Hôm nay,  

Ngừa Ung Thư Tinh Hoàn Cho Thanh Thiếu Niên

07/10/200000:00:00(Xem: 7781)
Chúng ta thường nghe nói về ung thư nhiếp hộ tuyến (prostate cancer). Nhưng, phần lớn đàn ông Việt Nam chúng ta không rõ ung thư tinh hoàn (testicular cancer) là gì" Và phần lớn bệnh nhân thanh thiếu niên, khi khám bệnh định kỳ, ít khi xin bác sĩ truy tầm ung thư tinh hoàn. Có lẽ một phần là bởi ung thư tinh hoàn ít xẩy ra cho nam giới. Thực vậy, ung thư tinh hoàn chỉ có khoảng một phần trăm trong mọi loại bệnh bướu của đàn ông. Nhưng đây lại là loại ung thư thông thường nhất của lưá tuổi từ 15 tới 34 (SS Devesa et al., J Natl Cancer Ins 87: 175, 1995). Bài này viết với mục đích nhắc nhở phụ huynh nên lưu ý con em nên tự truy tầm ung thư tinh hoàn, và khi khám bệnh định kỳ, cũng nên nhờ bác sĩ gia đình khám tinh hoàn cho con em.
Năm 1998, có khoảng 7 ngàn 6 trăm trường hợp ung thư tinh hoàn tại Hoa Kỳ. Nghĩa là cứ môt trăm ngàn đàn ông lại có khoảng 4.2 người bị mắc bệnh ung thư tinh hoàn (LG Ries et al., National Institutes of Health, 1998). Xác xuất còn cho thấy tỉ lệ ung thư tinh hoàn rất cao so với người Thụy Điển, người Đức (S Kinkade, American Family Physician, 59: 2539, 1999). Năm 1963, 63 phần trăm bệnh nhân ung thư tinh hoàn có thể sống sót trong vòng 5 năm. Ngày nay, tỉ lệ sống sót lên tới 95 phần trăm trong vòng 5 năm. Một phần, đó củng nhờ y học đã có nhiều phương pháp tối tân chữa chạy ung thư tinh hoàn và phần khác nhờ khám phá được loại ung thư này sớm hơn.

Bệnh nhân nào có nhiều nguy cơ ung thư tinh hoàn"
Mặc dầu ung thư tinh hoàn có thể xẩy ra tùy theo tuổi tác, tiểu sử bệnh lý gia đình, và chủng tộc. Nhưng, đã là đàn ông, ai cũng có cơ nguy bị ung thư tinh hoàn. Trẻ em sinh ra khi tinh hoàn không xuống được (cryptorchidism) trong bìu (scrotum) và sẽ có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn ít ra là gấp 5-7 lần nhiều hơn người bình thường. Nếu giải phẫu ngay năm đầu sau khi trẻ mới sơ sinh, sẽ giảm nguy cơ ung thư tinh hoàn rất nhiều. Bệnh nhân tật bẩm sinh có 2 trái thận chập lại (horseshoe kidneys) hay có 2 ống dẫn nước tiểu (duplicate ureters), cũng liên hệ tới ung thư tinh hoàn.

Anh em ruột thịt có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn nhiều hơn, so với người bình thường. Nếu đã bị ung thư hòn tinh hoàn bên này thì 1 tới 2 phần trăm sẽ bị ung thư tinh hoàn bên kia. Đàn ông đi khám bệnh về vấn đề hiếm muộn có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn cao hơn.

Như đã nói ở trên: ung thư tinh hoàn thường xẩy ra ở lưá tuổi từ 15 tới 34, phần lớn còn trẻ, ít tuổi. Tuy nhiên cần lưu ý là tuổi nào cũng vẫn có thể bị ung thư tinh hoàn. Cơ nguy ung thư tinh hoàn giảm đi trong trường hợp bệnh nhân lớn tuổi (tới 40) và giảm đi nữa (khi tới 50 tuổi). Như vậy là tuổi tác bị ung thư tinh hoàn của đàn ông ngược lại với ung thư nhiếp hộ tuyến đàn ông: ung thư nhiếp hộ tuyến xẩy ra cho những người trên 40 tuổi, nghiã là những người càng già hơn, càng bị ung thư nhiếp hộ tuyến nhiều hơn. (Cũng cần phải nói thêm là: đối với những người dưới 40 tuổi, vẫn có thể có trừơng hợp bị ung thư nhiếp hộ tuyến).

Triệu chứng:
Khi khám phá một cục gì cưng cứng, hay thấy tinh hoàn sưng lên, dù đau hay không đau, cũng phải nghi ngờ ung thư. Nếu thấy cục bướu dính với tinh hoàn thì càng nghi ngờ ung thư nhiều hơn. Khoảng 95 phần trăm nam giới có bướu vì tinh hoàn: bị ung thư.

Cũng nên lưu ý khi thấy đau lưng hay đau hông, vì có trường hợp ung thư làm nổi hạch sau phúc mạc (retroperitoneal). Rất hiếm khi bị nổi hạch sau xương quai xanh. Cũng rất hiếm khi đàn ông bị sưng (gynecomastia) và đau vú. Nói chung thì ung thư tinh hoàn thường xuất hiện như một bướu tinh hoàn, nằm một bên và thường không thấy đau đớn gì (R Foster et al. Patient Care, May 2000).

Bệnh nhân nam giới hay coi thường và ít khi chịu đi khám bệnh ngay và đó cũng là nguyên nhân làm cho việc chữa chạy chậm trễ, rất nguy hiểm.

Sau đây là vài lời khuyên về ung thư tinh hoàn:
. Ung thư tinh hoàn xẩy ra cho tất cả mọi đàn ông, nhưng nhiều nhất ở lứa tuổi từ 15 tới 34.
. Ung thư tinh hoàn có tử vong thấp hơn nếu khám phá bệnh và chữa chạy sớm hơn.
. Nam gìới nên thường xuyên tự truy tầm bệnh, nhất là lúc đang tắm. Khám tinh hoàn bằng ngón tay cái và tay chỏ, nắn qua nắn lại vài lần. Tinh hoàn bình thường giống như trái trứng luộc! mặt nhẵn. Đằng sau tinh hoàn là mào tinh hoàn (epididymis). Có hình vóc như cây kẹo nhỏ!
. Nên đi gặp bác sĩ gia đình ngay khi bất chợt thấy cục bướu nhỏ, không đau, nằm gần tinh hoàn. Hoặc thấy sưng tinh hoàn. Hoặc thấy đau háng (groin), hay đau bìu, hay thấy bìu có cảm giác nằng nặng hay sưng lên. Hoặc thấy vú sưng và đau.
. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phụ huynh nên khuyên con em tự truy tầm, và mỗi khi đưa con em gặp bác sĩ gia đình khám bệnh định kỳ, cũng nên nhờ khám tinh hoàn.

(Ghi chú: Bài này viết với mục đích nâng cao kiến thức, không dùng để tự trị liệu. Nếu bạn có thắc mắc về tình trạng sức khoẻ hay thuốc men, xin hỏi bác sĩ gia đình).

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., FAAFP; E-mail: nmtran@hotmail.com ; Điện thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.