Hôm nay,  

Tại Sao Bộ Não Của Chúng Ta Tin Vào Những Lời Dối Trá?

23/12/202200:00:00(Xem: 3116)
bo nao

Gần đây, một trong những người theo thuyết âm mưu nổi tiếng nhất của Mỹ đã phải đối mặt với hậu quả trước tòa vì đã tung truyền lời nói dối. Người dẫn chương trình phát thanh cánh hữu Alex Jones và công ty của ông, Infowars, đã bị bồi thẩm đoàn ở Connecticut và Texas yêu cầu bồi thường thiệt hại gần 1,5 tỷ đô la cho người thân của các nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng hàng loạt tại Trường tiểu học Sandy Hook một thập kỷ trước. Jones đã loan tin rằng vụ nổ súng là một trò lừa bịp.

Tuy nhiên, rất khó để đính chính những lời dối trá và thông tin sai lệch, bởi vì biết được sự thật cũng chẳng thể xóa chúng ra khỏi trí nhớ của chúng ta. (Nguồn: pixabay)

 
Đã có một kỳ bầu cử đầy rẫy những thông tin sai lệch và thuyết âm mưu. Vậy tại sao lại có nhiều người tin vào những lời dối trá đến thế?
 
Lỗi là tại bộ não.
 
Nhiều quyết định chúng ta đưa ra, với tư cách cá nhân và xã hội, phụ thuộc vào các thông tin chính xác; nhưng chúng ta lại dễ bị lừa dối bởi những thành kiến và khuynh hướng tâm lý.
 
Do đó, các thông tin sai lệch dễ được tin tưởng, ghi nhớ và hồi tưởng lại – ngay cả sau khi chúng ta biết rằng những thông tin đó không đúng sự thật.
 
“Ở mọi cấp độ, tôi nghĩ rằng thông tin sai lệch có ưu thế hơn,” Nathan Walter, giáo sư nghiên cứu truyền thông tại Trường Northwestern, chuyên nghiên cứu về việc đính chính thông tin sai lệch, cho biết.
 
Tại sao chúng ta vấp phải những thông tin sai lệch?
 
Không ai hoàn toàn miễn nhiễm với các thông tin sai, một phần là do cách nhận thức của chúng ta được xây dựng và cách thông tin sai lệch khai thác nó.
 
Chúng ta sử dụng các lối tắt về tinh thần, hay kinh nghiệm từng trải qua trong quá khứ, để đưa ra nhiều phán đoán có lợi cho mình. Nhưng các khuynh hướng nhận thức có thể khiến chúng ta dễ dàng chấp nhận thông tin sai lệch nếu không cẩn thận.
 
Stephan Lewandowsky, nhà tâm lý học nhận thức tại Trường Bristol, người chuyên tìm hiểu cách mọi người phản ứng với việc đính chính thông tin sai lệch, cho biết: “Theo mặc định, người ta sẽ tin vào bất cứ điều gì họ nhìn thấy hoặc nghe thấy.” Trong cuộc sống hàng ngày, “điều đó hợp lý bởi vì hầu hết những thứ mà chúng ta tiếp xúc đều là sự thật.”
 
Đồng thời, càng thấy điều gì đó lặp đi lặp lại, thì chúng ta càng tin điều đó là sự thật. “Hiệu ứng chân lý ảo tưởng” này phát sinh do chúng ta sử dụng sự quen thuộc và dễ hiểu như một lối tắt để định nghĩa sự thật; điều gì đó càng được lặp lại nhiều lần thì càng khiến người ta cảm thấy quen thuộc và dễ cảm, cho dù đó là thông tin sai lệch hay sự thật.
 
Nadia Brashier, giáo sư tâm lý học tại Trường Purdue, nghiên cứu lý do tại sao mọi người lại tin vào tin giả và thông tin sai lệch, cho biết: “Thông thường sự thật chỉ có một, nhưng lại có vô số cách để làm sai lệch nó. Vì vậy, nếu quý vị nghe đi nghe lại một điều gì đó, rất có thể đó sẽ là sự thật.”
 
Tuy nhiên, những ‘lối tắt’ này không hiệu quả lắm trong môi trường chính trị và phương tiện truyền thông xã hội của chúng ta hiện nay. Những điều sai trái có thể được khuếch đại và lặp đi lặp lại. Một nghiên cứu cho thấy có khi chỉ một lần đọc tiêu đề tin giả thôi cũng làm cho nó có vẻ ‘thật’ hơn. Brashier cho biết các chính trị gia thường lặp đi lặp lại những lời nói dối và có vẻ như họ hiểu rõ sức mạnh của hiệu ứng chân lý ảo tưởng này.
 
Chúng ta cũng dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lệch phù hợp với thế giới quan hoặc bản sắc xã hội của mình. Và chúng ta có thể vấp phải định kiến sẵn có, khuynh hướng tìm kiếm và ủng hộ thông tin phù hợp với những gì chúng ta đã tin tưởng.
 
Những câu chuyện sai sự thật và những thí dụ giàu cảm xúc thường dễ hiểu và hấp dẫn hơn so với các số liệu thống kê khô khan. Walter nói: “Chúng ta đang lèo lái tân thế giới của các con số, xác suất và các yếu tố rủi ro. Mà con tàu chúng ta sử dụng, bộ não của chúng ta, đã rất cũ kỹ.”
 
Tại sao thông tin sai lệch có thể kháng cự lại sự kiểm chứng?
 
Một khi chúng ta đã nghe về thông tin sai lệch, thật khó để ‘bứng rễ’ chúng ngay cả khi chúng ta muốn biết chân tướng sự thật. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thông tin sai lệch vẫn có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta, ngay cả khi đã được đính chính và chúng ta tin rằng đính chính đó là đúng. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng ảnh hưởng tiếp diễn”.
 
