Hôm nay,  

Diệt vi trùng 'thuốc kháng sinh cũng phải chào thua' bằng xà bông đặc biệt

13/06/201913:18:00(Xem: 3720)

Nhà thương và viện dưỡng lão tại hai tiểu bang California và Illinois đang thử nghiệm một phương pháp đơn giản đáng ngạc nhiên là tắm cho bệnh nhân với một loại xà bông đặc biệt. Phương pháp này chống lại loại vi trùng nguy hiểm, mà thuốc kháng sinh cũng phải chào thua, làm hàng ngàn người chết mỗi năm.
Chính phủ Mỹ tài trợ $8 triệu thông qua Trung Tâm Phòng Ngừa Và Kiểm Soát Dịch Bệnh (Centers for Disease Control and Prevention- CDC) cho thử nghiệm này và hiện đang áp dụng tại 50 cơ sở của hai tiểu bang nói trên.
Theo bác sĩ John Jernigan, người điều hành văn phòng CDC về nghiên cứu bệnh truyền nhiễm qua chăm sóc sức khỏe thì những vi trùng không giới hạn ở một nhà thương hay viện dưỡng lão mà phát tán nhanh chóng vào cộng đồng.
“Không có cơ sở chăm sóc sức khỏe nào là một ốc đảo,” bác sĩ Jernigan nói. “Chúng tôi đều cùng chung một mạng lưới phức tạp.”
Theo cơ quan CDC có ít nhất 2 triệu người ở Mỹ bị nhiễm vi trùng kháng thuốc hàng năm mà thuốc kháng sinh không còn hiệu quả, và khoảng 23,000 người trong số đó tử vong,
Những bệnh nhân nằm bệnh viện, và những người ở viện dưỡng lão là dễ bị ảnh hưởng nhất. Có tới 15% bệnh nhân ở nhà thương và 65% cư dân viện dưỡng lão sống chung với những vi trùng lờn thuốc kháng sinh, dù rằng không phải tất cả đều phát bệnh, theo bác sĩ Susan Huang, chuyên khoa bệnh truyền nhiễm tại đại học University of California, Irvine.

“Những vi trùng này đáng sợ và rất khó diệt,” bác sĩ Huang nói. “Chúng không chịu biến đi.”
Một số vi trùng thường thấy ở những cơ sở chăm sóc sức khỏe là nhóm tụ cầu khuẩn Staphylococcus Aureus lờn thuốc kháng sinh methicillin (MRSA) và họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae lờn thuốc trụ sinh carbapenem (CRE) - thường được gọi là “vi trùng ác mộng.” Hai loại vi khuẩn E. coli và viêm phổi Klebsiella cũng có thể điểm danh vì chúng đã kháng thuốc trụ sinh mạnh carbapenems.
Vi trùng CRE làm khoảng 600 người chết mỗi năm, theo CDC.
CRE đã lây lan rộng rãi trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe ở khu vực Chicago, Theo bác sĩ Michael Lin, một chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm tại Rush University Medical Center, và cũng là người đứng đầu chương trình thử nghiệm do CDC tài trợ tại đây. “Nếu MRSA là ác mộng, thì CRE là “siêu ác mộng.”
Kiểm soát được những vi trùng kháng thuốc này là một thách thức lớn cho nhà thương và viện dưỡng lão. Áp dụng thử nghiệm CDC, các bác sĩ và nhân viên cơ sở chăm sóc sức khỏe tại Chicago và Nam California dùng xà bông kháng khuẩn chlorhexidine. Kết quả cho thấy đã giảm bớt các ca nhiễm bệnh khi bệnh nhân được tắm với xà bông này.
Thông thường chlorhexidine được dùng để tắm ở khu chăm sóc đặc biệt trong nhà thương và súc miệng cho bệnh nhiễm trùng răng miệng, ít khi nó được dùng để tắm trong viện dưỡng lão.
Tại Chicago, các nhà nghiên cứu đang làm việc với 14 viện dưỡng lão và nhà thương. Nhân viên kiểm tra khi bệnh nhân nhập viện để tìm vi khuẩn CRE và tắm cho họ hàng ngày bằng chlorhexidine.
Dự án Chicago, bắt đầu năm 2017 và kết thúc hồi tháng Chín, gồm có một chiến dịch thúc đẩy thói quen rửa tay và tăng cường thông tin giữa các nhà thương về số bệnh nhân có vi trùng lờn thuốc.

