Hôm nay,  

Chỉ Là Tạm Biệt Vô Thường Sắc Không

16/03/201610:06:00(Xem: 7890)
CHỈ LÀ TẠM BIỆT VÔ THƯỜNG SẮC KHÔNG
 
Nguyễn Thượng Chánh, DVM


Phàm ở đời hầu như ai ai cũng đều sợ chết hết, ngoại trừ những vị cao tăng đã thấm nhuần lý vô thường, những người có lý tưởng hy sinh, những người đau bệnh trầm kha nằm một chỗ, những kẻ mang tâm trạng chán đời trầm cảm cực độ, cũng như những kẻ bất bình thường mà thôi.

Riêng cá nhân tác giả cũng sợ bệnh sợ chết như mọi người vậy


http://www.giaidapgiacmo.com/wp-content/uploads/2015/06/mo-thay-than-chet.jpg


                                                                      ***


Tham sanh úy tử


Ai cũng vậy, hồi trẻ, sức khoẻ dồi dào, yêu đời, tối ngày chỉ biết có vui chơi mà thôi, chuyện chết chóc là chuyện cùa mấy ông già bà cả chớ có bao giờ mình bận tâm suy nghĩ đến đâu.

Lớn lên thì phải lo chuyện cơm gạo, chuyện gia đình, chuyện con cái suốt ngày suốt tháng nên đâu còn thì giờ gì mà nghĩ đến vấn đề chừng nào mình đứt bóng theo ông theo bà...

Khi tuổi đời bắt đầu hơi cao, khoảng từ 55 tuổi trở lên thì bệnh tật cái nầy cái nọ bắt đầu lòi ra. Lúc đó, chúng ta mới ý thức rằng cuộc đời rất phù du, thân xác con người ta không thể nào trường tồn vĩnh viễn được, không thể nào cải tử hoàn sanh được, v.v...

Tóm lại đó là lẽ vô thường! Có ngày mình cũng phải ra đi như mọi người mà thôi.

Đi lúc nào thì chưa biết được, nhưng càng trễ càng tốt phải không các bạn.

Chết không báo trước


Như Dòng Thác Chảy Ra Biển... Hạnh Phúc Đối Diện Tử Sanh - Matthieu Ricard - Nguyễn Thượng Chánh Chuyển Ngữ.

http://thuvienhoasen.org/a10013/nhu-dong-thac-chay-ra-bien-hanh-phuc-doi-dien-tu-sanh-matthieu-ricard-nguyen-thuong-chanh-chuyen-ngu


Tùy theo số mạng cả. Chết đến không báo trước. Có thể là bất cứ lúc nào, do tai nạn bất ngờ hoặc vì bạo bệnh bất tử.

Riêng đối với người gõ, mình đã bước vào lớp thất thập cổ lai hy từ lâu rồi. Ngày ra đi chắc cũng không còn mấy xa lắm đâu…

Tuổi càng về già  thì  con người ta càng hay suy tư nhiều về cái chết. Vào lớp tuổi nầy, quanh ta, người thân cũng như bạn bè, lác đác đã có người ra đi rồi.

Xem mục cáo phó trong các báo Tây báo Việt, thì thấy thiên hạ thường chết nhiều trong khoảng 80-90 tuổi.

Thôi thì mình cũng hy vọng được như họ. Như vậy, mình còn sống cao tay lắm cũng chừng năm mười năm nữa là quá sức rồi, với điều kiện là Trời còn thương và Ngọc Hoàng đừng quá sốt sắng.

Sao mà lẹ quá vậy Trời!

Ở cái tuổi của tác giả, có ai mà dám nói mình chưa thấm đòn đâu.Tóc thì bạc phơ rồi, răng cỏ thì cái còn cái mất, ăn uống phải đeo răng giả rất là phiền phức, còn nếu lỡ nhìn vào kiếng thì thấy mình lụ khụ, lưng khòm, da thì nhăn nheo đầy đồi mồi mất hết thẩm mỹ, tiếng nói thì bắt đầu hơi run rẩy, hay nói đi nói lại khiến con cháu bực mình, cái gì cũng yếu hết, bắt đầu hay quên trước nhớ sau, nay đau chỗ nầy mai đau chỗ kia, nhưng kẹt một nỗi là đầu óc thì vẫn chưa chịu chấp nhận là mình đã già rồi.

Mình tưởng mình còn trẻ hoài, thế mới khổ chớ.

