Hôm nay,  

Siêu Khuẩn Mang Gene Mcr-1* Đã Tới Hoa Kỳ

27/05/201608:08:00(Xem: 4849)

SIÊU KHUẨN MANG GENE  MCR-1* ĐÃ TỚI HOA KỲ


Nguyễn Thượng Chánh, DVM



* MCR-1 is a genetic mechanism by which the mcr-1 gene confers the first known plasmid-mediated resistance to colistin, a polymixin and one of a number of last-resort antibiotics.[1][2] The mechanism, first discovered in E. coli (strain SHP45) from a pig in China in November 2015, was later found by independent researchers in samples from the Netherlands, Malaysia, Portugal, Denmark, and England.[3] MCR-1 is the first known polymixin resistance mechanism capable of horizontal gene transfer.(Wikipedia)


Hiện tượng kháng kháng sinh (antibioresistance) xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn không bị diệt bởi thuốc kháng sinh, mà chúng vẫn tồn tại và sinh sản ra những thế hệ con cháu không có tính cảm ứng (sensible) với một hay nhiều loại thuốc kháng sinh (đa kháng sinh) nào đó.

Tháng 12/2013 cơ quan FDA Hoa Kỳ có phổ biến thông tư đến kỹ nghệ chăn nuôi vả giới thú y yêu cầu họ xét lại việc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi ngõ hầu giảm bớt được phần nào hiện tượng kháng kháng sinh ở người.

Không ít thuốc kháng sinh từ trước tới giờ được xem như là những vị thuốc cứu tinh của biết bao bệnh tật, nhưng ngày nay chúng đã tỏ ra là không còn công hiệu trong việc chữa trị gì được nữa!

Kho tàng thuốc kháng sinh càng ngày càng trở nên hạn hẹp và khan hiếm hơn trước rất nhiều!

Vào cuối năm 2009, một vi khuẩn mới có chứa gène NDM-1 đã được thấy xuất hiện tại Ấn Độ.

Mới đây, đầu 2016 các nhà khoa học Hoa Kỳ đã báo động là siêu khuẩn mang gene MCR-1 kháng thuốc Colistin đã thấy xuất hiện ở người và cả ở trong ruột heo tại MỸ.

Được biết Colistin, là một kháng sinh thuộc loại phòng thủ cuối cùng vô cùng hữu hiệu để trị nhóm vi khuẩn đường ruột Enterobacteriacea,như E COLI.

Thí nghiệm tại Hoa kỳ cho biết gene MCR-1 đã được tìm thấy trong ruột heo và nó cũng đề kháng với các thuốc, như ampicillin, streptomycin, sulfisoxazole, tetracycline…vv.


Người ta gọi đó là siêu khuẩn (superbug).




                                                             ***


Siêu khuẩn mang gene MCR-1 kháng thuốc Colistin đã tới Hoa Kỳ.


The superbug that doctors have been dreading just reached the U.S. (The Washsington Post)

http://www.msn.com/en-ca/health/medical/the-superbug-that-doctors-have-been-dreading-just-reached-the-us/ar-BBtwFHm?li=AAggNb9


https://scienceblog.com/wp-content/uploads/2013/05/colistin-150x150.jpg

CRE, a family of bacteria pictured, is considered one of the deadliest superbugs because it causes infections that are often resistant to most antibiotics.

© Reuters/CDC CRE, a family of bacteria pictured, is considered one of the deadliest superbugs because it causes infections that are often resistant to most antibiotics.


Highly resistant MCR-1 'superbug' found in US for first time

Jim Wappes | Editorial Director | CIDRAP News

http://www.cidrap.umn.edu/news-perspective/2016/05/highly-resistant-mcr-1-superbug-found-us-first-time

 |

Resistant gene in swine sample

On the animal side, today US Department of Agriculture (USDA) and Department of Health and Human Services (HHS) scientists reported that they have found colistin-resistant E coli in a single sample from a pig intestine, HHS said in a blog post.

