Hôm nay,  

Phán Xét Người Và Hiện Tượng “Nướng Ngạo Tôi Đi”

09/05/201608:01:00(Xem: 5332)
PHÁN XÉT NGƯỜI VÀ HIỆN TƯỢNG “NƯỚNG NGẠO TÔI ĐI”

Nguyễn Thượng Chánh, DVM

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường có khuynh hướng hay phán xét, khen, chê, phê bình hoặc chỉ trích người khác. Vậy có khi nào mình tự xét lại mình hay không?

“Họ có ý kiến về mỗi người nhưng chẳng có một ai làm cho họ hài lòng hết. Không thề có được lòng khoan dung, phán xét là một cách để chứng tỏ rằng họ tồn tại”.

(“ls ont une opinion sur chacun, et nul ne trouve grâce à leurs yeux. Incapables de tolérance, le jugement est devenu pour eux une façon d’exister.”) Laura Lil-Je juge tout le monde-Psychologie.com


http://www.giftedfaithful.org/wp-content/uploads/2011/06/JudgingOthersYourself230x11.gif
All judgment is self judgment


blank
            Hãy xỏ ngọt, ngạo tôi đi…


                                                                       ***


Các bộ mặt của phán xét

Phán xét có thể bằng lời nói, bằng lời viết, bằng cử chỉ, bằng thái độ khinh khi, bĩu môi, tản lờ đi, hoặc đôi khi chỉ cần nghĩ thầm trong bụng mà thôi.

Phán xét có thể đúng, sai, thiên vị, chủ quan hoặc khách quan.

Dường như phán xét tiêu cực,vì ganh ghét đố kỵ, để đả phá, để trả thù, để cho đở tức, để ngạo mạn, chỉ trích cho bỏ ghét thường dễ xảy ra hơn là phán xét xây dựng, thiên về khuyến khích để giúp người khác sửa sai, tránh lỗi lầm, để nâng tinh thần, hoặc để khen thưởng một người nào đó.

Nên nhớ là sự tức giận là vũ khí của kẻ yếu hèn (la colère est  l’arme des faibles).

Phán xét thường chịu ảnh hưởng của tình cảm cá nhân, thương hay ghét,tùy theo cách nhìn một vấn đề, tùy theo sự hiểu biết hay tri thức, tùy khung cảnh xã hội, tùy quyền lợi cá nhân,  quan điểm chánh trị hay tín ngưỡng của mỗi người.

Phán xét có thể thay đổi theo thời gian và không gian.

Đó là chưa kể trong xã hội cũng có một hạng người lúc nào cũng hay nói móc lò,  bác bỏ, vạch lá tìm sâu, chê bai bất cứ lời nói, ý kiến hay việc làm của người khác.

Đôi khi họ « mượn » (?) ý kiến của một đệ tam nhân hay của người khác (nói là không phải ý kiến của họ) để chê bai, kích bác mình.

Theo họ thì tất cả đều sai hết duy chỉ có họ mới đúng mà thôi. Phải chăng họ đang mắc chứng xáo trộn nhân cách ái kỷ (narcissisme).

Nói điều tiêu cực, chê bai người khác là một bản năng tự vệ

Nói xấu, nói lời nghịch nhĩ, có cử chỉ, hành vi bạo lực được xem là những phản ứng tự vệ để khỏi bị mất mặt và thua thiệt.

Bản chất con người rất phức tạp vì nó được uốn nắn bởi tình cảm tốt và xấu: thương ghét, tham lam, ham muốn, ganh tị, ghen tương, suy bì, so sánh hơn thua, tranh chấp hơn người.

Dĩ nhiên khi nói xấu, chúng ta phản ảnh với những gì mình đang mang trong người, khi thì tiêu cực khi thì tích cực. Khi tiêu cực, chúng ta muốn tung ra cho người khác nỗi khổ của chính bản thân mình. Khi chúng ta thấy người khác đau khổ, bị nhục nhã thì các nỗi niềm khổ dau khổ của chính mình cũng sẽ được vơi đi. Chúng ta vui sướng khi thấy người khác thua thiệt và đang ở vị thế yếu kém.