Mình còn ham vui, còn ham sống mà.

Vô tiệm ăn thì người ta gọi mình bằng bác, kêu bằng ông bằng bà. Mình mới giật mình. Vậy mà mình cứ cho rằng mình chưa có già. Ngược lại mình rất chủ quan mà thấy bạn bè và người khác sao họ có vẻ lại già hơn mình quá.

Nghĩ cho cùng, già thì phải có bệnh để mà chết chớ hổng bệnh thì lấy gì mà chết được.

Đó là cái logic của sanh lão bệnh tử.

Theo mình nghĩ, sống quá già thì thân xác càng xấu xí đi...chả có ích lợi gì cả và vả lại sống đến 100 tuổi hoặc cao hơn nữa thì sống với ai đây? Ở cái tuổi nầy, con cái của mình dám chết hết rồi. Còn cháu chắt thì có thể khi thấy mình tụi nó lại sợ thấy mồ. Có chắc gì tụi nó dám lại gần hay đi thăm mình không?

Vậy chỉ còn nhà già, và hospice,  là trạm dung thân cuối cùng của mình trên dương thế nầy trước ngày ra đi mà thôi.


Thỉnh thoảng đi chùa, mình có đưọc nghe các thầy giảng về tử sinh. Mình cũng có tìm hiểu vấn đề nầy qua kinh sách Phật giáo Tây Tạng, nên cũng biết lõm bõm vậy thôi chớ hổng chắc gì là mình hết còn sợ chết.


Ai cũng muốn chết sướng hết


Cũng ngộ, con người ai ai cũng muốn sống sao cho sướng mà đến lúc chết thì mọi người cũng hằng ao ước được chết sao cho lẹ, cho sướng.

Đây là bình thường normal, là lẽ thường tình mà thôi.

Đa số đều nói họ không sợ chết nhưng chỉ sợ bệnh tật dây dưa làm đau đớn thể xác lẫn tâm hồn, làm mất cả nhân cách cũng như làm khổ não và phiền toái cho gia đình.

Chết sướng là gì? Đó là chết già, chết êm thắm, không đau đớn thể xác lẫn tâm hồn, vậy chết trong giấc ngủ là khỏe nhất, kế đến là chết vì bệnh tim mạch, đứng tim, đứt gân máu và phải chết cho thật mau thật lẹ, không lê lết cả tháng trời, không xụi bại, bán thân bất toại, á khẩu, không ỉa trây đái dầm, không bị mất trí nhớ và không bị lú lẫn điên khùng nầy nọ, v.v...

Giờ phút lâm chung cần có sự hiện diện đầy đủ của vợ con hay chồng con mình để tiển đưa mình cho khỏi tủi thân (?)

Có người thì còn lo xa hơn, nghĩ tới hậu sự nên bắt đầu lo tu, bắt đầu ăn chay, niệm kinh, lo thiền, lo cầu nguyện, siêng đi chùa, đi nhà thờ thường xuyên, cúng dường tam bảo, phóng sanh, bố thí công đức, bố thí tài vật, làm từ thiện gieo duyên lành để được phước, được hồng ân hầu khi chết thì hy vọng sẽ được rước về cõi Phật hoặc về thiên đàng với Chúa...

Cái gì cũng vậy. Chết cũng cần phải được chuẩn bị tinh thần từ trước. Thiền cũng là một phương pháp giúp chúng ta ý thức hơn về tánh có không của mọi sự vật trong cõi đời nầy, nhờ vậy chúng ta chấp nhận sự chết dễ dàng hơn và ra đi được thanh thản hơn!


Tại sao người ta sợ chết?


Chết vẫn còn là một việc cấm kỵ tabou, một điều quá bí ẩn đối với tất cả mọi người. Từ trước tới giờ vẫn chưa có người quá vãng nào trở lại dương thế để kể lại cho bà con ta nghe với.

Chuyện cận tử, thân trung ấm, lúc vừa mới chết thì hồn bay lơ lững đâu đó, rồi vào đường hầm thấy toàn ánh sáng chóa lòa, gặp lại bà con đã chết từ lâu, kêu réo nhau la ới ới, chuyện đầu thai lại, chuyện tái sinh, chuyện ma quỷ, và còn nhiều thứ lắm lắm…có thật hay không có thật chẳng có ai biết được hết. Tin hay không là chuyện riêng của mỗi người.


