Hôm nay,  

Dùng Trụ Sinh Bừa Bãi Làm Vi Trùng Quen Thuốc

23/01/200000:00:00(Xem: 8926)
Khi dùng trụ sinh bưà bãi, vi trùng sẽ từ từ quen thuốc.
- Bốn chục năm về trước, lần đầu tiên, người ta khám phá rằng vi trùng đã quen thuốc trụ sinh trong nhà thương.
- Năm 1960, vi trùng bệnh lậu gonorrhrea (Neisseria gonorrhea) và vi trùng bệnh tiêu chảy ra máu (Shigella) được phát hiện là có quen thuốc trụ sinh.
- Gần đây, có hai loại vi trùng đã quen thuốc trụ sinh, đến nỗi không thể dùng thuốc để chưã bệnh được nưã. Loại thứ nhất là vi trùng lao (MDR-TB), trong thành phố New York, đã quen nhiều thứ thuốc. Phần lớn những người mắc bệnh lao ở đây là những bệnh nhân HIV, tù nhân, và một số người vô gia cư. Loại thứ hai tên là Enterocccus, cũng đã quen thuốc Vancomycine. Trong quá khứ vancomycine là thuốc tốt nhất để chưã bệnh do vi trùng enteroccocus (Pharmacy today, December 1999).
- Vi trùng Streptoccocus Pneumoniae cũng đã quen thuốc trụ sinh là một baó hiệu khẩn cấp cho chúng ta. Tại Hoa Kỳ, S. Pneumoniae đứng hàng đầu gây bệnh viêm sưng phổi. Mỗi năm có 500,000 bênh nhân bị bệnh viêm phổi. Và cũng mỗi năm, có 50,000 bệnh nhân bị vi trùng S. Pneumoniae tấn công vào máu, 7 triệu trường hợp bị nhiễm trùng tai, và 3,000 bệnh bị viêm màng óc. Cho tới bây giờ đã có 35 phần trăm vi trùng S. Pneumoniae đã quen thuốc Penicilline, và gần phân nửa quen thuốc cephalosporins. Có nghiã là tiêu chuẩn chữa trị đã không đạt được mức bình thường, và một ngày nào đó sẽ xuất hiện loại vi trùng S. Pneumonia quen thuốc trụ sinh (Contemporary Pediatrics, December 1999).


NGUYÊN NHÂN VI TRÙNG QUEN THUỐC
Có ba nguyên nhân làm vi trùng quen thuốc trụ sinh:
1) Nguyên nhân thứ nhất là do đột biến gen (gen mutations),
2) Nguyên nhân thứ hai là sự trao đổi thông tin gen (exchange of genetic information) giữa các vi trùng,
3) Và, nguyên nhân thứ ba là cách chọn lựa thuốc trụ sinh chữa bệnh trong nhà thương.
- Dùng trụ sinh qúa lố, hay không đúng cách trong nhà thương, trong y viện, hay trong cng đồng, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng đã từng quen thuốc, nảy nở.
- Tuy nhiên, trong một tường trình khác cho thấy có 80 phần trăm thuốc trụ sinh dùng cho ngoại chẩn, khám bệnh trong phòng mạch, và chỉ có 20 phần trăm trụ sinh được dùng trong nhà thương. Người ta nghĩ rằng cần phải để ý đến cách dùng thuốc trụ sinh chữa bệnh ở ngọại chẩn, hay phòng mạch, thí dụ như trị máy hô hấp bị nhiễm trùng, sưng phổi, viêm xoang, viêm cuống họng, và viêm tai, v...v...
- Trong lúc còn đi học hay thực tập, bác sĩ thường dùng trụ sinh kéo dài 10 (mười) ngày, cho mỗi liều thuốc. Nhưng bây giờ bác sĩ lại được khuyên:


- Phải dùng trụ sinh mạnh, tác dụng nhanh.
- Phải dùng lượng thuốc cao, giảm thời gian cho ngắn.
- Phải tránh dùng thuốc trụ sinh có nồng độ thấp, vì sợ không đủ sức ngăn chặn vi trùng.
Theo Tiến sĩ dược khoa G.G.Zhannel thì chính tại cách dùng thuốc trụ sinh kiểu đó có thể làm vi trùng quen thuốc. Chẳng hạn như đang chưã một bênh nhiễm trùng quen thuốc Ampicilline, mà phải thay đổi, dùng một thể loại Penicillines khác. Cũng theo Tiến sĩ Zhannel, quan niệm không phải chỉ giản dị như vậy, mà phải thận trọng thay đổi theo hoàn cảnh, tuỳ theo từng thứ bệnh nhiễm trùng, từng loại vi trùng và từng bệnh nhân (Pharmacy today, December 1999).


NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC LÀM VI TRÙNG QUEN THUỐC
1) Thuốc trụ sinh trong Nông lâm mục
- Tiến sĩ Dược khoa Steven C. Ebert ghi nhận rằng ít ra có tới 50 phần trăm thuốc trụ sinh được dùng trong các nông trại. Dùng trụ sinh để giúp xúc vật lớn mạnh, sinh sản tốt, và giảm nhiễm trùng trứng. Chính vì vậy đã làm cho vi trùng càng ngày càng quen thuốc.
- Ở những nước đang mở mang, tình trạng dùng thuốc càng tệ hơn. Ở Ấn Độ, thuốc trụ sinh dùng cho nông trại nhiều hơn dùng cho bệnh nhân gấp trăm ngàn lần. Nguy hiểm là tính chất quen thuốc trụ sinh của vi trùng trong gen (genes), đã truyền từ vi trùng này qua vi trùng khác, trong súc vật, trong phân phế thải.
- Năm 1998, tại Đan Mạch, vụ trúng độc do vi trùng Salmonella enterica, huyết thanh loại DT 104, đã giết hại nhiều người, cũng là do đã dùng quá nhiều thuốc trụ sinh quinolones cho xúc vật, và vì vậy Salmonella đã quen Quinolones.

2) Dùng thuốc trụ sinh không toa.
Ở nhiều nước khác trên thế giới, kể cả ở Việt Nam, dùng thuốc trụ sinh không cần toa bác sĩ, vi trùng cũng sẽ bị quen thuốc. Những vi trùng quen thuốc đó sẽ theo phương tiện giao thông dễ dàng trên thế giới ngày nay, di chuyển đi khắp nơi, từ chỗ này qua chỗ khác, từ nước này qua nước khác. Trong một cuộc thí nghiệm ở Đài Loan cho thấy: vi trùng đã rõ ràng quen nhiều thuốc trụ sinh, khi so sánh, thử nghiệm nước tiểu cho bệnh nhân trong phòng cấp cứu, phòng ngoại chẩn, hay cho hoc sinh trung học và bệnh nhân lớn tuổi.

Nói tóm lại, chúng ta đã nhìn thấy sự nguy hiểm khi dùng thuốc trụ sinh bưà bãi, vì vi trùng sẽ từ từ quen thuốc, sẽ không còn công hiệu khi trị bệnh hiểm nghèo cho chúng ta, cho cộng đồng, và cho cả nhân loại nữa.

Bác Sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., FAAFP; E-mail: nmtran@hotmail.com; Fax: (714)547-4968; Điện thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.