Phán xét có chủ đích

Ngoài ra còn vấn đề xỏ ngọt, khen chê giả dối vì xả giao, để lấy lòng, để kiếm điểm, để nâng bi, nịnh bợ,  thượng đội hạ đạp, nghèo thì đạp, giàu thì ganh Trước mặt thì khen nhưng sau lưng thì bĩu môi, nhăn mặt, nhíu mày, nháy nháy con mắt,  nói lén chê bai tới tấp...thật đúng là hạng đạo đức giả, xoay theo chiều gió.

Khi phán xét người khác là mình tự phán xét chính mình (Juger l’autre, c’est porter un jugement sur soi. Norbert Chatillon, Psychanalyste)

Xin đúc kết lại vấn đề phán xét theo cái nhìn của khoa tâm lý học và khoa phân tâm học (psychanalyse) đăng trong tạp chí: Psychologie Magazine no 27 Nov 2008  


                                                            

                                                                


Khi chúng ta phán xét bất cứ việc gì của người khác chúng ta sẽ tự mình làm tiêu mòn năng lực một cách vô ích thay vì có thể giữ chúng lại để tô điểm cho cuộc sống tinh thần của mình được thêm phần tươi đẹp và phong phú hơn.

Vậy tại sao chúng ta có tật hay phán xét kẻ khác? Theo nhà phân tâm học N. Chatillon thì chính sự tương đồng hoặc sự khác biệt với người khác làm mình bối rối khó chịu và mình không thể xác định được bản sắc (identité) của chính mình. Vậy cách tự vệ tốt nhất là mình phải tấn công người ta qua việc phán xét họ thẳng thừng không thương tiếc.

Trước khi phán xét người khác thì nên tự hỏi mình có trong sạch hơn người kia không?

(Người nào tự cho rằng mình là trong sạch,  hãy ném cục đá đầu tiên vào người đàn bà)

"Let the person among you who is without sin be the first to throw a stone at her." John 8:7

Trong Kinh Thánh St Luc có viết: “Tại sao các ông để ý tới hạt bụi trong mắt người ta nhưng lại bỏ qua khúc gỗ nơi mắt của mình?”


Chỉ trích ít nhưng phải chỉ trích cho đúng.

Từ việc chỉ trích để xây dựng dến việc kết tội thì cũng không mấy xa nhau, chỉ cần có thêm đôi ba chữ mà thôi.

Phán xét  được xem là có ích khi nó giúp mình cải thiện và xây dựng căn tánh của mình. Trong trường hợp nầy sự phán xét sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn chính chắn về xã hội quanh ta.

Phán xét trở nên độc hại khi nó rơi vào cực đoan, khinh mạn, để hạ và để chà đạp người khác, để che lấp bớt cái dở, cái yếu kém của mình hầu có được cảm giác thượng tôn hơn người.

Loại phán xét đả phá rất có hại vì nó có thể dẫn dắt chúng ta rơi vào sự chối từ người khác.


Phán xét rất chủ quan và chịu ảnh hưởng của định kiến

Tuy vậy, phán xét cũng rất cần thiết. Nó giúp chúng ta có “ ý kiến” nhưng đôi khi nó có thể trở thành một lối khinh miệt đưa đến sự kết tội người khác.

Mặc dù thành kiến là cội nguồn của sai lầm và bất công, nhưng triết gia Đức Immanuel Kant (1724- 1804) cũng đã nhắc nhở chúng ta cần phải có bổn phận phán xét. Đó là trường hợp phải phán xét kẻ sát nhân và những kẻ phạm tội tình dục, hiếp dâm v.v...Đây là những trọng tội trong xã hội.

Theo các nhà phân tâm học thì chúng ta thường có khuynh hướng hay phán xét những hành động vô luân (immorale) nếu trong tiềm thức chúng ta cũng có tư tưởng tương tợ như thế. Có thể nói rằng đây cũng là một cách để mình tự trừng phạt lấy mình.