Có người còn so sánh sự chết cũng không khác gì giấc ngủ mỗi đêm. Tối ngủ, mình chẳng còn biết gì hết hổng khác gì như mình đã chết rồi. Sáng ra thức dậy như được tái sanh trở lại, sống thêm một ngày nữa. Mừng hết lớn.

Vậy sợ chết là sợ những gì mình không rõ, những gì bí mật mình chưa biết được.

Người ta sợ chết vì sợ thân xác bê bết máu me, nát bấy, xấu xí đi, sình thúi ghê tởm quá.

Trường hợp những giây phút trước khi phi cơ lâm nạn lao xuống đất chắc hành khách phải hãi hùng kinh hoàng tột độ. Đây là một thí dụ rõ rệt nhất về sự kiện sợ chết.

Có cả trăm câu hỏi được đặt ra nhưng chưa có câu giải đáp nào hết về sự chết. Mọi người cứ tưởng tượng thế nầy thế nọ cho nên thiên hạ vẫn còn lo và vẫn còn sợ chết.

Người đời thường nghĩ rằng hễ chết là hết, là trống không, là rơi vào vực thẩm tối thui, là hư vô, tĩnh lặng.

Chết rồi thì mình sẽ đi về đâu sau đó, rồi mình sẽ ra sao? Bởi vậy nên ai ai cũng đều sợ chết lắm.

Ai cũng phải có ngày chết hết. Đây là một sự thật. Chạy đâu cũng không khỏi. Đây là điều chắc chắn 100%, thật rõ ràng và là lẽ công bằng của trời đất.

Trên cõi đời nầy, chỗ duy nhất, nơi mà con người thật sự được hoàn toàn bình an, không còn thù hận nhau nữa, không bao giờ biết hơn thua, phân biệt đố kỵ với nhau nữa, đó là chỗ nghĩa địa an giấc ngàn thu.


https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRIuuBphJd_bsv_4UUg6vVfaKQ60RpmFGpvLLcIReGY4w6LudT4MQ

                                  Nơi không còn đố kỵ hận thù nhau nữa…

.

Cuộc đời thật vô thường, vậy phải biết trân quý sự sống. Thù hận, tranh đua, phân biệt, cố chấp, ganh tị, suy bì, hơn thua nhau từng tiếng, từng lời, từng chút một rồi cuối cùng cũng phải chết mà thôi. Đến lúc đó thì ăn năn hối cải, than khóc, kể lể, luyến tiếc làm chi cho mất công, muộn màng rồi bạn ơi.

Tại sao hồi còn sống không biết sống cho hòa thuận, thương yêu nhau, giao hảo nhau trong tình người, biết tha thứ nhau?

Mọi người đều đến cõi đời nầy với hai bàn tay trắng, thì lúc ra đi cũng chỉ với hai bàn tay trắng mà thôi.

Ai ai cũng đều biết như vậy, nhưng hễ sao mỗi khi nghĩ đến chết thì thấy rờn rợn và hơi lo một chút.

Bằng mọi giá họ phải níu kéo sự sống lại. Bỡi lý do nầy mà ngày nay khoa học đã sáng chế ra vô số kỹ thuật để kéo dài thêm sự sống... Nào là kỹ nghệ thuốc trường sanh, nào là kỹ nghệ ngâm xác trong khí lỏng liquid nitrogen để chờ ngày tìm ra thuốc trị liệu để tiếp tục…sống, v.v…


Người ta sợ chết vì sợ mất người mình thương, sợ xa lìa người thân, bạn bè, xa lìa vợ con, chồng con, sợ không ai nuôi con mình, sợ rồi đây tụi nó sẽ...sống ra sao?, sợ mất đi cái tôi cùa mình, sợ mất hết tài sản của cải mà mình đã thật sự khổ công tạo dựng được trong suốt cả cuộc đời, cũng như sợ chưa thực hiện được những hoài bão mà mình hằng mong ước, và sợ bị lãng quên, v.v...

Nhưng theo quan niệm triết lý Phật giáo, thì những thứ vừa kể trên là đều không có thật!


Giàu có, tỷ phú thì sợ chết đã đành, nhưng nghèo rớt mồng tơi, không có của cải gì ráo trọi cũng sợ chết luôn tuốt luốt.


Thường những người sợ chết là những người còn hoạt động, đi đứng và còn sinh hoạt được bình thường.

