Hôm nay,  

Hai Cha Con Cùng Chạy Marathon

03/07/202014:45:00(Xem: 3961)

“YES WE CAN”

Hằng năm thành phố Montreal, Canada đều có tổ chức nhiều cuộc lễ hội quốc tế về thể thao. Marathon International de Montreal là một môn chạy dua dai sức quy tụ cả ngàn người đến từ khắp thế giới. Từ người trẻ tuổi đến các cụ ông cụ bà còn gân  đều có thể tham dự. . .

blank

Khởi hành Marathon Montreal 2004 trên Cầu Jacques Cartier.Nguời gõ,người đầu tiên, hàng thứ nhì bên góc trái.(X)

Đụng tường, ác mộng của người chạy marathon

blank

Lão Chánh chạy Marathon Montreal 42km,Sept 2004 (61 tuổi)-Lúc đến mức tại Parc La Fontaine- đến mức 5h28mn

blank

Lan Châu 29 t, đến mức- 4h28-42km


blank


Bức tường là vách ngăn chận một không gian, phân chia một căn phòng, hoặc giới hạn một mảnh vườn hay một miếng đất nào đó. Trên nguyên tắc thì không có cái gì  đi qua tường được, nhưng ….

Trong cuộc chạy dai sức marathon 42 km hầu như rất nhiều lực sĩ, một lúc nào đó, thường là ở cây số 30, khó tránh khỏi đụng vào một bức tường vô hình ác nghiệt. Đó là cái cảm giác đuối sức ghê gớm, mệt mõi cực độ, tim đập nhanh, thở ngắn và gắp rút, choáng váng chóng mặt, nhức đầu, hai bàn tay buốt lạnh, tê như có kim chích, đau nhức khắp nơi, từ mắt cá, gót chân, bàn chân, đầu gối, lưng,vai, tay chân nặng trĩu, hầu như không thể nào xê dịch được nữa, đôi khi kèm theo cảm giác muốn nôn mửa và chỉ muốn té xỉu mà thôi.

 Đây là báo hiệu cơ thể đã cạn nguồn glycogen dự trữ trong gan,và trong các bắp cơ.Trong biến dưỡng, Glycogen sẽ chuyển thành glucose để giúp tế bào tạo năng lượng hoạt động. Nói một cách dễ hiểu là cơ thể báo động là nó đã hết nhiên liệu, ví như xe hết xăng vậy, hãy coi chừng đó. Đây là thời điểm mấu chốt và tối quan trọng đối với  vận động viên.

 “The wall then, in its purest form, is the appropriately-named term used to describe an event which happens to many marathon runners when they have crossed a point in the race where they have no more glycogen reserves and when hypoglycaemia ensues. At this point the body, having run out of fuel, starts using fat reserves as a fuel source, much to the detriment of a runner's performance.

While a good well-habituated long distance runner will just feel temporarily out of steam, inexperienced runners may also suffer from additional physiological problems of wall-hitting including all-over body muscle cramps (as a result of lactic acid buildup) and dehydration.”(BBC. The wall-a marathon runner’s nightmare.)

Lúc nầy có một sự dằng co dữ dội diễn ra trong nội tâm của họ: bỏ cuộc  hay tiếp tục?

Thể xác bảo phải ngưng, đừng chạy nữa vô ích và nguy hiểm lắm. Tinh thần thì hét lên, phải cố gắng thêm, không được bỏ cuộc, ráng lên chút nữa, mầy có khả năng mà, sắp tới rồi và mầy phải thắng.

 Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng chính mình! Thời điểm xuất hiện của bức tường cũng như cường độ của nó tùy thuộc vào sức chịu đựng của mỗi người. Một số yếu tố khách quan bên ngoài như, trời nắng nóng, ẩm độ cao, độ dốc của các chặn đường,  thiếu kinh nghiệm chạy, như ham chạy nhanh lúc đầu sẽ làm bức tường xuất hiện sớm.

 Ngược lại, một sự luyện tập chu đáo, dinh dưỡng thích nghi, chạy đúng cách, cộng thêm lời cổ vỏ nồng nhiệt của khán giả hai bên đuờng cũng như lời khích lệ chân thành của người thân và bạn bè sẽ là những chất xúc tác vô cùng cần thiết và quý báu giúp người vận động viên vượt qua những khó khăn nhọc nhằng một cách dể dàng hơn .