“ Anh kia say sưa tối ngày”, câu phán xét nầy có mục đích giúp chúng ta quên đi mình cũng là dân ghiền, nghiện ngập nicotine, thuốc lá v.v...

“ cha nội đó lái xe ẩu tả quá...”

So sánh mình khác người .“Anh kia sao làm biếng quá”, khi phán xét như thế mình muốn chứng tỏ là mình siêng hơn họ. Người ta nghĩ sai, làm trật, họ khác mình. Vậy là mình là người nghĩ dúng làm đúng.

Cũng có thể mình so sánh điểm tương đồng và sự giống nhau với họ. “ Ông giám đốc cùng tuổi với tôi và cũng là bạn học của mình hồi trung học”.

“Bác sĩ kia quá tài ba quá. Hồi nhỏ, tôi và ổng ở cùng chung một xóm bên Phú Nhuận  đó”.

Đây là một sự so sánh “dựa hơi”, một lối lý luận quá đơn giản và có lợi.

Chúng ta thường phán xét những gì ở người khác?

  • Bề ngoài, sự  giàu sang:

Phán xét bề ngoài của một người có nghĩa là mình nghi ngờ về hình ảnh của chính mình. Tôi có khá hơn họ, đẹp hơn họ không? Tôi có thua kém họ không? Qua việc phán xét, mình quên đi trong chốc lát những yếu điểm của chính mình. Mình chỉ chú tâm vào kẽ hở của người khác.

Phán xét có thể bắt nguồn từ sự ganh tị: con nhỏ đó tuy đẹp nhưng nó có vẻ không mấy thông minh, không có nết, lẳng lơ quá…

Người đó rất giàu có nhưng lại hết sức keo kiệt và bủn xỉn. Không bao giờ chịu giúp đỡ ai hết...


       -   Sự thông minh:

Tính thông minh đồng nghĩa với cường tráng (virilité) ở người đàn  ông.

Phán xét sự thông minh của một người đàn ông thì cũng như đem hoạn (hay thiến) anh ta.  

Đề cao trí thông minh của một người đồng nghĩa là mình có đủ tư cách để xác nhận sự thông minh của họ. Đây là thái độ chịu thua của mình.


-Cách hành xử:


Tấn công vào lối cư xử lố bịch của một người là một cách gián tiếp để mình tự xác định là lúc nào mình cũng đàng hoàng, ngon lành hơn họ và đồng thời mình thuộc vào nhóm người có tư cách.

Thái độ nầy cho thấy chúng ta có một tâm địa hẹp hòi hoặc là chúng ta sợ bị thải trừ ra khỏi xã hội.

Đứng về mặt giao tế, một người tốt, có giáo dục là một người mà chúng ta có thể giao tiếp được.

Ý niệm nhờ giáo dục (gia đình và học đường) mà một người trở nên tốt là những ý niệm chúng ta hấp thu được từ lúc nhỏ và cũng là điều mà chúng ta thường hay truyền đạt lại cho lớp con cháu.


-Ý kiến:

Phán xét về ý kiến cũng là một loại phán xét rất phổ biến. Trong các sách dạy cách xử thế chúng ta đều thấy lời khuyên bảo nên tôn trọng ý kiến của người khác mặc dù mình không đồng ý với họ.

Văn hào Pháp Voltaire (1694-1778) đã nói một câu để đời “ Tôi có thể không đồng ý với những gì anh nói ra, nhưng tôi sẽ bảo vệ quyền phát biểu của anh cho đến cùng” I do not agree with what you have to say, but I'll defend to the death your right to say it.

Bá nhơn bá tánh hay trăm người trăm ý và xin đừng quên hiện nay có 7 tỉ người đang sống trên thế giới.

Ngoài ra cũng có thể có một hạng người có thái độ ba phải, nay nói thế nầy mai nói thế khác...ý kiến họ thường có khuynh hướng xoay theo chiều gió.