Nếu đã già khú cú đế rồi, bệnh hoạn đủ thứ, sinh hoạt khó khăn, ăn uống ngủ nghê không được, mà còn bị con cháu bạc đãi hất hũi nầy nọ thì nhũng người nầy chấp nhận cái chết dễ dàng hơn nhiều.

Sợ chết cũng là một phản ứng tự nhiên của bản năng sinh tồn của tất cà mọi sinh vật.

Trong phạm vi nghề nghiệp, người viết có thể cả quyết rằng thú vật như bò, heo lúc bị lùa vào lò sát sanh để bị làm thịt chúng đều rất kinh hoàng, la rống, phản ứng lại rất dữ dội vì bản năng sinh tồn. Hình như chúng biết cảm nhận được cái chết gần kề. Phải chăng thú vật cũng có tình cảm như chúng ta?

Các tôn giáo lớn đều có đề cập đến vấn đề chết. Mỗi tôn giáo đều có giải thích một cách khác nhau.

Cách nào nghe ra cũng đều thấy có lý hết với điều kiện là mình phải có đức tin tuyệt đối vào tôn giáo đó.


Chết qua cái nhìn của Phật giáo


“Mạng sống mong manh, cái chết là điều cầm chắc - Life is uncertain, death is certain”

Đây là tựa đề quyễn sách giá trị nói về cái chết. Sách do Venerable Dr Sri Dammananda viết và được thầy Thích Tâm Quang dịch. Sau đây là tóm lược các ý chánh:

Chúng ta không nên sợ chết vì đó là lẽ thường tình, là quy luật tất yếu của tiến trình của vòng sanh tử mà thôi. Có sanh thì phải có tử để có thể tái sanh theo nghiệp lực nhân quả luân hồi.


“…Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn. Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái. 

Sự đau đớn về cái chết thật khủng khiếp, đó là một thái độ phát xuất bởi vô minh

Con người bị lo âu không phải vì ngoại cảnh mà vì niềm tin và tưởng tượng về đời sống và mọi thứ của mình. Cái chết, chẳng hạn, tự nó không khủng khiếp: Khiếp sợ và kinh hãi chỉ do tâm trí chúng ta tưởng tượng mà ra.

Vì tham sống nên sự sợ chết được hình thành một cách thiếu tự nhiên. Nó tạo lo âu mạnh mẽ trong đời sống đến nỗi làm con người không bao giờ dám mạo hiểm làm điều gì dù đó là lẽ phải. Người đó sống trong sợ hãi lo lắng về bệnh tật và các tai nạn có thể xẩy ra cướp mất mạng sống quý giá của mình.

Tuy nhiên có một phương pháp để vượt qua sự sợ hãi này. Hãy quên đi quan niệm về cái 'tôi'; hãy đem tình thương phục vụ nhân loại và tỏ tình thương với người khác. Say mê phục vụ tha nhân, chẳng bao lâu bạn sẽ tự mình thoát khỏi cái tự kỷ luyến ái nặng nề, mơ ước, kiêu căng, và tự tôn. 

Bệnh và chết cả hai đều là việc xẩy ra tự nhiên trong đời sống của chúng ta, và chúng ta phải chấp nhận điều đó với sự hiểu biết…

…Chúng ta phải cố gắng hiểu rằng mọi việc trong vũ trụ này đều mong manh. Cuộc sống chỉ là ảo giác hay ảo tưởng. Khi ta phân tách mọi thứ bằng khoa học hay triết lý, không ham muốn vị kỷ, cuối cùng chúng ta không thấy gì cả mà chỉ là hư không…”

(NGƯNG TRÍCH-Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo - Gems of Buddhist Wisdom - Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996 - Thích Tâm Quang dịch)


Chết chỉ là một chuyến đi tạm biệt mà thôi


blank

Đầu điểm sương nhưng là niềm hãnh diện,

Xuân miên viễn vẫn trong ta tự tại.

(Photo NTC 2014)
.

Ngày nay phong trào Thiền  rất  thịnh hành  tại Việt Nam cũng như tại hải ngoại . Có lẽ đây là một cái mode trong xã hội. Con người ta cần  tìm một cách giải thích hữu lý cho các khổ đau trên còi đời ô trọc nầy, và cũng như để giúp họ chấp nhận một cách dễ dàng và bình thản chuyến đi  cuối cùng của cuộc đời.

Tây, họ cũng Thiền như ta. Bài thơ Vieillir en beauté của nữ văn sĩ Ghyslaine Delisle đã nói lên sự bình thường của tuổi già, cũng như lẽ vô thường sắc không của vạn vật. Vậy đừng nên lo sợ mình già.








