Hôm nay,  

9 Thói Quen Không Lành Mạnh Hại Cho Sức Khỏe

16/09/201900:00:00(Xem: 4151)

Chúng ta đều biết một số điều chung về những thói quen có hại cho sức khỏe, thí dụ như thuốc lá, rượu chè, ăn nhiều thịt mỡ ... Thế nhưng, uống quá nhiều nước, ngồi gần cửa sổ máy bay thì sao? Ít có ai nghĩ rằng những thói quen này cũng có hại.

Để bảo vệ sức khỏe của mình, xin hãy ghi nhớ thêm 9 thói quen cần tránh như sau:

1-         Đeo nút nghe (earbuds) vô tuyến. Airpod và những thiết bị tương tự được thiết kế để nhét vừa vào lỗ tai. Nhưng chúng cũng có làm tăng khả năng sự nhiễm trùng. Theo chuyên gia về thính giác Brian Taylor, đeo earbuds còn làm tăng nguy cơ bị giảm thính lực. Vấn đề không phải là do âm lượng lớn, mà là do ráy tai bị nén chặt lại.

2-         Đổ xăng. Chúng ta khó mà tránh được việc phải đi đổ xăng cho xe hơi. Nhưng đi đổ xăng nhiều lại có hại cho sức khỏe. Lý do là hơi xăng bốc lên đi vào mũi có thể làm tổn hại DNA trong phổi. Giải pháp là khi đổ xăng, hãy đứng ở đầu gió. Hoặc tốt hơn nữa là... đi xe điện!

3-         An khuya. Đây là một thú vui của nhiều người. Nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn trễ vào buổi tối có hại cho sức khỏe. Theo EatinWell, nguyên nhân chính là ăn trễ khó tiêu hóa, gây ra khỏ ngủ. Và ta cũng thường hay chọn những thức ăn kém lành mạnh khi ăn khuya!

4-         Nghĩ về những chuyện buồn phiền trong quá khứ. Chúng ta thích gặm nhấm những chuyện buồn trong quá khứ. Và điều này không tốt cho sức khỏe. Theo VeryWell Health, điều này dễ gây ra chứng trầm cảm. Hãy tạo thói quen mới nghĩ đến những điều tốt lành, vui tươi trong đời.

5-         Chọn ngồi gần cửa sổ trên máy bay. Nhiều người thích ghế ngồi gần cửa sổ máy bay để ngắm cảnh. Tuy nhiên, theo một chuyên viên về da của Anh Quốc, cửa sổ máy bay chỉ có lớp bảo vệ tia UVB (gây bỏng nắng), nhưng không thể bảo vệ được tia UVA, là những tia có hại cho con người.

6-         An trưa tại bàn làm việc. Đây là một thói quen không tốt, còn gọi là không ăn trong “chánh niệm”. Khi vừa ăn vừa làm, chúng ta không để ý đến thức ăn, mà chỉ nuốt chúng cho xong! An kiểu này không tốt cho tiêu hóa, theo EatingWell.

7-         Đeo kính râm rẻ tiền. Nhiều người thường hí hửng khi mua được chiếc kính râm giá rẻ. Nhưng mà của rẻ thì thường là... của ôi. Kính râm rẻ tiền có thể làm hại cho mắt vì không bảo vệ được những tia cực tím (UV). Tốt hơn hết là đừng tiếc tiền, và hay mua cho mình những kính râm chất lượng.

8-         Dành nhiều thì giờ cho mạng xã hội: suốt ngày ngồi lên các mạng xã hội như Facebook, Twitter... sẽ có hại cho cả thần kinh lẫn cơ thể. Theo VeryWell Health, dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội sẽ làm tăng cảm giác cô đơn, và có nguy cơ bị trầm cảm. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho “người thực, việc thực”, thí dụ như gia đình, đi gặp bè bạn.