The MCR-1 sample is also resistant to ampicillin, streptomycin, sulfisoxazole, tetracycline, and other antibiotics.

The USDA used a modified technique for detecting MCR-1, "employing a targeted and extremely sensitive method to examine whole bacterial populations found in intestinal samples from food-producing animals," according to the post. So far the swine intestine sample was the only 1 of 949 samples screened that tested positive for MCR-1.


Mỹ: Gặp Vi Khuẩn Lạ, Kháng Sinh Vô Dụng; CDC Báo Động: Giải Phẫu Nhỏ Cũng Có Cơ Nguy Chết Người Vì Thuốc Kháng Sinh Sắp Vô Ích

https://vietbao.com/a253446/my-gap-vi-khuan-la-khang-sinh-vo-dung-cdc-bao-dong-giai-phau-nho-cung-co-co-nguy-chet-nguoi-vi-thuoc-khang-sinh-sap-vo-ich




“…WASHINGTON -- Một siêu vi khuẩn vừa bị nhận ra tại Hoa Kỳ -- và như thế, có thể là kết thúc thời kỳ của thuốc kháng sinh, khi các thuốc này trở nên vô dụng.
Giám đốc Sở Phòng Chống Bệnh CDC nói rằng, như thế, các cuộc giải phẫu bình thường cũng sẽ trở thành chết chóc, vì nhiễm trùng nhẹ cũng có thể làm chết người.
Giám đôc naỳ nói rằng chúng ta sắp tới thời kỳ hậu-kháng-sinh, sau khi khoa học khám phá thấy có một loại siêu vi khuẩn có sức chống lại kháng sinh ở Hoa Kỳ lần đầu tiên hồi tháng trước.
Báo Washington Post dẫn lời Tom Frieden rằng chúng ta có thể rơi vào hoàn cảnh khi có bệnh nhân trong nơi chăm sóc đặc biệt (ICU) mà chúng ta không có thuốc kháng sinh.
Bệnh nhân nêu trong bản tin là một phụ nữ 49 tuổi ở Pennsylvania bị nhiễm trùng E. coli.
Vi trùng này trong cơ thể của bà trong khi có thể chữa trị với các thuốc kháng sinh khác, lại có nhiễm sắc thể gene—mcr-1—nghĩa là không ảnh hưởng bởi thuốc antibiotic colistin.
Kháng sinh có tên Colistin được biết là hàng phòng thủ cuối cùng, tức là thuốc kháng sinh mạnh nhất.
Các nhà khoa học tường trình diễn tiến này và lo sợ rằng "mcr-1 gene" có thể chuyền sang các vi trùng khác, mà các vi trùng này không thể chữa trị với các thuốc kháng sinh khác.
Nếu như thế, "giải phẫu nhỏ cũng có thể chết người, nhiễm trùng nhẹ cũng có thể làm mất mạng," vì thuốc kháng sinh sẽ vô dụng./.(Ngưng trích Vietbao.com 3/27/2016)


The antibiotic-resistant strain was found last month in the urine of a 49-year-old Pennsylvania woman. Defense Department researchers determined that she carried a strain of E. coli resistant to the antibiotic colistin, according to a study published Thursday in Antimicrobial Agents and Chemotherapy, a publication of the American Society for Microbiology. The authors wrote that the discovery "heralds the emergence of a truly pan-drug resistant bacteria."                                                         

Colistin is the antibiotic of last resort for particularly dangerous types of superbugs, including a family of bacteria known as CRE, which health officials have dubbed "nightmare bacteria." In some instances, these superbugs kill up to 50 percent of patients who become infected. The Centers for Disease Control and Prevention has called CRE among the country's most urgent public health threats.

