Hôm nay,  

2022: Những Đột Phá Trong Lĩnh Vực Sức Khỏe Và Sinh Học

30/12/202200:00:00(Xem: 3699)
2022
2022 vẫn là một năm khó khăn với lĩnh vực y tế, nhưng cũng có những đột phá, tiến bộ hấp dẫn. (nguồn: pixabay.com)
 
2022 là một năm khó khăn, đặc biệt là đối với lĩnh vực y tế. Đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành, cướp đi tính mạng của nhiều người. Các loại vi rút đã bị lãng quên như mpox, cúm và RSV bất ngờ trỗi dậy. Và Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã lật ngược quyền phá thai gần 50 năm tuổi được thiết lập bởi án lệ Roe v. Wade.
 
Nhưng trong 2022 cũng có tin tức đáng để chúng ta hân hoan. Thực tế, sinh học và y học đã chứng kiến những tiến bộ thú vị trong các lĩnh vực đa dạng như dịch tễ học, sự tiến hóa của loài người và trí tuệ nhân tạo (AI). Sau đây là một số khám phá mang đến cho chúng ta hy vọng về nhân loại và tương lai của sức khỏe con người.
 
Các phiên bản cập nhật của vắc xin COVID-19
 
Sự phát triển của vắc xin COVID-19 trong vòng một năm kể từ khi phát hiện ra SARS-CoV-2, loại vi rút gây ra đại dịch, chắc chắn là một trong những thành tựu y học vĩ đại nhất trong lịch sử hiện đại. Hai trong số các loại vắc xin hiệu quả nhất, được phát triển bằng công nghệ mRNA, đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ mạnh mẽ trước SARS-CoV-2, tránh để bệnh tình trở nên nghiêm trọng và nguy cơ tử vong. Nhưng vi rút vẫn tiếp tục tiến hóa, và các biến thể mới hơn bắt đầu tìm ra cách vượt qua hệ thống miễn dịch của con người. May mắn thay, các nhà sản xuất vắc xin đã phát triển các mũi tiêm mới để nhắm mục tiêu cả biến thể Omicron và chủng ban đầu. Dữ liệu ban đầu cho thấy các mũi vắc xin “lưỡng trị” này (bivalent vaccines: loại vắc xin chủng ngừa chứa hai loại di tính của Covid-19, bao gồm chủng ban đầu và biến thể Omicron) giúp tăng cường khả năng bảo vệ, chống lại vi rút một cách hiệu quả – càng có thêm lý do để mọi người nhanh chóng tiêm các mũi vắc xin mới nhất.
 
Những khám phá về sự tiến hóa của loài người đoạt giải Nobel
 
Giải Nobel Sinh lý học và Y học năm nay được trao cho Svante Pääbo vì những khám phá liên quan đến mối quan hệ di truyền giữa các tổ tiên vượn người của chúng ta. Pääbo là một nhà di truyền học người Thụy Điển và là giám đốc Khoa Di Truyền Học Tiến Hóa (Department of Evolutionary Genetics) tại Viện Nhân Chủng Học Tiến Hóa Max Planck (Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology) ở Leipzig, Đức. Ông cũng là người tiên phong trong các phương pháp tái tạo DNA cổ đại. Cùng với các đồng nghiệp của mình, Pääbo đã giải trình tự bộ gen của người Neandertals và phát hiện ra một loài hominin mới, Denisovans. Nghiên cứu đã dẫn đến một khám phá đáng ngạc nhiên rằng con người thời nguyên thủy đã từng giao phối với những loài hiện đã tuyệt chủng này. Những ‘cuộc hẹn hò’ thời nguyên thủy này lưu lại những đặc điểm vẫn tồn tại ở một số người ngày nay, bao gồm khả năng sống sót cao độ và khả năng dễ bị lây nhiễm một số loại bệnh, chẳng hạn như COVID-19.
 
Các khoa học gia hồi sinh nội tạng lợn (heo) chết
 
Kỳ tích này nghe có vẻ như bước ra từ các truyện Frankenstein của Mary Shelley. Một nhóm các khoa học gia tại Trường Yale đã phát triển một hệ thống truyền dịch giúp phục hồi sức sống cho các cơ quan của loài heo sau khi chúng chết. Hệ thống – được gọi là OrganEx – bơm hỗn hợp chất lỏng gồm máu và chất giàu dinh dưỡng qua hệ thống tuần hoàn của heo. (Những con heo trong thí nghiệm không tỉnh hay sống lại.) Công nghệ này có khả năng giữ cho nhiều cơ quan của con người sống lâu hơn để cấy ghép.
 
Những bí mật trong phân của chúng ta
 
Nghe có vẻ thô thiển, nhưng chất thải của con người chứa rất nhiều thông tin hữu ích cho các khoa học gia nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm. Các hệ thống theo dõi nước thải cho phép các chuyên gia nghiên cứu phát hiện các trường hợp bị nhiễm COVID và các biến thể mới của vi rút ở khu vực nào đó trước khi chúng gây ra đợt bùng phát. Bằng cách giám sát nước thải, các khoa học gia cũng đã phát hiện ra vi rút gây bệnh bại liệt – một căn bệnh đã được tuyên bố là đã bị ‘tiêu diệt’ ở nhiều nơi trên thế giới – trong các hệ thống nước thải ở tiểu bang New York và nước Anh. Kiểu giám sát này cũng có thể cho thấy mức độ hoặc mức độ sử dụng opioid tăng đột ngột hay có nghĩa là mức độ các vi khuẩn chống kháng sinh.
 