9-         Uống quá nhiều nước. Uống ít nước thì có hại đã đành. Nhưng uống quá nhiều nước thì cũng không tốt cho sức khỏe, vì làm loãng lượng muối trong cơ thể.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bước tiến lớn tiếp theo trong điều trị ung thư có thể là vắc xin. Sau nhiều thập niên miệt mài làm việc, các khoa học gia cho biết nghiên cứu đã đạt đến một bước ngoặt quan trọng, dự đoán sẽ có thêm nhiều loại vắc xin trong 5 năm tới. Tuy nhiên, đây không phải là những loại vắc xin truyền thống giúp ngăn ngừa bệnh tật, mà là những mũi tiêm để giúp thu nhỏ khối u và ngăn chặn ung thư tái phát. Các phương pháp điều trị thử nghiệm này nhắm mục tiêu vào những loại ung thư như ung thư vú và ung thư phổi, nhưng cũng đã có một số thành tựu đối với ung thư tế bào hắc tố (melanoma) và ung thư tụy tạng được thử nghiệm trong năm nay.
Đa xơ cứng, (Multiple Sclerosis, MS), là một bệnh thần kinh thường bắt đầu ở độ tuổi từ 20 đến 40. Bệnh này phổ biến ở phụ nữ hơn ở nam giới. Bệnh đa xơ cứng xảy ra do hệ thống miễn dịch rối loạn tấn công nhầm vào não và tủy sống. Mặc dù có những điều trị mới và hiệu quả hơn, hầu hết những người bị chứng bệnh này vẫn ngày càng bệnh nặng hơn theo thời gian.
Quý vị có thường bị đau lưng mỗi khi bị cúm, cảm lạnh, hay khi bị COVID? Đau lưng là triệu chứng khá phổ biến ở nhiều loại bệnh. Nó không phải là một triệu chứng kiểu hên xui, mà là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa hệ thống miễn dịch và não, được gọi là “khớp thần kinh miễn dịch” (neuroimmune synapse). Khi ta bị bệnh, kết quả của ‘cuộc trò chuyện’ giữa hệ thống miễn dịch và não bộ khá là thú vị, bởi vì sự chú ý sẽ được tập trung đặc biệt ở vùng lưng dưới. Đây là một trong những vùng nhạy cảm nhất của cơ thể trước các mối đe dọa đối với miễn dịch thần kinh (neuroimmune).
Sau biến cố 30 tháng 4, 1975, người Việt Nam tạo nên một cộng đồng hải ngoại chừng trên 4 triệu người, tương đương với dân số của New Zealand. Cuộc bùng nổ dân số ra hải ngoại này cũng gây nhiều ly tán, con cái thất lạc cha mẹ. Nhờ các tiến bộ về công nghệ gien và DNA chúng ta được chứng kiến những cuộc tái ngộ, đoàn tụ tưởng như không bao giờ có được, đặc biệt là những người con lai “mồ côi” tìm lại được người cha quân nhân Mỹ từng chiến đấu tại Việt Nam sau gần 50 năm. Chúng ta thử tìm hiểu những tiến bộ về lĩnh vực thử máu hay DNA để thiết lập quan hệ cha-con trên bình diện sinh học.
Mùa thu năm ngoái, số liệu thống kê liên bang cho thấy mức tuổi thọ trung bình của người dân Hoa Kỳ năm 2021 đã giảm hai năm liên tiếp. Dễ thấy rằng nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất là do COVID-19. Đại dịch tàn khốc đã cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người ở Hoa Kỳ. Mức tuổi thọ trung bình đã giảm trong hơn hai năm, và giảm gấp đôi ở những người gốc Tây Ban Nha, người gốc da đen và người Mỹ bản địa, khiến đất nước chúng ta thụt lùi lại hai thập niên. Đây cũng là mức giảm tuổi thọ trung bình đột ngột nhất kể từ Thế Chiến II.
Trong tuần này, Đức Giáo Hoàng, Pope Francis đã trải qua một ca phẫu thuật để loại bỏ một khối thoát vị ở vùng bụng khiến ngài đau đớn không thôi. Nó là một khối thoát vị từ vết mổ của các ca phẫu thuật trước đó, được gọi là thoát vị vết mổ (incisional hernia). Thoát vị (Hernia) khá phổ biến và có nhiều loại khác nhau. Không phải tất cả các loại thoát vị đều phải làm phẫu thuật. Vậy thoát vị thực sự là gì? Và nếu cần phải làm phẫu thuật thì thế nào?
Hoa Kỳ đang bước vào mùa bệnh “Lyme”, và nguy cơ lây nhiễm loại bệnh do bọ ve cắn đang gia tăng, đặc biệt là khi có một nửa số người dân hiện đang sống ở những nơi có bọ ve. Nếu không được điều trị bằng kháng sinh kịp thời, bệnh Lyme có thể gây ra các vấn đề về tim mạch và hệ thần kinh, viêm khớp và các biến chứng khác, khó mà chữa trị. Mặc dù nhiều loại vắc xin đang được phát triển, nhưng số ca nhiễm đã đạt đến mức độ nạn dịch ở Hoa Kỳ. Có khoảng 476,000 ca nhiễm Lyme được báo cáo mỗi năm, tiêu tốn khoảng 1 tỷ MK chi phí y tế.
Trầm cảm là một trong những căn bệnh lớn của thời đại. Hơn một phần ba phụ nữ và gần một phần tư đàn ông ở Thụy Điển bị trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong đời. Đối với một số người, thì một sự kiện căng thẳng tâm lý nào đó gây ra trầm cảm, ở những người khác, bệnh dường như bùng phát một cách tự nhiên và với một số ít là do tác dụng phụ của thuốc.
Năm 2011, Gert-Jan Oskam đang sống ở Trung Quốc thì bị tai nạn xe máy, khiến ông bị liệt từ phần hông trở xuống. Giờ đây, với sự kết hợp của các máy móc thiết bị hiện đại, các khoa học gia đã giúp ông kiểm soát lại phần thân dưới của mình, theo trang NYTimes đưa tin vào cuối tháng 5 năm 2023.
Ngày 15 tháng 5 năm 2023, Cơ quan Y tế Quốc tế WHO đưa ra hướng dẫn mới nhất của họ về chất làm ngọt thay thế đường (non-sugar sweeteners) và khuyên không nên dùng các chất này để giảm cân. WHO đã tiến hành một cuộc đánh giá có hệ thống với 283 nghiên cứu về chất tạo vị ngọt mà không dùng đường. Nghiên cứu tổng quan này bao gồm cả các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và nghiên cứu quan sát (randomized controlled trials and observational studies).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.