Hôm nay,  

Sự Thật Về Các Loại Thực Phẩm Bổ Sung Tăng Cường Hệ Thống Miễn Dịch

09/12/202200:00:00(Xem: 4364)
 
thực dược phẩm bổ sung
Giống như kẽm, vitamin C cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch của chúng ta khỏe mạnh. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều vitamin C – vượt quá 90 miligam chế độ dinh dưỡng hàng ngày đối với nam giới và 75 miligam đối với phụ nữ không mang thai – có thể khiến ta bị sỏi thận. (Nguồn: pixabay.com)
 
Để đề phòng các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông, một số người đã “tăng cường” hệ thống miễn dịch của mình bằng các thực/dược phẩm bổ sung và thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Một số người còn kết hợp với các biện pháp như giữ khoảng cách xã hội, đeo khẩu trang, tiêm phòng cúm và COVID-19, giúp giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh hoặc phát bệnh nặng; đối với một số khác, họ chỉ dựa vào các thực/dược phẩm bổ sung.
 
Họ hy vọng sử dụng các khoáng chất như kẽm và vitamin, bao gồm vitamin C và vitamin D, sẽ giúp tăng cường phản ứng miễn dịch trong trường hợp bị nhiễm bệnh. Theo nhà miễn dịch học Scott Read tại Trường Western Sydney của Úc châu, mặc dù các loại thực phẩm bổ sung không có khả năng ngăn ngừa nhiễm bệnh, nhưng chúng có thể hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, đối với một người bình thường ăn uống điều độ, tập thể dục và ngủ đủ giấc, các loại thực phẩm bổ sung có thể sẽ không có tác dụng gì nhiều, trừ khi cơ thể đang bị thiếu hụt chúng.
 
Carol Haggans, chuyên gia và cố vấn về dinh dưỡng tại Office of Dietary Supplements của National Institutes of Health cho biết, nếu người ta muốn bổ sung thêm vitamin hoặc khoáng chất để tăng cường khả năng miễn dịch thì “cũng chẳng hại gì,” miễn là liều lượng không vượt qua mức giới hạn hàng ngày do Cơ Quan Thực Phẩm và Dinh Dưỡng (Food and Nutrition Board) của Liên Học Viện Hoa Kỳ về Khoa Học, Công Nghệ và Y Khoa (National Academies of Sciences, Engineering and Medicine) đưa ra. Bà cảnh báo: “Hấp thụ liều lượng cao có thể có hại.” Cũng cần lưu ý rằng các chất bổ sung có thể can thiệp hoặc tương tác với một số loại thuốc, vì vậy tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
 
Cho đến nay, đây là những gì khoa học nói về một số biện pháp can thiệp phổ biến nhất được quảng cáo để phòng chống bệnh tật.
 
Kẽm (Zinc)
 
Kẽm là chất không thể thiếu đối với hệ thống miễn dịch. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào T, giúp nhận biết và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm vi khuẩn và vi rút. Nó cũng đóng một vai trò trong chức năng của các tế bào biểu mô hô hấp – tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập.
 
Theo một số nghiên cứu, uống zinc (kẽm) trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi có các triệu chứng cảm lạnh thông thường có thể làm giảm thời gian bị bệnh. Một đánh giá gần đây cho thấy việc sử dụng viên ngậm hoặc thuốc xịt vào miệng có chứa kẽm giúp rút ngắn các triệu chứng cảm lạnh trung bình khoảng hai ngày. Chuyên gia về dinh dưỡng miễn dịch Philip Calder tại Trường Southampton, Anh, cho biết: “Nhưng khác biệt là rất nhỏ. Không nhiều lắm đâu.”
 
Kẽm cũng được quảng cáo là chất bảo vệ giúp bệnh không trở nặng nếu lỡ bị nhiễm COVID-19, nhưng các chuyên gia tại National Institutes for Health (NIH) cho biết không có đủ bằng chứng để hỗ trợ cho việc sử dụng kẽm như một phương pháp điều trị.
 
Jarrod Dudakov, nhà miễn dịch học tại Fred Hutch Cancer Research Center cho biết, kẽm sẽ không ngăn được nhiễm bệnh do vi rút hoặc vi khuẩn. Hấp thụ thêm chất kẽm trong một thời gian ngắn thì không có hại gì, nhưng có lợi hay không thì chưa rõ. Đó là vì những người thường có chế độ dinh dưỡng tốt sẽ nạp được nhiều kẽm từ thịt và hải sản, hoặc một lượng nhỏ hơn từ các nguồn như đậu, đậu lăng, quả hạch, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên, ăn/uống thêm chất kẽm sẽ có lợi cho những người đang bị thiếu hụt kẽm, đặc biệt là người cao niên và những người có chế độ dinh dưỡng kém.
 
Lượng kẽm có thể ăn uống thêm hàng ngày là 11 miligam đối với nam giới và 8 miligam đối với phụ nữ không mang thai. NIH khuyến cáo không nên vượt quá các mức liều lượng này. Nghiên cứu cho thấy rằng dư thừa kẽm, đặc biệt là trong thời gian dài, có thể dẫn đến thiếu hụt đồng, gây ra các vấn đề liên quan đến thần kinh và máu. Nạp quá nhiều chất kẽm cũng có thể gây buồn nôn, ói mửa và đau đầu.
 