Công việc kiểm soát lây nhiễm là điều mới mẻ đối với nhiều viện dưỡng lão khi họ không có nguồn tài nguyên và phương tiện như bệnh viện, bác sĩ Lin nói.
Thật ra, ba phần tư số viện dưỡng lão ở Mỹ đều nhận những giấy phạt vì vấn đề thiếu kiểm soát lây nhiễm trong mỗi giai đoạn bốn năm, theo phân tích của Kaiser Health News, và những tái phạm gần như không bao giờ phải nộp phạt. Những cư dân viện dưỡng lão thường được gửi trở lại nhà thương vì nhiễm trùng.


Tại California, giới chức y tế theo dõi chặt chẽ vi trùng CRE, vốn ít phổ biến so với những nơi khác trên toàn quốc, và họ cố gắng ngăn ngừa không cho CRE phát tán, theo bác sĩ Matthew Zahn, giám đốc y khoa dịch tễ học của Cơ Quan Chăm Sóc Sức Khỏe Quận Cam (Orange County Health Care Agency.)
“Chúng tôi không có nhiều thời gian” ông nói. “Bây giờ, việc nắm bắt cơ hội để tạo sự khác biệt trong quỹ đạo của vi khuẩn CRE thật sự quan trọng.”
Bác sĩ Huang, người lãnh đạo dự án do CDC tài trợ ở California cho biết: “Dự án đặt trụ sở tại Quận Cam, có 36 nhà thương và viện dưỡng lão dùng nước rửa sát trùng cùng với que bông có iodine. Mục đích là ngừa những người mới không bị nhiễm vi trùng kháng thuốc, và những người đã nhiễm sẽ không bị phát bệnh.”
Bác sĩ Huang khởi động dự án bằng cách tìm hiểu những bệnh nhân di chuyển từ các nhà thương và viện dưỡng lão tại Quận Cam, và khám phá rằng họ thật sự di chuyển nhiều hơn sự ước lượng. Điều đó đã đặt ra một câu hỏi quan trọng rằng, “Ta phải làm gì để không những bảo vệ bệnh nhân tại nơi ở mà còn bảo vệ ngay khi họ bắt đầu di chuyển?” bà nhớ lại.
Nghiên cứu trước đây của bà cho thấy những bệnh nhân với vi trùng MRSA có dùng chlorhexidine để tắm và súc miệng, và dùng tăm bông tẩm kháng sinh, có thể giảm nguy cơ bị nhiễm trùng MRSA 30%. Tất cả bệnh nhân trong bản nghiên cứu, được công bố hồi tháng trước trong tờ New England Journal of Medicine, đã xuất viện.
Bây giờ mục đích nghiên cứu chủ yếu trên bệnh nhân còn đang ở nhà thương hay viện dưỡng lão và mở rộng trên vi trùng CRE. Những nhà thương tham gia đặt trọng tâm vào bệnh nhân khu chăm sóc đặc biệt và những người đã bị nhiễm vi trùng lờn thuốc. Viện dưỡng lão và nhà thương cùng lo việc tẩy trùng – cũng gọi là “cách ly nhiễm trùng” - đối với tất cả cư dân.
Một buổi sáng gần đây tại Coventry Court Health Center, một viện dưỡng lão ở Anaheim, California, bà Neva Shinkle, 94 tuổi, kiên nhẫn ngồi trên xe lăn. Y tá Joana Bartolome giúp bà ngoáy mũi và hỏi bà có nhớ làm như thế để làm gì không.
“Để giết vi trùng,” bà trả lời.
“Đúng thế - nó bảo vệ bà chống nhiễm trùng.”
Trong một phòng gần đó, điều phối viên cấp cao Raveena Singh từ đại học UC-Irvine nói chuyện với bà Caridad Coca, 71 tuổi, mới đến viện dưỡng lão. Singh giải thích là bà Coca sẽ được tắm với xà bông có chlorhexidine thay vì xà bông thường. “Nếu có vết thương hở hay vết cắt, nó sẽ giúp bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng,” Singh nói. “Và chúng tôi không chỉ bảo vệ một người. Chúng tôi bảo vệ tất cả mọi người trong nhà dưỡng lão.”
Coca nói bà có một người anh em họ đã từng ở nhà thương nhiều tháng sau khi bị nhiễm vi trùng MRSA. “Rất may, tôi chưa bao giờ bị,” bà cho biết thêm.
Chuyên gia hành chính Shaun Dahl của viện Coventry Court nhấn mạnh ông hăng hái tham gia dự án vì những người đến viện dưỡng lão mang theo vi trùng MRSA hay những vi trùng khác. “Họ đã bị ốm ở nơi khác và bây giờ lại bị ốm ở đây.”
Kết quả của dự án Chicago chưa được công bố. Kết quả sơ khởi của dự án Quận Cam, chấm dứt hồi tháng Năm, thấy có vẻ hiệu quả, Huang nói.