It's the first time this colistin-resistant strain has been found in a person in the United States. In November, public health officials worldwide reacted with alarm when Chinese and British researchers reported finding the colistin-resistant strain in pigs, raw pork meat and in a small number of people in China. The deadly strain was later discovered in Europe Africa, South America and Canada..( Lena H. Sun, Brady Dennis,The Washsington Post)-  CRE : Colistin-Resistant Enterobacteriaceae



Video : CDC-The Threat of Antibiotic Resistance

https://www.youtube.com/watch?v=RpKZvnJwicA
















                

Thuốc kháng sinh COLISTIN dùng trong chăn nuôi heo, bò và gia cầm


http://www.donavet.com/upload/product/491635560655.jpg

Kháng sinh Colistin trong chăn nuôi


Colistin was one of the first antibiotics to be developed  in the early 1950s, but it wasn’t used to treat serious infections in human medicine because it is very toxic. All antibiotics have side effects which affect different individuals to different extents, but few of them are as severe as those associated with colistin, which can cause kidney and neurological damage that is occasionally irreversible.

It’s hardly surprising, therefore, that drug companies originally assumed there would be no problem if colistin was developed for use in livestock production, as products like Coliscour and Colibird. One of its main uses has simply been to prevent or treat diarrhoea in piglets caused by E. coli bacteria which spread very quickly on intensive farms and especially in piglets weaned at 3-4 weeks of age, because their immune systems do not function fully until they are about 8 weeks of age.

But it is also used to treat and prevent E. coli and salmonella infections in veal calves and poultry. E. coli blood poisoning infections affect about 40,000 people a year in the UK every year and kill about 7,000 of them, including from time to time newborn babies which become infected in the birth canal.

     


Sự xuất hiện của superbug chứa gène NDM-1


Các nhà khoa học đã phát hiện lần đầu tiên tại New Delhi, Ấn Độ vào tháng 12/2009 loại vi khuẩn đường ruột E.coli có mang gène tạo ra enzyme NDM-1 (là code DNA của New Delhi metallo-beta-lactamase 1).

Đó là siêu khuẩn đa kháng sinh hay superbug vì chúng có khả năng đề kháng với rất nhiều loại thuốc kháng sinh kể luôn với loại kháng sinh có phổ rộng cực mạnh nhóm carbapenems (nhóm nầy dành để sử dụng trong trường hợp các loại kháng sinh thông thường không còn tác dụng được nữa).

Các thuốc sau đây nằm trong nhóm carbapenems: Meropenem, Ertapenem, Doripenem, Panipenem/Betamipron và Razupenem (PZ 601).

Điều nguy hiểm nhất là gène NDM-1 có thể nhảy từ một chủng loại vi khuẩn nầy sang lây nhiễm một chủng loại vi khuẩn khác và do đó tạo cho chúng tính kháng thuốc.

Theo các nhà khoa học Anh Quốc, thì các trường hợp xuất hiện vi khuẩn có mang gène NDM-1 đều có liên hệ đến việc sử dụng bừa bãi các loại kháng sinh hậu giải phẫu thí dụ như giải phẫu thẩm mỹ, ghép bộ phận, cancer, v.v…) tại các bệnh viện Ấn Độ và Pakistan.

Tính đến trung tuần tháng 8/2010 đã có trên 37 ca được phát hiện tại Anh Quốc, Canada có 4 ca,   sau đó là USA, Australia, Hòa Lan, và Pháp… Tất cả đều đến từ các bệnh nhân đã từng được điều trị tại Ấn độ và Pakistan trong thời gian trước đó.

NDM-1 sau đó đã lây sang cho những bệnh nhân khác tại các quốc gia kể trên.

Hai loại vi khuẩn thường thấy có chứa gène NDM-1 nằm trong nhóm vi khuẩn đường ruột thuộc họ Enterobacteriaceae. Đó là vi khuẩn E.coli và một loại vi khuẩn gây viêm phổi có tên là Klebsiella pneumoniae. Hai loại vi khuẩn nầy đều có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu và tạo nên tình trạng nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân.

Hiện nay mối ưu tư chính của các nhà khoa học Âu Mỹ là phải gấp rút cố tìm ra một loại kháng sinh nào khả dĩ có thể thật sự trị được superbug NDM-1 trước khi nó trở thành một hiểm họa chung cho cả nhân loại.

