Hôm nay,  

Ăn Cay Có Giúp Lấy Lại Vị Giác Sau Khi Nhiễm COVID?

06/01/202300:00:00(Xem: 1576)
ot
Hình minh họa


Tin tức về tình trạng thiếu hụt tương ớt vào đầu năm nay – do trời nóng và tình trạng hạn hán ở các vùng nông nghiệp – đã gióng lên hồi chuông cảnh báo mọi người nên dự trữ tương ớt hoặc chấp nhận các bữa ăn ‘không cay.’ Vậy điều gì khiến mọi người muốn ăn cay?

Chúng ta khi sinh ra không biết ăn ớt và thường thấy ‘cắn phải miếng ớt cay xé lưỡi.’ Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì thành phần chính trong ớt là một hợp chất gọi là capsaicin; hợp chất này gây ra cảm giác đau và thậm chí là bỏng rát khi nó tiếp xúc với những vùng nhạy cảm trên da, mắt và miệng của chúng ta. Bởi vậy, khỏi phải hỏi tại sao nó cũng là một thành phần quan trọng trong bình xịt hơi cay.
 
Nhưng với số lượng ít, ở mức có thể chấp nhận được, chúng ta vẫn có thể thích nghi với những cảm giác do ớt gây ra và cảm thấy chúng hấp dẫn.
 
Ớt thậm chí còn có thể hoạt động như một loại thuốc phiện tự nhiên, khiến cơ thể chúng ta giải phóng endorphin làm chúng ta cảm thấy lâng lâng, hưng phấn sau một cuộc chạy bộ (một cảm giác mà quý vị có thể trải nghiệm sau khoảng 1 tiếng đồng hồ chạy bộ ở tốc độ ổn định).
 
Cảm giác của vị cay
 
Chúng ta phản ứng với hợp chất capsaicin vì chúng ta có một lớp thần kinh cảm ứng lót trên các lớp biểu mô (bên ngoài) của da, đường mũi-miệng và đường tiêu hóa. Chúng liên kết với capsaicin và chuyển tín hiệu đến não của chúng ta.
 
Các lớp cảm ứng này nhạy cảm với nhiệt độ và phản ứng với nhiệt, bên cạnh đó, chúng cũng có phản ứng với hợp chất capsaicin.
 
Khi cắn ớt, hợp chất capsaicin đưa vào lưỡi chúng ta, tạo ra cảm giác từ ngứa ran nhẹ đến nóng rát, tùy thuộc vào mức độ thích nghi của chúng ta với nó.
 
Khác biệt giữa cảm giác của vị cay so với các vị khác – chẳng hạn như mặn, ngọt và đắng – là nó vẫn còn lưu lại rất lâu sau khi chúng ta nuốt một miếng thức ăn có chứa ớt. Điều này là do hợp chất capsaicin hòa tan trong chất béo nên nó không dễ bị rửa trôi khỏi các thụ thể trên lưỡi và miệng bằng nước uống. Theo cách này, cảm giác có thể tăng lên khi ăn thêm thức ăn có chứa ớt.
 
Chúng ta trải nghiệm capsaicin như một cảm giác nóng rát được khuếch đại khi ăn phải thức ăn quá nóng. Bộ não diễn giải hiện tượng này là vừa đau vừa nóng quá mức, đó là lý do tại sao da mặt chúng ta ửng đỏ và chúng ta bắt đầu đổ mồ hôi.
 
Nghe đáng sợ như vậy mà tại sao một số người lại thích ăn cay?
 
Trước hết, những cảm giác nóng rát đó sẽ làm tăng tiết nước bọt, một phản ứng làm loãng nhiệt cũng như tăng cường khả năng nhai thức ăn. Đồng thời, nó cũng hòa tan và lan truyền các hương vị khác trong thức ăn xung quanh lưỡi, giúp nâng cao nhận thức về những hương vị này.
 