Tại sao họ phải nghĩ xấu về người khác ?

1)Bằng mọi giá, hắn ta không từ khước bất cứ cách gì miễn được thành công

Thí dụ: “Bạn có biết không, nghe nói ông A có thời đã ngồi tù về tội lường gạt ”

Theo nhà xã hội học Jean Bruno Renard  thì người nói xấu cố tình gieo rắc những tìn không tốt về một người nào đó và họ cho rằng đó là tin có cơ sở đáng tin cậy.

Cho dù nguồn tin có đúng hay sai đi nữa thì người nói xấu vẫn có thể chứng minh thái độ ngay tình, ý tốt của anh ta (hay chị ta) muốn thông tin, cảnh báo thiên hạ về một mối hiểm nguy.


2)Để tạo mối giao tiếp xã hội

Kẻ nói xấu cố tạo cho họ một cái vỏ thiện cảm: các lời chỉ trích của hắn ta đều có vẻ có ích lợi. Nó chứng tỏ hắn ta cũng biết được một cái gì đó ở nạn nhân với ngụ ý là hắn ta khá hơn người đó rất nhiều.

Chỉ trích người khác, có nghĩa gián tiếp là mình nói điều tốt về mình và cả cho những người chịu nghe mình kể.

Sau những câu nói xấu đều có tiềm ẩn cái ý sau đây: Tôi kể cho bạn nghe chuyện đó vì tôi không phải là hạng người như thế và cũng tại vì tôi biết các bạn cũng không phải như vậy.

3)Vì họ thiếu lòng tự trọng

Tại sao không tạo mối giao tiếp xã hội bằng cách kể những chuyện có tính cách tốt và xây dựng? Theo nhà tâm lý học Isabelle Filliozat: «kẻ nói xấu người khác có cảm giác là hắn ta chẳng có cái gì riêng tư để kể hết». Hắn ta nói chuyện về một người bạn láng giềng, về một người đồng nghiệp vì không còn chuyện nào khác để kể, vì hắn nghĩ rằng nếu đem chuyện mình ra kể thì chả có gì hấp dẫn hết.

Những lời nói xấu nhắm vào người khác là một báo hiệu của một tình trạng tuyệt vọng (détresse) của một người không còn lòng tự tin và tự trọng nữa (confiance et estime de soi).

4)Vì họ thích nói xấu người khác

Thiếu lòng tự tin vào chính mình sẽ kéo theo tình trạng họ không dám tự khẳng định (s’affirmer).

Trong đời sống, họ luôn luôn mang tâm sân hận,  tức giận, bực bội và từ đó tạo nên sự giận dữ.

Nếu họ nhìn nhận là họ tức giận thì đó chẳng khác nào họ xác nhận sự yếu hèn của họ hay sao?

Ngưòi đời thường nói sự tức giận là vũ khí của kẻ hèn yếu đó sao.

Vì vậy, từ vô thức họ chĩa mũi dùi vào người khác, đặc biệt là vào những người tài giỏi, những người thành công và may mắn hơn họ. « Con đó có tài nghệ gì đâu. chẳng qua là do chạy chọt đút lót, nhờ phe đảng, nhờ quen lớn mà thôi… »

5)Vì phóng chiếu (par projection)

Trong nhiều trường hợp khác, họ nói những gì mà họ ghét và kinh tỡm nhất trong chiều sâu của họ. Thí dụ : Bà đó tham lam quá, thằng đó có tính quy kỷ (égocentrique). Nó tưởng nó là trung tâm của vũ trụ.