Biết được tầm quan trọng của chất lượng không khí ở những không gian kín
 
Trước đại dịch COVID, hầu hết mọi người có lẽ không mấy quan tâm đến không khí ở những không gian kín. Tuy nhiên, mấy năm nay, SARS-CoV-2 thường lây lan qua các giọt bắn li ti trong không khí, vi rút có thể tích tụ bên trong không gian kín và khiến cho mọi người nhiễm bệnh. May mắn thay, chúng ta có thể giảm thấp nguy cơ đó bằng cách làm cho các tòa nhà được thông thoáng và không khí mà chúng ta hít thở được lọc sạch. Và không khí sạch còn có những lợi ích khác: giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp nói chung và thậm chí có thể giúp chúng ta suy nghĩ sáng suốt hơn.
 
AI đã giải được một trong những bài toán lớn nhất trong sinh học
 
Một trong những vấn đề khó khăn nhất đối với các nhà sinh học là dự đoán cấu trúc ba chiều của protein từ trình tự axit amin của chúng. Nhưng đầu năm nay, một chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) được xây dựng bởi công ty DeepMind của Google, được gọi là AlphaFold, đã giải quyết cấu trúc 3-D của khoảng 200 triệu protein. Những cấu trúc này đã cho phép các khoa học gia mở ra cánh cửa của những bí ẩn trong sinh học; chúng có thể giúp tạo ra các loại dược phẩm mới và cây trồng bền vững hơn.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “The Biggest Health and Biology Breakthroughs of 2022” của Tanya Lewis, được đăng trên trang ScientificAmerican.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong bài "Tập Thở để Chữa Bệnh", người viết đã trình bầy hai thức "Bình Sơn" và "Cung Tận" của phương pháp tập Thiền Công
Trong nghiên cứu Women's Health Initiative Observation Study khuyến cáo nếu đi bộ được 2.5 giờ mỗi tuần có thể giảm nguy cơ tim mạch 30% so vơí người không tập thể dục. Trong nghiên cứu khác của Harvard Alumni Health Study thì nếu đi bộ hơn 5 cây số một tuần cũng giảm nguy cơ bệnh tim
Một hôm tôi gặp một bệnh nhân người Algeria. Ông đến với tôi vì chúng tôi có thể nói với nhau một ít tiếng Pháp. Ông bị cao áp huyết, cao mỡ trong máu. Khi bàn về điều trị, tôi khuyên ông bỏ thuốc lá. Ông cười, tỏ vẻ hiểu bịết nhưng lại xin kể một chuyện vui vui. Ông nói: “có người
Kể từ khi viết bài, nói chuyện, và hướng dẫn Khí Công và Thiền Công đến nay, đã rất nhiều lần,
Một bà già 65 tuổi vào phòng mạch kêu đau đầu gối, đi đứng không được cả mấy năm nay rồi. Việc đầu tiên là phải khám bệnh, đưa bà cụ đi chụp hình xương, chụp hình đầu gối. Nếu bà cụ than phiền đau lưng thì phải khám lưng rồi đưa chụp hình quang tuyến lưng. Nếu bị phong ghấp osteoarthritis tay thì không nhất thiết
Ngày 12 tháng 6 năm 2006, các nhật báo ở Việt Nam đều đăng một bản tin khiến cho các bậc phụ huynh học sinh phải e ngại cho sức khỏe của con em: một trường mẫu giáo tại Phan Thiết bị cơ quan y tế địa phương điều tra vì trong phần ăn cho các em học sinh đã có một lượng khá cao 
Thuốc kìm hãm phân hóa tố Hydroxymethyl Glutaryl Coenzyme A (HMG CoA) reductase có tên là statins. Thuốc statins dùng để trị bệnh cao mỡ cholesterol trong máu. Thử nghiệm bào thai súc vật cho thấy khi dùng statins đã tăng cao những nguy cơ như khuyết tật cốt sống, hậu môn, tim, bộ máy hô hấp, thực quản, thận và tứ chi
Khi gặp một bệnh nhân Mỹ gốc Á Châu muốn xin thử máu tổng quát thì nên thử nghiệm thêm truy tầm viêm gan A, B, và C.
Trong phần ăn của mọi người, các nhà dinh dưỡng và y học đều khuyên nên bao gồm sữa, vì đây là thực phẩm có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Sữa là một chất lỏng mầu trắng đục chẩy ra từ tuyến vú của phụ nữ hoặc một số động vật giống cái để nuôi con. Về ẩm thực, khi nói đến
Viêm gan C mãn tính hay kinh niên (chronic) là do nhiễm siêu vi trùng C lâu hơn 6 tháng. Siêu vi trùng viêm gan C là một loại siêu vi RNA (ribonucleic acid) đột biến rất nhanh và dễ xâm lấn hệ thống miễn dịch bệnh nhân. Viêm gan C mãn tính gây nguy cơ xơ gan (20%) khoảng 20-25 năm, sau khi bị nhiễm siêu vi trùng viêm gan C
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.