 Ở đây chúng ta thấy bên cạnh sự luyện tập, yếu  tố tinh thần cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự thành bại ở đời . Một người  bi quan yếm thế,  tinh thần bạc nhược ,yếu đuối, chủ bại, tiêu cực, chưa đánh mà đã sợ thua rồi, ngại khó khăn và thiếu tự tin sẽ dể dẫn đến thất bại. Ngược lại, một tinh thần mạnh mẽ đầy nghị lực, tự tin, lạc quan, yêu đời, tích cực và chủ thắng sẽ giúp người ta dể thành công hơn.

Chạy cho biết sức mình

Chuyện chạy jogging là môn thể thao mà tác giả hầu như làm mỗi ngày từ nhiều năm qua. Đó là lối chạy bình thường để duy trì sức khỏe tốt.

Mấy năm trước đây, ái nữ xúi dại pa thử chạy Marathon với nó coi có nổi không. Nghe đến chử marathon không thôi cũng đủ ê càng rồi vì đó là cuộc đua dai sức 42km. Đây là điều mình chưa bao giờ dám nghĩ tới. Đâu phải ai muốn làm là làm được đâu.

Năm 2004 người gõ đã được 61 tuổi rồi. Gân cốt, bù lon đã bắt đầu lổng lẽo chỗ nầy chỗ nọ, nhưng cũng đỡ vì chưa cần phải chống gậy… Còn con gái mình thì mới có 29 cái xuân xanh.

Thôi thì nghe lời nó xem sao.Thử bạo gan tham gia một lần xem coi sức gìà của mình đến đâu.

 Mục đích của mình là phải cố gắng chạy cho tới mức mới được. Mình muốn chứng tỏ là mình vẫn còn xí quách.



blank


Marathon đầu tiên của hai cha con.

                           blank

                                     Cô con gái tươi cười chạy marathon Montreal 2004


Marathon International de Montreal dược tổ chức ngày 12-09-2004.

Nếu chạy hổng nổi, cùng lắm là bỏ cuộc chớ có chết thằng Tây nào đâu.

Tội nghiệp bà xã không dám cản, nhưng mình biết bả lo lắm vì sợ biết đâu ổng dám ngõm bất tử dọc đường lắm. Trong quá khứ đã có người bị đứng tim chết lúc đang chạy marathon rồi, mà họ là những người chưa phải là già.

Trước khi đi bả dặn nhiều lần: nhớ thở đều, còn thấy chạy không nổi nữa thì bỏ nghe anh. Nhưng mình biết sức của mình mà. Vượt biên hai ba lần còn dám làm sá gì ba cái chuyện chạy đua lẻ tẽ nầy.

A woman runner died as she competed in the London Marathon, race organisers revealed tonight.(32nd London Marathon 2012)


One man is dead after suffering a heart attack at the Montreal marathon Sunday.

The man, described as being in his 30s, died in hospital after receiving first aid at the end of the race, according to Montreal police.

Bernard Arsenault, marathon CEO, said the heat and humidity had made conditions difficult for participants.(Marathon Montreal 2011)

L'Américain Chad Schieber, 35 ans, est mort en septembre 2007 au marathon de Chicago, dont on a ensuite changé le parcours. Finalement, en octobre 2009, trois coureurs sont morts durant le marathon de Detroit, dont deux qui avaient moins de 40 ans.


Khởi hành

Xem video Départ Marathon 2007 trên cầu Jacque Cartier Montreal.

http://www.youtube.com/watch?v=FSbp_tYaygg

Bắt đầu khởi hành lúc 8:17 hr trên cầu Jacques Cartier, Montreal.

 Đông lắm.Mọi ngưòi chạy rầm rập, không chen lấn, không quá hấp tấp vì con đường còn quá dài. Dân chạy chuyên nghiệp gọi là élite dứng phía trước và chạy trước. Tiếp đến là dân dở hơn một chút chạy sau dân élite. Cuối cùng là nhóm cà tàng như người gõ thì xếp hàng phía sau chót nên chạy lọt tọt sau lưng các nhóm trước.