Theo nhà phân tâm học Philippe Grimbert :  « Mình sẽ phịa ra hay chỉ đích danh cho mọi người biết những nét mà mình không ưa, mình không chịu đựng được vì đó chẳng qua là những khía cạnh mình đang mang trong người mà chính mình cũng không có thể nào chấp nhận được. »

Sự nói xấu dựa trên hiện tượng tâm lý học gọi là phóng chiếu: mình gán cho người khác một phần của chính mình mà mình từ chối không chấp nhận hay mình ý thức rằng không thể nào nhận biết nó được.


blank
                          Miệng lưỡi thiên hạ-   Photo Báo Tuần Tin Montreal 27/2/2015


Khi xỏ ngọt, chê bai trở thành nghệ thuật


Hiện tượng mới của cư dân mạng: “Hãy nướng ngạo, và chỉ trích tôi đi” (roast me,) trên Facefook.



blank

“Chỉ cần chụp tấm ảnh có dòng chữ "Roast me", và đón chờ kết quả chê bai, cười nhạo của cư dân mạng - đó là trào lưu đang diễn ra ở Mỹ.

Trước 1 sự thật là các cư dân mạng những năm gần đây luôn "tay nhanh hơn não" - thường xuyên lên tiếng chỉ trích, cười nhạo 1 ai đó, 1 sự việc nào đó mà không cần biết đúng sai - gần đây, các cư dân mạng Mỹ đã cho ra đời 1 trào lưu mang tên là "Roast me" (Hãy cười nhạo tôi đi). Chỉ cần gõ hastag #roastme lên các trang mạng xã hội, bạn sẽ nhận được vô số bức ảnh bởi sự hưởng ứng của các bạn trẻ. ..”( ngưng trích Kênh14.vn)

Các comments

-nói đúng ra đây là trào lưu ' Hãy quan tâm tới tôi đi, nói gì cũng đc, miễn tôi trở thành tâm điểm sự chú ý của bạn là đc rồi'

-Đây đâu phải là giới trẻ, toàn cỡ U50 thì phải, nhìn già khiếp mà vẫn trẻ trâu, chả liên quan nhưng giới trẻ nước ngoài ăn gì mà lão hóa nhanh vậy

-để chê bai con người, không phải củ khoai tây m thấy cũng khá thú vị.. mà, có thể khi cô đơn quá thì họ cần nhữ ng thứ điên điên ntn ) mà công nhận mấy bạn bên tây ngôn ngữ chê cũng có nghệ thuật thật nhất là câu : Chúng tôi ở đây.

Tranh cãi xung quanh trào lưu giới trẻ Mỹ kêu gọi "chế nhạo tôi đi"

http://kenh14.vn/tranh-cai-xung-quanh-trao-luu-gioi-tre-my-keu-goi-che-nhao-toi-di-20160428162814392.chn


Les selfies, de phénomène social à la maladie mentale

http://branchez-vous.com/2014/05/05/selfies-phenomene-social-maladie-mentale/

En Thaïlande, le département de la santé mentale veut sensibiliser les jeunes aux dangers du selfie, qui entraîne une dépendance et peut nuire à l’estime personnelle. Pourtant, ce n’est pas parce qu’un selfie n’a pas récolté le nombre de mentions «J’aime» espéré qu’il est pour autant pourri.

Le selfie serait donc non seulement dangereux au volant (une autre tendance à ne pas suivre), mais aussi à la santé mentale. D’ailleurs, la rumeur court que l’American Psychiatric Association estimerait que les selfies relèvent de la maladie mentale. Ce qui n’est pas confirmé par celle-ci. Cependant il est plus que probable qu’un individu ayant une prédisposition à certains déséquilibres mentaux serait plus sujet à devenir obsessif en se frottant aux selfies.

blank
Roast THIỆT (NTC 2014)

Các tôn giáo nghĩ gì về vấn đề phán xét

Thiên Chúa giáo:  

Chỉ có Chúa mới có quyền phán xét con người.

Matthew 7:1 (NIV)

“Do not judge, or you too will be judged

Matthew 7:2–5 (NIV)

For in the same way you judge others, you will be judged, and with the measure you use, it will be measured to you.


