Hôm nay,  

8 Loại Thức Ăn Nên Tránh Khi Đi Du Lịch

02/09/201900:00:00(Xem: 3305)

Phải nói là không có gì làm hỏng những chuyến đi du lịch trọn vẹn bằng việc ... ngộ độc thức ăn. Đi xa mà không được hưởng thụ món ăn địa phương mới, mà lúc nào cũng phải canh chừng tìm nhà vệ sinh ... thật là chán nản vô cùng! Những người đi du lịch có thể tránh tối đa vấn nạn bất đắc dĩ này bằng cách tránh ăn uống một số thực phẩm. Bởi vì có nhiều loại thức ăn, thức uống dễ gây ra ngộ độc.

Sau đây là danh sách những thứ dân đi du lịch nên tránh ăn của Reader’s Digest:

-           Các loại nghêu sò sống. Chuyên gia về chế độ ăn uống Elizabeth Ward nhấn mạnh rằng hào sống, các loại nghêu sò sống rất dễ gây ngộ độc, phá hoại chuyến nghỉ hè của bạn. Bà này khuyên hãy nên ăn hào, nghêu sò đã qua nấu nướng sẽ an toàn hơn.

-           Nước máy. Đi đến một số vùng mới phải cẩn thận với nguồn nước. Một số vi sinh vật trong nước của vùng có thể không thích hợp với cơ thể của bạn. Đặc biệt là ở những quốc gia đang hay kém phát triển, nước máy còn chứa cả các loại ký sinh, vi khuẩn. Tốt hơn hết hãy uống nước đóng chai, nước đã nấu chín.

-           Rau sống: Rau và các loại trái cây vỏ dầy là an toàn để ăn. Còn những loại rau quả tươi khác như táo, nho, dâu, cà chua sống, hành tây sống trong các loại rau trộn là những thực phẩm nên tránh khi đi du lịch. Vấn đề ở chỗ nước rửa chúng có thể không sạch, nên gây rắc rối cho người ăn.

-           Nước đá. Nếu bạn không khỏe khi đang đi du lịch, thì nhớ hãy tránh xa việc uống nước đá. Đã có không biết bao nhiêu du khách bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn E.coli từ việc uống nước đá.

-           Thức ăn buffet: Thật là khó mà kiềm chế trước một bữa tiệc buffet thịnh soạn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng những ai hay bị “tháo dạ” phải cẩn thận với buffet. Bởi vì ta không biết rõ thức ăn trên mâm đã nằm ở đó bao lâu, nhiệt độ bảo quản thế nào, điều kiện vệ sinh ra sao... Một số loại thức ăn để trong nhiệt độ phòng sau một thời gian dễ bị nhiễm khuẩn.

-           Nước suối. Ở một số quốc gia, một số nước có gas lại làm tứ nước máy, cho thêm một chút hương liệu để cho ngon miệng. Trong trường hợp này, uống nước trong lon an toàn hơn trong chai.

-           Dưa. Heather Steele- một chuyên gia dinh dưỡng- cảnh báo rằng dưa cắt sẵn cũng là một thức ăn du khách nên tránh. Lý do là vỏ của chúng dễ bị nhiễm E.Coli.

-           Giá sống. Giá là một thức ăn khó rửa sạch, lý tưởng cho các loại vi khuẩn như Salmonella phát triển. Nên tránh ăn giá sống khi đi du lịch.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.