa vẫn hiện diện “rộng rãi” trong thực phẩm bất chấp các nguy hại về sức khỏe, và kêu gọi các cơ quan chức trách đánh giá lại mức độ an toàn của nhựa khi tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức vô vụ lợi này cho biết rằng 84 trong số 85 mẫu thực phẩm ở siêu thị và thức ăn nhanh mà họ vừa kiểm tra gần đây có chứa “chất hóa dẻo” (plasticizers) được gọi là phthalates, một loại hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.