Phỏng dịch từ bài thơ Vieillir en Beauté

VIEILLIR EN BEAUTÉ C’EST            Già an lạc là…

*Vieillir avec son cœur,

Sans remord, sans regret, sans regarder l’heure.

Aller de l’avant, arrêter d’avoir peur,

Car à chaque âge, se rattache un bonheur.


 Già an lạc, là già trong tâm tưởng

 Chẳng cần hận tiếc, chẳng màng thời gian;

 Cứ tiến bước, đừng bao giờ sợ hãi,

  Hoa hạnh phúc tuổi nào mà chẳng có.

  

*Vieillir avec son corps,

Le garder sain en dedans, beau en dehors.

Ne jamais abdiquer devant l’effort,

L’âge n’a rien à voir avec la mort.


 Già an lạc, là già trong thể chất;

 Trong lành, ngoài đẹp, chẳng nà hề chi.

 Hãy luôn cố gắng chớ đừng tránh đi.

 Tuổi đời chưa hẳn là liền tử ly.


*Vieillir en beauté, c’est donner un coup de pouce

A ceux qui se sentent perdus dans la brousse

Qui ne croient plus que la vie peut être douce,

Et qu’il y a toujours quelqu’un à la rescousse .


 Già an lạc, là giúp người buồn khổ,

 Đang lạc bước giữa rừng sân bể hận,

 Mất niềm tin trong cuộc sống đẹp thay,

 Không nghĩ mình được cứu rỗi hôm nay.


*Vieillir en beauté , vieillir positivement,

Ne pas pleurer sur ses souvenirs d’antan.

Être fier d’avoir les cheveux blancs,

Car, pour être heureux, on a encore le temps.



  Già an lạc, là lạc quan tích cực,

   Không nhỏ lệ cho kỷ niệm xa xưa.

   Đầu điểm sương nhưng là niềm hãnh diện,

   Xuân miên viễn vẫn trong ta tự tại.

                  

*Vieillir en beauté , c’est vieillir avec amour,

Savoir donner sans rien attendre en retour;

Car, où que l’on soi , à l’aube du jour,

Il y a quelqu’un  à qui dire bonjour.


 Già an lạc, là già trong yêu mến,

 Chỉ biết cho nhưng chẳng đợi đền ơn;

 Dù  nơi đâu, dù bình minh ló dạng,

 Luôn ai đó để được mình chào mến .


*Vieillir en beauté,  c’est vieillir avec espoir,

Être content de soi en se couchant le soir.

Et lorsque viendra le point de non recevoir,

Se dire qu’au fond, ce n’est qu’un au revoir.

 

Già an lạc, là già trong hy vọng,

Lòng sung mãn trong giấc điệp bình an.

Khi số tận kêu ta dừng bước tiến

Chỉ là tạm biệt, vô thường sắc không ./.

(Nguyễn Thượng Chánh dịch).

 Cư sĩ Liên Hoa, quá cố-Vòng Xoáy Của Nghiệp Lực

http://thuvienhoasen.org/a14695/vong-xoay-cua-nghiep-luc-cu-si-lien-hoa


“…Người con Phật, dù có ra sao, cũng sống với sự chân tình, với cái tâm trong sáng, với tất cả tấm lòng... cho nên, luôn thực tập thân bệnh chứ không để cho tâm bệnh, rồi chờ đợi sự ra đi, có đến sớm hay muộn, cũng với sự thanh thản, buông xả và để tùy vào nhân duyên tan hợp, hợp tan.

Có một gì đó lắng đọng lại với ngôn ngữ của nguyên ngôn, tước bỏ những hào nhoáng của vá chắp, tô vẻ để lộ nguyên hình của Tánh không, Vô tướng và với lòng chân thành nầy, xin được kính dâng và chia sẻ.”

Một buổi sáng ghi lại, cho ngày sinh nhật 21.04.

