Hôm nay,  

Khỉ Chimpanzé Mở Đường Cho Ngành Dược

27/01/201609:52:00(Xem: 5665)
KHỈ CHIMPANZÉ MỞ ĐƯỜNG CHO NGÀNH DƯỢC
 
Nguyễn Thượng Chánh, DVM

Khỉ Tinh Tinh (Chimpanzé) là một loài khỉ to con và rất khôn ngoan, sống từng bầy trong rừng rậm ở Châu Phi.

Xét về khía cạnh sinh học, thì chúng rất gần gũi với loài người.

Từ lối ba thập niên vừa qua, rất nhiều đoàn thám hiểm khoa học không ngại gian nan và nguy hiểm đã thường xuyên bám sát theo dõi loài động vật nầy, để nghiên cứu, để quan sát, để ghi nhận và để tìm hiểu xem bằng cách nào chúng có thể tự chữa trị lấy các bệnh trong thiên nhiên.


http://dkm-tv.com/wp-content/uploads/2015/03/chimpanze_20120927_img_335x250.jpg

                                                                 Khỉ chimpanzé


                                                                       ***


Video: Conférence de Sabrina Krief à Montreal 12 sept 2012(1.25 hr)

                             http://www.youtube.com/watch?v=FYYn3pmCvQE


http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQWYEbuBPK6uU8GRKKUdj8d4RnKBNVeJUo__YjBk79aBGv6JEFe

Bs Thú y Sabrina Krief


Sabrina Krief, vétérinaire, maitre de conférence au Muséum National d’Histoire Naturelle. Après une thèse et un post doc  sur le comportement alimentaire et la chimie des substances naturelles consommées par les chimpanzés, j’ai intégré en 2004 l’équipe d’Ecoanthropologie et d’Ethnobiologie du Muséum où mes travaux de recherche portent sur les chimpanzés , leur santé et les plantes qu’ils consomment.


http://www.sabrina-jm-krief.com/images/stories/gallerie-accueil/8.jpg

 Khỉ Chimpanzé (photo J.Michel Krief- Site Internet Dr S.Krief)

                                                     

Những ngành học mới


Tại Pháp, ngành dược vừa có thêm một chuyên ngành mới đó là Thú dược học (?) hay (zoopharmacognosie).  

Đây là một ngành chuyên nghiên cứu về các loại thực vật, cây cỏ mà thú rừng thường tìm để ăn, nhằm mục đích để tự chữa lấy bệnh tật của chúng.

Từ cả ngàn năm nay, con người vẫn thường dùng cỏ cây và các loài thực vật tìm được trong thiên nhiên để chữa bệnh. Có thể nói rằng phân nửa thuốc men mà chúng ta hiện đang sử dụng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên và thực vật. Các nhà khoa học ước đoán có lối 500. 000 loài thực vật khác nhau trên quả đất, nhưng chỉ có vào khoảng ít hơn 10% đã được thí nghiệm về tính trị liệu mà thôi.
.

Ngày nay, các nhà khoa học rất quan tâm đến kho tàng thực vật vô cùng quý báu trong thiên nhiên. Chúng có ẩn chứa một tiềm năng trị liệu bất tận, nên cần phải được chúng ta quan tâm thêm hơn nữa.

Thông thường, để tìm những hoạt chất hiện diện trong các loài thực vật nghiên cứu, nhà khoa học đã áp dụng một trong ba phương pháp khác nhau sau đây:


  1. Hái tất cả các loài thực vật chưa biết đến mọc trong một cánh rừng nào đó. Tất cả các phần (rễ, thân, hoa, lá, trái của loài thảo mộc nầy sẽ được nhận diện và phân loại tại phòng thí nghiệm).

  1. Chỉ thu gặt những loài thực vật đã được biết đến từ trước về tính trị liệu. Ví dụ họ Rubiacée rất giàu chất alkaloide như Quinine dùng để trị bệnh sốt rét.

  1. Quan sát các bộ lạc bán khai sống trong rừng rậm để biết họ thường sử dụng các loài thực vật nào để chữa bệnh. Đây là ngành chủng dược học (?) hay Ethnopharmacologie.

.

Bà Sabrina Krief, Bs Thú y thuộc Muséum National d’ Histoire Naturelle de Paris là một nhà chuyên môn về loài khỉ đã nghĩ ra cách thứ tư để tìm thuốc trị bệnh trong thiên nhiên. Bs S.Krief không quản ngại nguy hiểm khó khăn đến sống tại khu rừng Kimbale, Ouganda thuộc Phi châu nơi có nhiều khỉ chimpanzé để có thể quan sát chúng một cách rõ ràng và chính xác hơn.
.