 Đúng là không khí của một ngày lễ hội rất vui và mọi người đều háo hức.

 Có thể nói 1/4 thành phố Montreal bị cấm xe lưu thông từ sáng sơm tới trưa ngày chạy marathon. Dân buôn bán và các bác tài xế thì chửi thề vì họ không làm ăn và lái xe bình thường được.

 Được biết, cùng lúc với marathon, còn có các môn như demi marathon 21km, nhưng chạy theo tuyến đường khác của Montreal v,v… 

Trời mát dễ chịu. Chạy loanh quanh hai đảo Jean Drapeau và Notre Dame phía dưới cầu, rồi trực chỉ đường Wellington hướng về Parc Angrignon nằm về phía Tây thành phố Montreal. 

25 cây số đầu khi mới tới Parc mình bắt đầu thấy mệt chớ chưa phải thật sự là đuối sức. Trời bắt đầu nắng và nóng 27oC.

Chạy thêm một đoạn ngắn nữa mình mới thật sự có cảm giác như đụng vào một bức tường. Chân cẳng dở không lên.

Thật là khủng khiếp, không khác nào là điạ ngục trần gian. Nhiều lúc mình muốn té xỉu tại chỗ và bỏ cuộc luôn cho rồi. Nhưng phải cương quyết cố gắng đến cùng vì sẽ không còn dịp nào khác nữa để thực hiện cái ước vọng điên cuồng chạy marathon nầy nữa. 

Dường như từ lúc đó đến phút cuối mình chỉ chạy bằng cái đầu mà thôi.

 Lê lết từng bước chậm chạp và nặng nề đến một trạm tiếp nước bên đường lấy vội một gói gel (là một loại đường sền sệt ngọt rất gắt)  nút hết vào họng rồi uống thêm 2-3 ngụm nước, nước còn dư được tưới hết lên đầu. Cứ 5km dọc theo lộ trình là có trạm tiếp nước, có nước chai, nước cam, các loại nước trái cây và có cả cam dã được cắt sẵn v,v…

 Marathon International Montreal được công ty sản xuất nước trái cây Oasis tài trợ.

Hít thở một hồi, sau đó mình mới tiếp tục chạy lúp xúp, chầm chậm (chớ chạy lẹ sao cho nổi). Đầu óc bị dằn co giữa ý tưởng bỏ cuộc và khát vọng kết thúc được marathon với bất cứ giá nào. Tứ chi đau nhức vô cùng, thân xác rã rời  hết biết. Văng vẳng bên tai là nhửng tiếng cổ vỏ khích lệ của người québecois: Can đảm, cố sức lên cha nội, ông làm nổi mà,  Courage Tu es capable! Còn 7 km nữa, ráng lên đi ông già! Encore 7 km  Courage! Có nơi họ đem theo trống kèn theo,thổi tò te tí te để cổ vỏ. Trên tuyến đường, lúc chạy ngang qua sở chữa lửa các vận đông viên được nhân viên cứu hỏa tưới nước như mưa sướng gì đâu.

Đường Notre Dame dài thâm thẫm bất tận, rồi đến khu Vieux Montreal, quẹo lên St Laurent, chạy ngang phố Tàu với những cặp mắt xa lạ nhìn  mình một cách thờ ơ lạc lỏng.

Trời ơi cái dốc đường Berri dài 200 mét, hiện ra chình ình trước mặt, khiếp quá! không chạy lên nổi, thôi đành phải đi để bảo toàn tính mạng. 

Vừa qua khỏi dốc thì thấy thằng con trai phục sẵn đâu bên lề từ hồi nào với máy ảnh chụp lia lịa ông già tía của nó.

Quẹo trái Cherrier, chỉ còn 2 km nửa thôi, có phải thật vậy không kìa ?

Trong niềm phấn khởi tột cùng,mình gom góp hết hơi tàn sức mọn còn lại của tấm thân già ham vui, cố gắng bung đi những bước cuối cùng trực chỉ mức đến ở cây số 42 giửa Parc LaFontaine.

Bip, bip,bip, đó là tính hiệu phát ra tại mức đến khi chiếc giầy mình có mang cái chip điện tử ChampionChip chạm lên lằn mức đến cuối cùng. Ba tiếng tín hiệu nghe sao mà dễ thương quá vậy.