Trong khi chờ đợi, các bác sĩ đã cho áp dụng lối trị liệu bằng cách phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh với nhau, nhưng đôi khi cũng không mấy hiệu quả.


Tại sao hiện tượng kháng thuốc có thể xảy ra?

Có rất nhiều nguyên nhân thí dụ như sự sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi, không đúng cách, không tôn trọng liều lượng và thời gian trị liệu, cũng như không chịu uống cho thật hết số thuốc như bác sĩ đã kê ra trong toa.

Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi thú y, canh nông và ngư nghiệp cũng dự phần không nhỏ trong sự hình thành hiện tượng kháng kháng sinh ở người.

Cuối cùng là vấn đề dùng các chất diệt khuẩn (nettoyant antibactérien) để chùi rửa quá thường xuyên, không đúng chỉ dẫn cũng có thể giúp sinh sản ra những dòng vi khuẩn có tính kháng thuốc!

Y, nha, dược, thú y sĩ và bệnh nhân đều có trách nhiệm trong vấn đề kháng kháng sinh nầy!



http://www.politicsandthelifesciences.org/Biosecurity_course_folder/print/images/u3s5_antibiotic.jpg

                                              


Tại sao vi khuẩn kháng được thuốc?   


Hiện tượng kháng thuốc có thể xảy ra theo một trong những cơ chế sau đây:

       

1/ Làm thay đổi mục tiêu tác động (site d’action) của thuốc trên vi khuẩn hay là làm thay đổi protéine trên vi khuẩn mà thuốc Pénicilline sẽ bám vào để tác động (Thí dụ: thuốc kháng sinh Pénicilline đối với vi khuẩn Streptococcus pneumoniae).

2/ Vô hiệu hóa thuốc bằng enzyme bêta lactamase (Thí dụ: thuốc Penicilline đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus).

3/ Làm giảm độ thẩm thấu của màng tế bào vi khuẩn nên thuốc không tác động được (Thí dụ: thuốc kháng sinh Gentamycine đối với vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa).


Một số vi khuẩn kháng thuốc tại Canada


+  Staphylococcus aureus kháng Methicilline;

+  Enterococcus kháng Vancomycine;

+  Klebsiella pneumoniae / bêta lactamase à spectre étendu (BLSE) résistants;

+  Eschericia coli / BLSE résistants;

+  Salmonella;

+  Shigella;

+  Gonocoques kháng Fluoroquinolone;

+  Streptococcus pneumoniae résistant à la Pénicilline (SPRP);

+  Tuberculose résistant à l’Isoniazide et à la Rifambine.


Sự sang nhượng tính kháng thuốc: hiện tượng đáng ngại (transfert de résistance)


Có bằng chứng cho thấy vi khuẩn mang tính kháng thuốc có thể vượt hàng rào chủng loại (barrière d’espèce) để truyền tính nầy sang cho những vi khuẩn của một chủng loại khác, thí dụ như vi khuẩn gốc ở thú vật truyền tính đề kháng sang cho vi khuẩn gốc ở người chẳng hạn.

Ngoài ra, cũng cần nói thêm là đa số thuốc kháng sinh dùng bên thú y đều có cùng một cơ cấu hóa học như những thuốc đồng loại dùng bên người.

Bởi lý do nầy, cho nên khi một vi khuẩn đề kháng với một loại thuốc bên thú y thì nó cũng có thể đồng thời đề kháng với các loại thuốc cùng nhóm bên người!


Thuốc kháng sinh nhìn từ phía y khoa

Năm 1954, Hoa Kỳ chỉ sản xuất có 2 triệu cân thuốc kháng sinh. Ngày nay, số sản xuất đã tăng vọt lên trên 50 triệu cân trong năm!

Theo The Centers for Disease Control & Prevention (CDC) Hoa Kỳ cho biết, có thể nói là có trên 50% toa kháng sinh do bác sĩ kê ra cho bệnh nhân để chữa trị những bệnh thông thường do virus như ho hen cảm cúm, v.v…đều không cần thiết và không xác đáng!  