Từ 15 năm qua, các nhà khoa học đã thu thập được rất nhiều điều bổ ích và mới lạ trong sự tự chữa bệnh tật của loài khỉ chimpanzé. Họ đã nhận thấy hễ mỗi khi bị bệnh như sốt nóng hoặc tiêu chảy, v.v... loài khỉ biết đi tìm kiếm một loại thực vật rõ rệt nào đó để ăn, dù rằng đây không hẳn là loài cây mà chúng ăn thường ngày. Từ việc quan sát nầy, nhóm của Bs Sabrina Krief đã đoán rằng các loài thực vật trên có thể chứa những hoạt chất nào đó có tính năng trị liệu trong trường hợp bị sốt hay bị tiêu chảy.  
.

Cái gì tốt cho khỉ thì có thể cũng tốt cho chúng ta. Được biết trong kho tàng di thể của chúng ta có hơn 98% điểm tương đồng với kho tàng di thể của loài khỉ chimpanzé.

Sau khi quan sát khỉ ăn những loại thảo mộc gì, Bs Krief ghi chép cẩn thận những điều bà ta đã thấy được, đồng thời sau đó bà cũng tìm cách hái những loài thực vật nói trên và thu lượm phân và nước tiểu của khỉ để gởi về phòng thí nghiệm nghiên cứu thêm.



Nhận xét của Bác sĩ Sabrina Krief                                  


Bác sĩ S. Krief nhận xét thấy những loài thảo mộc nào có tính năng chữa được bệnh tật đều được khỉ ăn rất ít để khỏi bị ngộ độc vì chúng thường có vị rất đắng và chát. Bác sĩ Krief đã thu lượm được trước sau 46 mẫu phân xuất phát từ thực vật mà khỉ đã ăn để trị bệnh.

Ngoài ra, khi so sánh đối chiếu thức ăn của khỉ chimpanzé vùng Kimbale với thức ăn của khỉ chimpanzé sống tại những khu rừng khác, bác sĩ Krief có nhận xét là cách dùng thực vật để trị bệnh của loài khỉ thay đổi tùy theo nơi chúng đang sinh sống.

Thí dụ, cùng bị một chứng bệnh chẳng hạn như tiêu chảy, thì khỉ chimpanzé vùng Kimbale thường tìm ăn vỏ cây Albizia grandibracteata để ăn trong khi khỉ của các vùng khác thì tìm ăn một loại thảo mộc khác để chữa bệnh mặc dù cây Albizia grandibracteata thấy mọc ở khắp mọi nơi và rất dễ tìm.

Bác sĩ S. Krief đi đến kết luận là nền văn hóa y học (culture médicale) của khỉ chimpanzé có tính địa phương và cục bộ.


blank

       Gia đình khỉ tại Miami Zoo, Fl. (NTC 2011)


Kết luận


Khảo cứu về khỉ chimpanzé đã dấy lên một số câu hỏi: 

Nền y học tiên khởi của loài người đã xuất hiện từ lúc nào?

Tổ tiên của nhân loại và loài khỉ có cùng chung một nền y học hay không?

Ai đã bắt chước ai?

Có thể nào khỉ và người bắt chước lẫn nhau hay không?

Chúng ta không thể nào có câu giải đáp chắc chắn được hết.

Đây là điều bí mật của tạo hóa./.

.

Tài liệu tham khảo:


  • Josée Lapointe- La pharmacopée des chimpanzés

http://www.lapresse.ca/sciences/en-vrac/201209/20/01-4575760-la-pharmacopee-des-chimpanzes.php

  • Philippe Jost. Les chimpanzés ont il inventé la médecine?

        http://www.cles.com/enquetes/article/les-chimpanzes-ont-ils-invente-la-medecine/page/0/4


   - Véronique Barriel-Ces 1,4 % qui nous séparent des chimpanzés !These 1.4 % which separate the chimpanzees!

       http://www.erudit.org/revue/ms/2004/v20/n10/009330ar.html

      -Le Figaro-Médicaments : faut-il se fier aux chimpanzés?

http://sante.lefigaro.fr/actualite/2015/02/20/23424-medicaments-faut-il-se-fier-chimpanzes




Montreal


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.