Sau 18 tháng, các nhà nghiên cứu thấy giảm được 25% số cư dân viện dưỡng lão bị nhiễm trùng lờn thuốc, 34% bệnh nhân của các bệnh viện chăm sóc và 9% bệnh nhân ở bệnh viện truyền thống. Sự sụt giảm quan trọng nhất là của vi trùng CRE, mặc dù số bệnh nhân bị nhiễm vi trùng đó ít hơn.
Dữ liệu sơ bộ cho thấy thử nghiệm có nhiều dấu hiệu khả quan, có thể bắt đầu tạo ra sự khác biệt trong quận, Zahn thuộc Cơ quan Chăm sóc sức khỏe Quận Cam cho biết.
“Trong cộng đồng, chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng số ca bị nhiễm trùng kháng khuẩn,” ông nói.
“Đây là cơ hội để chúng ta can thiệp định hướng theo chiều tích cực.”
----
(*) Bài này do Kaiser Health News, một chương trình biên tập độc lập của Kaiser Family Foundation, xuất bản.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ bốn năm ngàn bé trai ra đời là có một bé bị một chứng bệnh di truyền làm chúng bại liệt, yếu dần và tử vong sớm. Ngày 22 tháng 6, 2023 Cơ quan quản trị thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ FDA chuẩn thuận một trị liệu dùng gen (di thể) mới nhất, với giá cao chưa từng thấy là trên 3 triệu đô la cho mỗi liều thuốc (may mắn là chỉ cần một liều duy nhất). Trước hết chúng ta bàn về bệnh này. Tên của bệnh là “loạn dưỡng cơ Duchenne” dịch từ danh từ khoa học quốc tế: tiếng Anh là Duchenne Muscular Dystrophy (DMD). Duchenne là tên của một bác sĩ chuyên khoa thần kinh tiên phong thế kỷ thứ 18 công bố về bịnh này (sau vài người khác) và bs đầu tiên làm sinh thiết (biopsy) các cơ bắp trong những đứa trẻ bị liệt trong bịnh này.
Một loại thuốc hứa hẹn mới sẽ là phương pháp đầu tiên trên thế giới giúp người lớn có thể mọc lại răng một cách tự nhiên, hoặc giúp trẻ em mắc chứng “anodontia” bẩm sinh có thể mọc răng như bình thường. Nghiên cứu mới do các khoa học gia tại Trường Kyoto và Trường Fukui thực hiện, dẫn đầu bởi Katsu Takahashi. Ông cho biết: “(Phương pháp) làm mọc răng mới là giấc mơ của mọi nha sĩ. Tôi đã nghiên cứu nó từ khi còn là sinh viên. Tôi tin rằng mình có thể làm được điều đó.”
Hiện nay, có khoảng 10% người dân Hoa Kỳ mắc bệnh ù tai (tinnitus) dạng nặng. Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi trong tai luôn có tiếng ù ù và o o dù không có bất kỳ tác động nào từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, giờ đây, những người bị ù tai sẽ có thêm niềm hy vọng, bởi sắp có một phương pháp điều trị kết hợp sử dụng âm thanh và kích thích điện từ.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ nhanh hơn sự ứng đối của con người như hiện nay không ít người quan ngại về nguy cơ các sản phẩm trí thông minh nhân tạo có thể thoát khỏi tầm kiểm soát của con người. Điều trớ trêu là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cũng từ con người mà ra. Hay nói cách khác, chính con người là tác nhân của các sản phẩm khoa học kỹ thuật tân tiến đó lại lo ngại tạo vật của mình. Tuy nhiên, thực tế còn có một nghịch lý khác, đó là cho đến ngày nay, con người thông qua sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vẫn chưa biết rõ, hay nói chính xác hơn là vẫn chưa chứng minh được bằng phương thức khoa học khách quan ai là tác nhân thực sự của các sản phẩm khoa học kỹ thuật tân tiến đó: tâm trí hay não bộ hay cả hai?