Và được biết là thuốc kháng sinh chỉ có công hiệu để trị những bệnh cảm nhiễm do vi khuẩn gây ra mà thôi.


Cơ quan Health Canada cũng đưa ra một nhận định tương tợ như trên.


Ngày nay, một số lớn vi khuẩn không còn cảm ứng với các loại thuốc kháng sinh cũ thường được sử dụng từ trước tới nay nữa.

Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, tác nhân của viêm phổi và viêm màng não đã không còn cảm ứng với Pénicilline và một số thuốc khác!

Vancomycine là kháng sinh đặc trị vi khuẩn Staphylococcus aureus, giờ thì nó không còn hữu hiệu nữa!

Các vi khuẩn như Enterococcus faecalis, Mycobacterium tuberculosis, Pseudomonas aeruginosa đều đề kháng với rất nhiều loại kháng sinh.

Tử vong của bệnh lao phổi trước đây đã giảm thiểu ở các quốc gia Tây phương, nay có khuynh hướng gia tăng trở lại!

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các chủng vi khuẩn gây bệnh lậu mủ (gonorrhea) gốc Á Châu và Phi Châu, ngày nay đã thấy xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới.

Tình trạng nhiễm trùng hậu giải phẫu tại các bệnh viện Canada là một vấn đề thật đáng ngại, trong đó nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus là một trong nhiều loại vi khuẩn thường gặp nhất.

Gần đây, Clostridium difficile vi khuẩn gây viêm ruột xảy ra trong các bệnh viện cũng có mòi gia tăng lên nhiều.


Thuốc kháng sinh nhìn từ phía thú y


http://www.wired.com/images_blogs/wiredscience/2013/02/ADUFA2011.jpg

        FDA-Superbughttp://www.wired.com/wiredscience/2013/02/narms-adufa-2011/


Thuốc kháng sinh được dùng để phòng và trị bệnh gia súc, nhưng phần lớn trên 90% thuốc được sử dụng như những chất kích thích tăng trưởng (growth promoting) trong chăn nuôi gia súc và thủy sản.

Thuốc kháng sinh được trộn vào thức ăn hỗn hợp với những nồng độ thật thấp (sous thérapeutique) để giúp thú mau lớn và tăng trọng nhanh.

Kỹ nghệ nuôi cá salmon vùng ven biển Vancouver, Canada cũng áp dụng phương pháp nầy.

Sự kiện sử dụng quá bừa bãi thuốc kháng sinh từ mấy chục năm nay đã làm phát sinh ra rất nhiều chủng vi khuẩn mang tính kháng thuốc.

Vi khuẩn Salmonella đã đề kháng cùng một lúc với nhiều thuốc như Ampicilline, Chloramphenicol, Streptomycine Tétracycline.

Vào cuối thập niên 1990, tại Anh Quốc, vi khuẩn Salmonella typhimurium DT 104 đã hoành hành dữ dội trong chăn nuôi. Một thời gian sau đó, người ta đã phát hiện những vi khuẩn nầy ở người và điều tai hại nhất là chúng đã đề kháng với nhiều loại thuốc kể cả với thuốc Trimethoprim sulfaFluoroquinolone

Năm 1985, tại Californie, trên 1000 người đã ngã bệnh vì ăn phải hamburger có nhiễm khuẩn Salmonella newport đề kháng với nhiều loại thuốc.

Ngày nay, các vi khuẩn thông thường của đường ruột như Entérobacter, CampylobacterE.coli 0157:H7 (bệnh Hamburger) cũng đã đề kháng với nhiều loại thuốc kháng sinh!



http://www.wired.com/images_blogs/wiredscience/2013/02/PewADUFA2011.jpg

                                                     FDA Hoa Kỳ


Ăn thịt chứa chất tồn dư kháng sinh có hại không?


Câu hỏi nầy thường được mọi người nêu ra.