Thành phố Hương Thông (Houston, Texas) (Ngưng trích Thuvienhoasen)


“Cư Sĩ Nguyễn Hà Minh, bút hiệu Liên Hoa, Pháp danh Thiện Pháp, Chủ biên Trang Nhà Liên Hoa, Cộng tác viên www. thuvienhoasen.org và www.quangduc.com đã từ trần tại tư gia Houston, Hoa Kỳ lúc 8.45 sáng ngày thứ ba, 28/2/2012, nhằm ngày 7-2-Nhâm Thìn, hưởng thọ 62 tuổi. Anh đã được BS. cho biết trước chỉ còn có thể sống được từ 3 đến 6 tháng, nay sau gần một năm ở lại với gia đình, với bạn bè, với trần gian, anh đã từ giã cõi đời. Xin anh hãy thanh thản ra đi, thế gian này không có gì để lưu luyến và xin chân thành phân ưu cùng chị Diệu Tịnh, người bạn đạo và bạn đường thân thiết của anh cùng toàn thể tang quyến. Thành kính nguyện cầu: Hương Linh Thiện Pháp Nguyễn Hà Minh sớm tái sinh vào cõi giới an lành. Xin giới thiệu với quý độc giả bài viết của anh ghi lại ngày sinh nhật lần cuối”(Ngưng trích. Thuvienhoasen)


-Trần Văn Sơn (Bút hiệu Trần Bình Nam), quá cố-Tôi Và Bệnh Ung Thư

https://vietbao.com/a250401/toi-va-benh-ung-thu

http://www.tranbinhnam.com/binhluan/index.html

“Tôi thành thật cám ơn quý độc giả trong bao năm qua đã đọc, phê bình góp ý giúp tôi trưởng thành nhiều trong lĩnh vực nhìn và phân tích các biến chuyển trên thế giới.
Ước vọng của tôi đã được trải dài qua các bài bình luận. Tôi không mong gì hơn nhìn thấy một thế giới hòa bình, một Hoa Kỳ vững mạnh và một nước Việt Nam chóng thoát khỏi ách độc tài, bảo vệ được nền độc lập, nhân dân Việt Nam được sống trong một bầu không khí tự do dân chủ, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, giới trẻ tại hải ngoại có cơ hội đóng góp tài sức cùng với nhân dân trong nước xây dựng một nước Việt Nam xứng đáng chen vai thích cánh với thế giới văn minh.
Xin kính chào quý độc giả.".(Ngưng trích-Trần Bình Nam)


Phân ưu

https://vietbao.com/p160a250502/phan-uu-ong-tran-van-son-nha-binh-luan-tran-binh-nam-phap-danh-tam-dat


                                                   https://quachblog2000.files.wordpress.com/2011/09/141281112449964651.jpg?w=264&h=300


Kết luận


Nghĩ cho cùng cái chết chỉ là một giai đoạn của cái sống. Có chết đi thì mới có được một cái sống mới khác tiếp nối theo được.

Vậy hãy trân quý cuộc sống ngày hôm nay. Không nên để tâm trạng sợ chết trở thành một nỗi ám ảnh thường xuyên làm ô nhiễm cuộc sống của chúng ta.

Hãy quên sự chết đi để mà sống. Chừng nào chết thì chết.

Chết thì dễ, là việc đương nhiên rồi.

Sống sao cho đáng sống mới là việc khó.


Đời là vô thường!


Que sera sera!


Tham khảo:



- Venerable K. Sri Dhammananda-Life is uncertain, death is certain
http://www.dhammatalks.net/Books2/Bhante_Dhammananda_Life_is_Uncertain_Death_is_Certain.htm




Montreal


 