Một số hợp chất hương vị cũng có thể trào từ phía sau miệng lên đến các cảm biến ở mũi khi nuốt thức ăn. Quý vị có thể thử nghĩ về vị cay nồng của wasabi ăn kèm với sushi hoặc hỗn hợp các hương vị có trong món cà ri đỏ của Thái Lan. Ngay cả những món tương đối nhạt nhẽo như cơm trắng cũng sẽ được tăng hương vị khi ăn cùng với ớt.
 
Một yếu tố khác là endorphin được giải phóng để xoa dịu cảm giác đau đớn và cải thiện tâm trạng. Đây là một tình huống tương tự với những người hay chạy bộ –endorphin được tiết ra khi tập thể dục cường độ cao hoặc kéo dài, có tác dụng làm giảm cảm giác đau đớn và khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu.
 
Người ta có thể tăng số lượng ớt họ ăn khi đã thích nghi hơn với phản ứng đối với hợp chất capsaicin và phát triển khả năng chịu đựng cũng như ưa thích hơn đối với hương vị và tác dụng của ớt.
 
Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều ớt hàng ngày (hơn 50 gam – hoặc ba hoặc bốn muỗng canh – mỗi ngày) có thể có liên quan đến việc suy giảm trí nhớ.
 
COVID và khẩu vị
 
Có một dấu hiệu được nhiều người để ý là hiệu ứng phụ thường gặp khi bị nhiễm COVID và sử dụng một số loại thuốc điều trị vi rút, đó là vị giác và khứu giác của họ bị giảm hoặc mất tạm thời.
 
Mặc dù về sau tình trạng này sẽ hồi phục ở hầu hết mọi người, nhưng nó cũng có thể tiếp diễn lâu dài. Mất khả năng ngửi và nếm mùi vị thức ăn (anosmia và ageusia) dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
 
Các chuyên gia nghiên cứu đã tập trung vào các cơ chế mà qua đó các biến thể COVID khác nhau ảnh hưởng đến tế bào thần kinh khứu giác (phần não kiểm soát và phản ứng với mùi) và hỗ trợ các tế bào để tìm ra phương pháp điều trị, gồm huấn luyện khứu giác bằng tinh dầu, có thể hỗ trợ những người bị suy giảm khứu giác lâu hơn một tháng sau khi bị nhiễm COVID. Ớt cũng có thể ‘giúp một tay,’ như một chất làm gia tăng hương vị.
 
Một nghiên cứu của một công ty cung cấp thực phẩm, được thực hiện với 2,000 thực khách bị nhiễm COVID, cho thấy có 43% số thực khách sẽ tăng lượng ớt và các loại gia vị khác để tăng hương vị cho bữa ăn. Các chuyên gia Đan Mạch cho biết các loại thực phẩm như ớt có thể hữu ích để kích thích giác quan cho thực khách khi khứu giác của họ không được tốt cho lắm.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Addicted to chilli? Here’s how it might help us regain our sense of taste after COVID” của Michael Mathai, Giảng sư của Trường Victoria University, được đăng trên trang TheConversation. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam Cali (MPC), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi chia sẻ về cách hướng dẫn cho các em tuổi teen thực hành chánh niệm. Cùng tham dự buổi chia sẻ còn có chị Chơn Nguyên, y tá của Học Khu Centralia (Buena Park), huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở tuổi teen, tăng thân Xóm Dừa, Nụ Hồng…
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Trí tuệ nhân tạo / AI (Artificial Intelligence) gần đây được nhắc đến rất nhiều không những trong giới công nghệ máy tính mà cả trong các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội vì tác dụng tiềm năng của nó trên mọi lãnh vực của đời sống con người. Riêng trong lãnh vực y học, AI đã và đang có những bước tiến đáng kể. AI đang được sử dụng để cải thiện kết quả của bệnh nhân, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, có khả năng cách mạng hóa y học bằng cách cung cấp các chẩn đoán chính xác hơn, kế hoạch điều trị cá nhân hóa và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.