Trên lý thuyết, chúng ta nên tránh dùng thịt có chứa chất tồn dư (résidu) kháng sinh. Nhưng thực tế rất khó thực hiện, ngoại trừ trường hợp tự mình nuôi lấy súc vật…để ăn thịt.

Thịt có tồn dư kháng sinh có thể gây hại cho sức khỏe như:

 

-/ Gây dị ứng. Thí dụ Penicilline sẽ chuyển thành acide Pénicilline là một chất dị ứng (allergène), tuy nhiên cũng rất hiếm thấy xảy ra.

-/ Tạo ra những chủng vi khuẩn mang tính kháng kháng sinh sau nầy.


-/ Một vài loại thuốc kháng sinh trong chăn nuôi bị nghi ngờ là có thể gây ung thư (carcinogène). Thuốc kháng sinh Carbadox (Mecadox) thường được sử dụng để trị tiêu chảy ở heo con và cũng đồng thời giúp chúng không bị mất sức giảm cân trong lúc lẻ bầy (lúc đem nuôi riêng trong chuồng heo thịt).

Thuốc cho thấy gây ung thư ở chuột trong phòng thí nghiệm, bởi vậy để ngừa nguy cơ nầy ở người dùng thịt heo, thời gian ngưng thuốc Carbadox trước khi gởi heo đi hạ thịt phải trên 42 ngày để thịt không còn chứa chất tồn dư.


Một số quốc gia như Anh và Úc Châu đã cấm sử dụng.


Health Canada sau đó cũng ra quyết định cấm bán Carbadox.


Phải chăng tất cả vi khuẩn đều có hại?

Thật ra không phải vi khuẩn nào cũng đều có hại cả. Có loại vi khuẩn hiền sống trong ruột và trên da của chúng ta. Chỉ có những loại vi khuẩn xấu mới làm chúng ta bệnh.

Khoa học gọi chúng là những pathogènes.

Khi chúng ta sử dụng các chất diệt khuẩn để chùi rửa, tất cả vi khuẩn tốt lẫn vi khuẩn xấu sống trên da đều bị diệt hết. Nếu chỉ dùng savon thường để rửa thì vi khuẩn tốt không hề hấn gì, nhưng ngược lại vi khuẩn xấu sẽ dễ dàng bị loại đi.

Vậy tốt nhất là nên xài savon loại thường và tránh bớt việc dùng các loại savon diệt khuẩn (savon antibactérien).

Đây cũng là một trong nhiều cách để ngăn chặn phần nào sự xuất hiện của những vi khuẩn kháng thuốc!


Ai ít sử dụng kháng sinh thì khỏi phải lo sợ hiện tượng kháng thuốc?  


Vấn đề ở đây không phải là bệnh nhân kháng thuốc, nhưng chính vi khuẩn mới thật sự là đối tượng kháng thuốc.

Vi khuẩn kháng một loại thuốc nào đó khi chất nầy không đủ sức để diệt được nó nữa. Vi khuẩn mang sẵn tính kháng thuốc có thể nhiễm vào môi sinh, vào nguồn nước cũng như vào bất luận một loại thức ăn thức uống nào đó.

Vấn đề thịt chứa chất tồn dư kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra những chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Luật thú y Canada đã quy định rõ rệt thời gian bắt buộc phải ngưng chữa trị súc vật (période de retrait, withdrawal period) bằng kháng sinh truớc khi gởi đến nhà máy để hạ thịt.

Thời gian này dài hay ngắn tùy theo loại thuốc sử dụng. Test thử nghiệm (Cast test, Stop test, DSSP) sự hiện diện của chất tồn dư kháng sinh trong thịt vẫn thường được thực hiện thường xuyên tại lò sát sinh.


Những người ăn chay, không ăn thịt thì không phải lo ngại đến hiện tượng kháng thuốc?  


Điều nầy sai!

Các loại vi khuẩn gây bệnh có mang sẵn tính kháng thuốc có thể đã hiện diện trong rau cải hoa quả rồi.

Phân súc vật là nguồn lây nhiễm chính!