Vitamin C
 
Giống như kẽm (zinc), vitamin C cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch của chúng ta khỏe mạnh. Nó kích thích sự di chuyển của các tế bào bạch cầu (bạch cầu trung tính hay bạch cầu đa nhân trung tính) giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Chất này cũng hỗ trợ các tế bào bạch cầu khác như đại thực bào đi diệt và tiêu hóa mầm bệnh cũng như loại bỏ các tế bào vật chủ đã chết, giúp làm giảm viêm.
 
Mặc dù một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng vitamin C có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm các bệnh do nhiễm vi khuẩn và vi rút, nhưng nó không làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh cảm lạnh thông thường ở người. Tuy nhiên, giống như kẽm, vitamin C thực sự giúp rút ngắn thời gian phát tác các triệu chứng.
 
Trong trường hợp bị nhiễm COVID-19, NIH cho biết không có đủ bằng chứng hỗ trợ cho việc sử dụng vitamin C để điều trị cho bệnh nhân. Nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng nó có khả năng giảm viêm ở những bệnh nhân COVID-19 bị bệnh nặng.
 
Tuy nhiên, ăn uống thêm chất vitamin C không có khả năng ngăn ngừa nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn. Calder nói, giống như các loại vitamin và khoáng chất khác, nó hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch của một người nếu họ bị nhiễm bệnh. Ông nói: “Không nghi ngờ gì về điều đó.” Tuy nhiên, ông đề nghị trước hết là nên tiếp cận các loại thực phẩm trong ăn uống hàng ngày, mọi người nên có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và chỉ sử dụng thực/dược phẩm bổ sung trong trường hợp không thể ăn uống được các loại thực phẩm này, hoặc bị thiếu chất. Theo Calder, một người có sức khỏe bình thường sẽ không thu được nhiều lợi ích từ các thực phẩm bổ sung. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều vitamin C – vượt quá 90 miligam chế độ dinh dưỡng hàng ngày đối với nam giới và 75 miligam đối với phụ nữ không mang thai – có thể khiến ta bị sạn thận.
 
Vitamin D
 
Giống như vitamin C, vitamin D có đặc tính chống viêm. Mức vitamin D thấp có thể dẫn đến tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh và cúm. Một nghiên cứu mới cho thấy bổ sung vitamin D có thể làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các bệnh cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rõ vai trò của vitamin D trong trường hợp bị nhiễm COVID-19.
 
Một phân tích vào tháng 10 năm 2021, cho thấy rằng bị thiếu hụt vitamin D không khiến người ta dễ mắc COVID-19 hơn hoặc tăng khả năng tử vong cao hơn nếu bị nhiễm bệnh. Các tác giả nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất bổ sung không cải thiện các triệu chứng nghiêm trọng ở bệnh nhân COVID-19.
 
Nhưng thực/dược phẩm bổ sung vitamin D vẫn có một vai trò đặc biệt, bởi vì rất khó để nạp đủ vitamin D chỉ từ thực phẩm. Cơ thể sản xuất vitamin D khi da được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời; các loại cá nhiều mỡ (fatty fish) hoặc dầu gan cá (fish liver oil) cũng là những nguồn vitamin D tốt.
 
Calder nói: “Không có chất nào trong số này là thuốc tiên cả. Chúng chỉ giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn trong trường hợp bị tấn công.”
 
Tuy nhiên, cái khó là nhiều người có thể không biết liệu mình có bị thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất hay không và thiếu hụt ở mức độ nào. Haggans cho biết, mặc dù có nhiều cách để kiểm tra xem cơ thể có bị thiếu hụt vitamin D và B12 hay không, nhưng “hầu hết các chất dinh dưỡng đều khó đo lường.” Vì vậy, chúng ta nên đặt mục tiêu là ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng “nếu muốn bổ sung vitamin tổng hợp hoặc đa khoáng chất để đề phòng, thì cũng chẳng có gì sai trái.”
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “The truth about immune-boosting supplements” của Priyanka Runwal, được đăng trên trang nationalgeographic.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
Tạp chí Consumer Reports vừa công bố phát hiện rằng nhựa vẫn hiện diện “rộng rãi” trong thực phẩm bất chấp các nguy hại về sức khỏe, và kêu gọi các cơ quan chức trách đánh giá lại mức độ an toàn của nhựa khi tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức vô vụ lợi này cho biết rằng 84 trong số 85 mẫu thực phẩm ở siêu thị và thức ăn nhanh mà họ vừa kiểm tra gần đây có chứa “chất hóa dẻo” (plasticizers) được gọi là phthalates, một loại hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn.
Cách đâu 30-40 năm, lúc người tỵ nạn Việt mới định cư ở Mỹ và bắt đầu làm quen với các tập tục kể những tập quán về y tế ở Mỹ, trong y giới Mỹ cũng như các nước tây phương khác đang tranh cãi rất nhiều về chỉ định có nên cắt bao quy đầu theo thông lệ (routine circumcision) cho trẻ em sơ sinh hay không. Thuật ngữ “circumcision”, gốc latinh “circumcisio”. Từ "cắt bao quy đầu" xuất phát từ các từ Latin circum và caedo (circum: “xung quanh”; caedo: “tôi cắt”), có nghĩa đen là "cắt xung quanh". Từ epitome trong tiếng Hy Lạp cũng có nguồn gốc từ gốc có nghĩa là "cắt" hoặc "vết mổ". Trong tiếng Hebrew (Do Thái), phép cắt bao quy đầu được gọi là “peritomy”, xuất phát từ tiếng Hy Lạp peritomy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.