.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đâu 30-40 năm, lúc người tỵ nạn Việt mới định cư ở Mỹ và bắt đầu làm quen với các tập tục kể những tập quán về y tế ở Mỹ, trong y giới Mỹ cũng như các nước tây phương khác đang tranh cãi rất nhiều về chỉ định có nên cắt bao quy đầu theo thông lệ (routine circumcision) cho trẻ em sơ sinh hay không. Thuật ngữ “circumcision”, gốc latinh “circumcisio”. Từ "cắt bao quy đầu" xuất phát từ các từ Latin circum và caedo (circum: “xung quanh”; caedo: “tôi cắt”), có nghĩa đen là "cắt xung quanh". Từ epitome trong tiếng Hy Lạp cũng có nguồn gốc từ gốc có nghĩa là "cắt" hoặc "vết mổ". Trong tiếng Hebrew (Do Thái), phép cắt bao quy đầu được gọi là “peritomy”, xuất phát từ tiếng Hy Lạp peritomy.
Người ta vẫn thường nói “You are what you eat” (Những gì bạn ăn thể hiện bạn là ai). Nhưng có lẽ sẽ đúng hơn khi nói rằng những gì chúng ta ăn sẽ khiến chúng ta có những cảm xúc gì, bởi vì những tiến bộ trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học cho thấy chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của chúng ta.
Đặng Đình Bách: Tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết cộng đồng và câu chuyện đau buồn về sự bất công cần phải khắc phục tại Việt Nam...
Việc thuốc trị béo phì Zepbound mới được thông qua đã bổ sung thêm lựa chọn cho các loại thuốc giúp giảm cân, nhưng nó cũng đi kèm với những thách thức về chi phí và khả năng tiếp cận, giống như các loại thuốc giảm cân khác trong cùng nhóm. Các loại thuốc trong nhóm này gồm chất chủ vận (agonists), hay chất bắt chước các hormone tự nhiên trong ruột có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể và tín hiệu đói phát ra từ não. Nhưng các loại thuốc đã được chuẩn thuận, các phiên bản tổng hợp của các hormone này, là những phân tử có kích thước lớn nên quá trình sản xuất khá tốn kém và mất thời gian. Điều này khiến cho thuốc có giá cả đắt đỏ và ngày càng khan hiếm
Bên cạnh việc đi du lịch, thời gian quây quần bên gia đình và những lễ hội tưng bừng, mùa lễ cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bịnh tim, đột quỵ và nhịp tim không đều. Theo một nghiên cứu được trình bày tại British Cardiovascular Society đầu năm nay, kỳ nghỉ lễ năm nay có thể còn nguy hiểm hơn bình thường vì Giáng sinh rơi vào thứ Hai. Nghiên cứu mới phát hiện rằng nguy cơ lên cơn đau tim vào thứ Hai cao hơn so với các ngày khác trong tuần.
Mỗi năm, ở Hoa Kỳ có nửa triệu người chết vì các nguyên nhân liên quan đến hút thuốc, trong khi ước tính có khoảng 16 triệu người đang sống với các bệnh mãn tính liên quan đến hút thuốc lá, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc ung thư. Những rủi ro của việc hút thuốc thì chắc ai cũng đã biết rõ, nhưng cai thuốc vẫn là một việc rất khó khăn, khiến nhiều người bỏ cuộc giữa chừng; họ cho rằng dù gì thì sức khỏe cũng đã tổn thương rồi. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, cai thuốc luôn có nhiều lợi ích.
Ngày 8 tháng 12, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt liệu pháp chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 đầu tiên trên thế giới. Phương pháp điều trị này được gọi là Casgevy, nhắm vào bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (sickle cell), giúp cơ thể bệnh nhân tạo ra huyết sắc tố khỏe mạnh. Ở những người mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, huyết sắc tố bất thường khiến cho các tế bào hồng cầu trở nên cứng và có hình lưỡi liềm, có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Đến tháng 3 năm 2024, FDA sẽ ra quyết định liệu liệu pháp tương tự có thể được sử dụng để điều trị bệnh beta-thalassemia, một chứng rối loạn làm giảm sản xuất huyết sắc tố, hay không.
Mấy tháng nay chúng ta nghe nói nhiều đến bệnh phổi, “hội chứng phổi trắng” (White Lung Syndrome” và dịch sưng phổi hay “pneumonia” ở trẻ em bên Trung Quốc và ở Mỹ với tin đồn rằng có con vi khuẩn hay siêu vi mới gây ra bệnh này.
Số ca nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gia tăng, bệnh cúm đang lây lan rộng rãi và số lượng bệnh nhân phải vào bệnh viện cấp cứu ngày càng tăng. Tốt nhất là nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân, khách khứa và gia đình quý vị. Theo một cuộc khảo sát của tổ chức vô vụ lợi KFF (trước đây gọi là Kaiser Family Foundation), một nửa người dân Hoa Kỳ dự định thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa lễ này. Một số lo lắng về nguy cơ mắc bệnh của chính mình; những người khác muốn bảo vệ người thân vì các loại bệnh hô hấp rất dễ lây truyền.
11 năm trước, các khoa học gia Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier lần đầu tiên mô tả một phương pháp mới để chỉnh sửa gen, được gọi là CRISPR, trong một bài báo khoa học. Phát hiện mới rất quan trọng và đã giúp cho hai khoa học gia đoạt giải Nobel Hóa học năm 2020: nó có thể thay đổi cách điều trị các căn bệnh di truyền. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2023, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức chuẩn thuận phương pháp điều trị đầu tiên dựa trên công nghệ này ở Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.