Nếu nấu thịt cho thật chín có nghĩa là tôi sẽ loại được tất cả vi khuẩn mang tính kháng thuốc?  


Không hoàn toàn đúng như vậy!

Sự nấu chín không đồng nghĩa với sự tiệt trùng (stérilisation). Một số vi khuẩn sống sót vẫn có thể làm hại ta như thường.

Bên cạnh vấn đề vi khuẩn, thịt cũng có thể chứa các chất tồn dư kháng sinh nữa.


Toa ghi rõ uống 4 viên kháng sinh một ngày, nhưng tôi chỉ cần uống 2 viên là đủ rồi?   


Không nên nghĩ như vậy!

Cần phải tôn trọng liều lượng và thời gian trị liệu. Khoảng cách giữa các liều uống có mục đích bảo đảm trong máu lúc nào cũng phải có một nồng độ thuốc cần thiết. Sư kiện không tôn trọng liều lượng sẽ làm trị liệu không kết quả và có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc sau nầy.

Bệnh nhân cần phải uống cho đúng liều, đúng cách và uống liên tục cho đến khi hết thuốc theo  như toa đã được kê ra.

Đây là điều tối quan trọng để bảo vệ sức khỏe không những cho riêng cá nhân mình, mà còn cho  những người trong gia đình và...cho cả súc vật nuôi trong nhà nữa!


Kháng sinh còn dư trong lọ có thể để dành sử dụng lại sau nầy, hoặc để cho người khác?  

Không nên!

Điều quan trọng là phải uống thuốc như toa đã ghi mới có thể hết bệnh được. Uống không hết thuốc, một số vi khuẩn vẫn có thể còn sống sót và trở nên kháng thuốc sau nầy. Bệnh trạng mỗi người mỗi khác. Mỗi loại kháng sinh đều có chỉ định đặc biệt để trị một hay nhiều loại vi khuẩn nào đó. Đem thuốc dư của mình cho người khác là không đúng.


Thuốc dư, thuốc cũ quá thời hạn sử dụng không nên vứt bỏ vào thùng rác, lavabo hay vào toilette vì chúng có thể làm ô nhiễm nguồn nước, và có thể làm xuất hiện tính kháng thuốc ở một số vi khuẩn sống trong môi sinh.

Tại Canada, cách tốt nhất là đem thuốc cũ đến các dược phòng để nhờ họ gởi đi hủy bỏ một cách an toàn.



Chúng ta không nên lo sợ tình trạng kháng kháng sinh vì có rất nhiều loại thuốc trên thị trường?


Điều nầy không hoàn toàn đúng!

Các loại vi khuẩn gây bệnh không những chỉ đề kháng với một thứ kháng sinh, nhưng chúng cũng có thể kháng cùng một lúc với nhiều loại thuốc khác nhau.

Do đó mà số thuốc kháng sinh trong kho tàng trị liệu sẽ trở nên khan hiếm và sẽ đắt tiền hơn.


Một tia hy vọng để đối phó với siêu khuẩn: trị liệu bằng phương pháp thực bào (Phagocytosis)


Phages are currently being used therapeutically to treat bacterial infections that do not respond to conventional antibiotics, particularly in Russia and Georgia. They tend to be more successful than antibiotics where there is a biofilm covered by a polysaccharide layer, which antibiotics typically cannot penetrate. In the West, no therapies are currently authorized for use on humans, although phages for killing food poisoning bacteria (Listeria) are now in use…

…In Russia, mixed phage preparations may have a therapeutic efficacy of 50%. This equates to the complete cure of 50 of 100 patients with terminal antibiotic-resistant infection. The rate of only 50% is likely to be due to individual choices in admixtures and ineffective diagnosis of the causative agent of infection.”

.



Vi khuân E.coli có thể là giải đáp cho hiện tượng kháng kháng sinh


Colleen Cappon- E.coli could be answer to antibiotic –resistant bacteria.

http://www.foxnews.com/health/2015/05/29/e-coli-could-be-answer-to-antibiotic-resistant-bacteria-scientists-say/


One of our primary reasons for choosing to work with E. coli in the first place is that it provides numerous technical advantages including a rapid growth rate, ease of genetic manipulation, scalability for process development and production and safety. The strains we work with are all safe,” he said.