Là cơ quan lớn nhất của cơ thể, da luôn cần được giữ cho khỏe mạnh và sạch sẽ. Thêm vào đó, một làn da khỏe đẹp luôn hấp dẫn trong mắt mọi người và là điều mà bất kỳ ai cũng muốn sở hữu. Ngành chăm sóc da (skincare) đã bùng nổ, đạt giá trị 133.9 tỷ MK vào năm 2018, và dự kiến sẽ đạt mức 200.25 tỷ MK vào năm 2026. Danh sách các sản phẩm chăm sóc da thì ngày càng dài ra với vô số thành phần gây tranh cãi. Thật khó để tìm ra những gì làn da của chúng ta thật sự cần. Trong bài này, các chuyên gia sẽ giải thích cách làn da bảo vệ chúng ta, cách giữ gìn da dẻ và những thói quen tốt đối với làn da của quý vị.
Bờ Tây Hoa Kỳ đang ở trong một tuần lễ nhiệt độ tăng cao, và các nhà dự báo thời tiết hôm đầu tuần đã cảnh báo nhiệt độ vào cuối tuần này sẽ lên quá cao tại một số khu vực đông dân cư nhất ở Arizona, đồng thời cảnh báo cư dân ở các vùng của Nevada và New Mexico nên ở trong nhà tránh nhiệt.
Bước tiến lớn tiếp theo trong điều trị ung thư có thể là vắc xin. Sau nhiều thập niên miệt mài làm việc, các khoa học gia cho biết nghiên cứu đã đạt đến một bước ngoặt quan trọng, dự đoán sẽ có thêm nhiều loại vắc xin trong 5 năm tới. Tuy nhiên, đây không phải là những loại vắc xin truyền thống giúp ngăn ngừa bệnh tật, mà là những mũi tiêm để giúp thu nhỏ khối u và ngăn chặn ung thư tái phát. Các phương pháp điều trị thử nghiệm này nhắm mục tiêu vào những loại ung thư như ung thư vú và ung thư phổi, nhưng cũng đã có một số thành tựu đối với ung thư tế bào hắc tố (melanoma) và ung thư tụy tạng được thử nghiệm trong năm nay.
Đa xơ cứng, (Multiple Sclerosis, MS), là một bệnh thần kinh thường bắt đầu ở độ tuổi từ 20 đến 40. Bệnh này phổ biến ở phụ nữ hơn ở nam giới. Bệnh đa xơ cứng xảy ra do hệ thống miễn dịch rối loạn tấn công nhầm vào não và tủy sống. Mặc dù có những điều trị mới và hiệu quả hơn, hầu hết những người bị chứng bệnh này vẫn ngày càng bệnh nặng hơn theo thời gian.
Quý vị có thường bị đau lưng mỗi khi bị cúm, cảm lạnh, hay khi bị COVID? Đau lưng là triệu chứng khá phổ biến ở nhiều loại bệnh. Nó không phải là một triệu chứng kiểu hên xui, mà là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa hệ thống miễn dịch và não, được gọi là “khớp thần kinh miễn dịch” (neuroimmune synapse). Khi ta bị bệnh, kết quả của ‘cuộc trò chuyện’ giữa hệ thống miễn dịch và não bộ khá là thú vị, bởi vì sự chú ý sẽ được tập trung đặc biệt ở vùng lưng dưới. Đây là một trong những vùng nhạy cảm nhất của cơ thể trước các mối đe dọa đối với miễn dịch thần kinh (neuroimmune).
Sau biến cố 30 tháng 4, 1975, người Việt Nam tạo nên một cộng đồng hải ngoại chừng trên 4 triệu người, tương đương với dân số của New Zealand. Cuộc bùng nổ dân số ra hải ngoại này cũng gây nhiều ly tán, con cái thất lạc cha mẹ. Nhờ các tiến bộ về công nghệ gien và DNA chúng ta được chứng kiến những cuộc tái ngộ, đoàn tụ tưởng như không bao giờ có được, đặc biệt là những người con lai “mồ côi” tìm lại được người cha quân nhân Mỹ từng chiến đấu tại Việt Nam sau gần 50 năm. Chúng ta thử tìm hiểu những tiến bộ về lĩnh vực thử máu hay DNA để thiết lập quan hệ cha-con trên bình diện sinh học.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.