Đức Giáo Hoàng nói: Đừng phán xét - anh chị em không phải là Thiên Chúa đâu!
http://www.vietcatholic.net/News/Html/125686.htm

“Trong thánh lễ sáng thứ Hai 23 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên các tín hữu hãy từ bỏ thái độ xăm xoi, phán xét người khác. Ngài gọi đó là thái độ của những kẻ giả hình đang bị Satan xúi giục.
Đức Thánh Cha giải thích rằng: 
“Khi phán xét người khác, ta đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa, là Vị thẩm phán duy nhất. Nếu ai hy vọng một ngày nào đó những hành vi phạm tội của mình được tha thứ, thì đừng phán xét người khác.”


Phật giáo   



Phải có một cái nhìn đúng đắn và trong sáng (vision juste et nette).

Theo như cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải cho biết:

Đức Phật không hề nói đừng bao giờ phán xét người khác. Câu đó là của Chúa Jesus trong Kinh Thánh.

Ngược lại, Đức Phật yêu cầu đánh giá người khác, để tìm bạn tốt, và tránh xa bạn xấu.


 ...tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác”

Kết Luận

http://thedailyquotes.com/wp-content/uploads/2012/12/funny-facebook-quotes-images-pic-pictures-quote-sayings-e1432240454228.jpg

Tây phương có câu: Nếu không nói ra được những điều gì tốt đẹp thì tốt hơn hết là đừng nên nói gì hết.  

Theo Phật giáo, người biết đạo phải giữ tâm trong Bát chánh đạo, không nghĩ xấu, nói xấu, nói lén người khác.

Phê phán người khác thì dễ, xét lỗi lầm của mình thì khó.Chung quy cũng từ cái Tâm của mình mà ra.

Nếu chúng ta biết mở rộng cõi lòng, thì bất cứ ai, kể cả  người đã làm mình bực mình điên dại, đều có thể là bậc thầy của mình. (Sư nữ Pema Chodron)./.

If we learn to open our hearts, anyone, including the people who drive us crazy, can be our teacher.” ~Pema Chodron

Pema Chödrön is a notable American figure in Tibetan Buddhism. A disciple of Chögyam Trungpa Rinpoche, she is an ordained nun, author, and teacher in the Shambhala Buddhist lineage which Trungpa founded.(Wikipedia)


Tham khảo:

--HT Thích Minh Châu-Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi

http://thuvienhoasen.org/p22a15432/2/hay-tu-minh-thap-duoc-len-ma-di


-Minh Niệm. Phán xét. Giácngộ online 27/6/2008

http://www.giacngo.vn/phathoc/2008/06/27/53445A/


-HT Thích Trí Quảng. Tòa án lương tâm. Giácngộ online 22/3/2009

http://www.giacngo.vn/phathoc/luockhao/2009/03/22/7F5019/


-What does the Bible mean that we are not to judge others?

http://www.gotquestions.org/do-not-judge.html


-Norbert Chatillon-Juger l’autre, c’est porter un jugement sur soi

http://www.psychologies.com/Moi/Moi-et-les-autres/Relationnel/Articles-et-Dossiers/Arreter-de-tout-juger/Norbet-Chatillon-Juger-l-autre-c-est-porter-un-jugement-sur-soi


-Laura Lil- Je juge tout le monde

http://www.psychologies.com/Moi/Se-connaitre/Comportement/Articles-et-Dossiers/Je-juge-tout-le-monde


* Chuyện dài: Khi Người Việt phán xét người Việt

http://danviet.vn/hau-truong-giai-tri/nguyen-cao-ky-duyen-bi-nem-da-vi-noi-xau-nguoi-viet-182112.html


http://thuanchau.edu.vn/doc-va-suy-ngam/8-tat-xau-kho-bo-cua-nguoi-viet.aspx


-Ngô Khôn Trí- Đừng Vội Chê Bai Hay Chỉ Trích Người Khác

http://luongvancan.avcyber.com/D_1-2_2-310_4-7998_15-2_6-7_5-10_14-2_17-83/


-Giới trẻ rộ trào lưu thích bị nói xấu trên mạng

http://xalo24h.org/Nhip-song-tre/Gioi-tre-ro-trao-luu-thich-bi-noi-xau-tren-mang-12950.html




Montreal




.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.