To engineer the new drugs, researchers transplanted more than 20 enzymes into E. coli and combined chemical compounds called metabolic precursors in an assembly-line process to produce the original erythromycin compound. Then, they applied the new production platform to the flexible biosynthetic pathway of erythromycin. The combination resulted in a variety of new analogs. Three of the new varieties proved to successfully kill the bacteria Bacillus subtilis, which was resistant to the original form of erythromycin.

Erythromycin is used to treat certain infections caused by bacteria like bronchitis, whooping cough, pneumonia and ear, urinary tract and skin infections. It is also used before some surgery or dental work to prevent infection.

With antibiotic resistance on the rise, and a hot topic in the world of medicine, Pfeifer said the study is especially relevant” (ngưng trích Foxnews.com).  


Kết luận

Hiện tượng kháng kháng sinh là một hiểm họa chung của nhân loại. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề nầy một cách đơn thuần cục bộ được, mà phải tìm một giải pháp chung cho cả thế giới.

Mọi người đều nhìn nhận là cần nên áp dụng các biện pháp như sự giáo dục dân chúng, ban hành những luật lệ gắt gao để kiểm soát việc sử dụng và sự lưu hành thuốc kháng sinh, canh tân hóa các bệnh viện, mở mang chuồng trại cùng cải tiến kỹ thuật chăn nuôi để giảm thiểu sự sử dụng thuốc kháng sinh trong việc phòng chống bệnh tật.

Nhưng có lẽ tất cả những điều vừa kể trên đều chỉ là…ảo tưởng, nếu không có một quyết tâm chính trị thật sự mạnh mẽ đi kèm!

Lỡ bọn khủng bố khai thác  ba cái vụ siêu khuẩn như một vũ khí sinh học thì kinh tế và cuộc sống trên  thế giới sẽ ra sao đây?


Tài liệu tham khảo:


*Agence de la Santé publique du Canada-La résistance aux antimicrobiens-une responsabilité  partagée

http://www.phac-aspc.gc.ca/cphorsphc-respcacsp/2013/resistance-fra.php


  *- George G. Khachatourians, Agricultural Use of Antibiotics and Evolution and  Transfer of Antibiotic Resistant Bacteria. CMAJ Nov. 1998.

http://www.cmaj.ca/cgi/reprint/159/9/1129.pdfhttp://www.cmaj.ca/cgi/reprint/159/9/1129.pdf


  *- Stuart B.Levy. The Challenge of Antibiotic Resistance.

  http://www.chiro.org/LINKS/FULL/Challenge_of_Antibiotic_Resistance.shtml

 *- Q&A: NDM-1 superbugs. BBC NEWS Health

     http://www.bbc.co.uk/news/health-10930031


*Maryn McKenna-Antibiotics and Antibiotic-Resistant Bacteria in Meat: Not Getting Better 02/9/13

http://www.wired.com/wiredscience/2013/02/narms-adufa-2011/


 * New superbugs emerge from U.K, Asia, Canada...

http://www.cbc.ca/health/story/2010/08/11/uk-lancet-new-superbug.html#socialcomments


*Gleen S. Tillotson & Nicolette Theriault-New and alternative approaches to tackling antibiotic resistance

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3854692/


 *- Emergence of a new antibiotic resistance mechanism in India, Pakistan and the UK: a molecular  biological and epidemiological study. The Lancet, Vol 10, issue 9, pages 597-602 Sept 2010

http://www.thelancet.com/journals/laninf/article/PIIS1473-3099(10)70143-2/abstract


- Nguyễn T Chánh-Du Khách Đem Siêu Khuẩn Shigella S. Vào Hoa Kỳ

https://vietbao.com/a235854/du-khach-dem-sieu-khuan-shigella-s-vao-hoa-ky



Montreal




.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.