Qua một phân tích tổng hợp kết quả từ 32 nghiên cứu trên 6,500 người, Walter nhận thấy rằng việc đính chính thông tin sai chỉ làm giảm chứ không loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của thông tin sai lệch.
 
Một trong những rào cản lớn nhất để đính chính thông tin sai lệch là việc biết được sự thật không xóa được tin sai ra khỏi trí nhớ của chúng ta.
 
Thay vào đó, tin sai lệch và tin đính chính cùng tồn tại và cạnh tranh để được bộ não ghi nhớ. Các nghiên cứu về hình ảnh não do Lewandowsky và các đồng nghiệp của ông thực hiện đã tìm thấy bằng chứng cho thấy bộ não của chúng ta lưu trữ cả phần thông tin sai lệch ban đầu cũng như phần đính chính của nó.
 
Lewandowsky nói: “Về mặt nhận thức, gần như là không thể nghe, hiểu và đồng thời không tin tưởng vào điều gì đó.”
 
Loại bỏ thông tin sai lệch đòi hỏi cả một bước nhận thức bổ sung để gắn thẻ thông tin đó là sai trong bộ nhớ của chúng ta. Lewandowsky nói thêm: “Nhưng cho đến lúc đó, theo một nghĩa nào đó, là đã quá muộn màng, vì nó đã nằm trong ký ức của ta.”
 
Theo thời gian, trí nhớ của chúng ta về việc xác minh tính xác thực có thể dần mờ nhạt, chỉ còn sót lại những thông tin sai lệch.
 
Theo Brashier, có bằng chứng cho thấy “chúng ta đang đối mặt với những hạn chế cơ bản của trí nhớ con người khi cung cấp cho người khác thông tin chính xác.”
 
Cuối cùng, việc đính chính thông tin sai lệch thậm chí còn khó khăn hơn nếu nó ăn sâu vào bản sắc hoặc hệ thống niềm tin của chúng ta. Lewandowsky giải thích, người ta xây dựng các mô hình về thế giới trong tâm trí để hiểu các tình huống đang diễn ra, và “rất khó để tách một tấm ván của tòa nhà này ra mà không làm sụp đổ toàn bộ. Nếu đó là một thành phần quan trọng của mô hình trong tâm trí, thì về mặt nhận thức, rất khó để lôi nó ra và nói rằng nó sai.”
 
Làm thế nào để giúp bộ não ‘phòng ngừa’ thông tin sai lệch
 
Có quá nhiều thông tin sai lệch ngoài kia nên ta sẽ không thể phản ứng với mỗi một thông tin sai lệch mới phát sinh. Walter giải thích: “Nó giống như chơi một trò chơi đập chuột. Quý vị có thể rất giỏi, nhưng cuối cùng, chuột chũi luôn chiến thắng.”
 
Chỉ vạch trần thôi là chưa đủ để chống lại thông tin sai lệch – chúng ta cũng cần phải chủ động bằng cách “phòng trước,” về cơ bản có nghĩa là chuẩn bị cho bộ não của chúng ta nhận ra thông tin sai lệch trước khi gặp nó. Giống như cách vắc xin chuẩn bị cho hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các mầm bệnh, phòng ngừa trước có thể tiêm chủng và củng cố cho hệ thống miễn dịch tâm lý trước loại vi rút thông tin sai lệch.
 
Trong một nghiên cứu, Lewandowsky và các đồng nghiệp đã trình chiếu cho gần 30,000 người trong bảy thí nghiệm xem năm đoạn phim video ngắn về các kỹ thuật thao túng phổ biến – sự không đồng nhất), sự phân tách sai lầm, con dê tế thần, tấn công cá nhân và sử dụng ngôn ngữ thao túng/dẫn độ cảm xúc. Mỗi clip đưa ra một cảnh báo về kỹ thuật thao túng và tấn công bằng thông tin sai lệch sắp xảy ra trước khi cung cấp một “liều nhỏ” về thông tin sai lệch.
 
Theo nghiên cứu, việc được xem trước những đoạn phim hướng dẫn này có thể khiến chúng ta dễ hoài nghi hơn đối với những thông tin sai sự thật trong tương lai.
 
Một cách khác để tự bảo vệ mình là chỉ cần chú ý xem những gì quý vị đang thấy có chính xác hay không. Khi mọi người lướt trên các trang mạng xã hội của mình, không phải lúc nào họ cũng nghĩ về mức độ chính xác. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc khéo léo thúc đẩy mọi người cân nhắc xem liệu những gì họ nhìn thấy có chính xác hay không sẽ khiến họ bớt chia sẻ thông tin sai lệch hơn.
 
Brashier nói: “Tất cả chúng ta đều có thể vấp phải thông tin sai lệch. Bản thân tôi cũng từng gặp phải những câu chuyện sai sự thật dù tôi nghiên cứu về nó.”
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Why do our brains believe lies?” của Richard Sima, được đăng trên trang WashingtonPost.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
Tạp chí Consumer Reports vừa công bố phát hiện rằng nhựa vẫn hiện diện “rộng rãi” trong thực phẩm bất chấp các nguy hại về sức khỏe, và kêu gọi các cơ quan chức trách đánh giá lại mức độ an toàn của nhựa khi tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức vô vụ lợi này cho biết rằng 84 trong số 85 mẫu thực phẩm ở siêu thị và thức ăn nhanh mà họ vừa kiểm tra gần đây có chứa “chất hóa dẻo” (plasticizers) được gọi là phthalates, một loại hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.