 Thấy mình lảo đão, hai người trong ban cứu thương tính lại đở, nhưng mình khoát tay khỏi cần, cám ơn : non merci, c’est correct .

 Chiến thắng được hai Mission impossible

blank

61 Tuổi  2004 (parc LAFONTAINE)-5h28mn


                                       blank                                 

   Marathon Montreal sept 2005,62 tuổi- Hết xí quách-Mức đến Olympic Stadium-5h.44mn 


Đưa vội tay nhận lấy tấm médaille Marathon Montreal 2004, mình qụy xuống bãi cỏ, mắt xé cay vì quá sung sướng và tự hào. Mình đã đạt ước nguyện, và đã chiến thắng thêm được một mission impossible nữa trong đời.

Đây là lần thứ hai mắt mình xé cay vì vui mừng tột độ. Lần trước là vào tháng 3 năm 1980, khi chiếc tàu định mệnh không máy, sau bao ngày linh đinh trên biển cả với 69 người yêu chuộng tự do đã lũi được vô bờ một đảo hoang ngoài khơi thành phố duyên hải Rayon của Thái Lan

                                                               blank

                                            MÌNH ĐÃ KHÓC KHI BƯỚC CHÂN VỪA CHẠM  ĐÂT


Năm sau, 2005, mình cũng bốc đồng chạy thêm một marathon nữa không biết để làm gì. Cũng may là không bỏ cuộc. Lết về được đến mức ăn thua như ý mong muốn, nhưng thân xác rã rời, đau nhức, đi cà nhắc cả tuần lễ. Tởn luôn tới già! 

Và đó cũng là lần cuối cùng trong đời. Thôi đủ rồi!

Xin vĩnh biệt marathon./.

Kết quảwww.sportstats.ca/re2004/festim.htm 

     Có lối 1500 người  ghi tên chạy marathon. Montreal 2004 

-         827 người đã chạy về tới mức đến cây số 42 km ở Parc LaFontaine 

-         Người đến nhứt  đã chạy trong 2 :22 hr , người về chót đã chạy hết 7 :17 hr 

-         Chánh Nguyễn ( 61 t) : hạng 781 , chạy trong 5 :28 hr ( 21 km đầu chạy trong 2 :17hr , 21 km sau chạy trong 3 :10 hr ) . 

-         Lan Châu Nguyễn ( 29 t) , hạng 407, đã chạy trong 4 :08 hr . 

- ****        Catégorie 60-64 tuổi (tác giả): 4 người về đến mức, 65-69 t : 2 người , trên 70t :2 người   

Marathon Montreal 2004


Montreal International Marathon - Results
Montreal, QC Canada
September 12, 2004
Finishers: 820, Males - 641 , Females - 179
Male Winner: 2:22:32 | Female Winner: 2:47:11
Average Finish Time: 4:11:50 | STD: 0:41:25


Race

Last Name, First Name
(Sex/Age)

Time

OverAll
Place

Sex Place
/
Div Place

DIV

Net Time

City, Country

Montreal International Marathon
9/12/04

Nguyen, Chanh (M)

5:28:17

781

610 / 11

M60-64

5:27:42

Longueuil, CAN




Race

Last Name, First Name
(Sex/Age)

Time

OverAll
Place

Sex Place
/
Div Place

DIV

Net Time

City, Country

Montreal International Marathon
9/12/04

Nguyen, Lan chau (F)

4:08:16

407

69 / 16

F25-29

4:07:02

Montreal, CAN


Marathon Montreal 2005

Montreal International Marathon - Results
Montreal, QC Canada
September 11, 2005
Finishers: 1001, Males - 808 , Females - 193
Male Winner: 2:17:25 | Female Winner: 2:56:20
Average Finish Time: 4:07:40 | STD: 0:41:16


Race

Last Name, First Name
(Sex/Age)

Time

OverAll
Place

Sex Place
/
Div Place

DIV

Net Time

City, Country

Montreal International Marathon
9/11/05

Nguyen, Chanh (M)

5:46:20

981

795 / 20

M60-64

5:44:26

Longueuil, Canada

                              blank


Montreal, 

HẾT


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.