Hôm nay,  

Tắm Biển Coi Chừng Bị Sứa Độc Chích

29/08/201400:00:00(Xem: 5255)

Nói đến sứa, người ta thường nghĩ đến món gỏi sứa tôm thịt rất khoái khẩu. Nhưng trong thực tế, có rất nhiều loại sứa trong biển cả. Có loại sứa rất to cả thước Tây và cũng có loại rất bé nhỏ hơn đồng xu. Có loại được ngư dân đánh bắt và bán như một hải sản và có loại cũng rất độc hại, chích rất đau, thậm chí có thể chết nguời.

Từ những năm 60, người ta phát hiện được tại vùng biển Úc châu (Tây Úc, Queensland) một loại sứa nhỏ nhứt nhưng đồng thời cũng độc nhứt thế giới, đó là sứa Irukandji. Nếu chẳng may bị loại sứa nầy chích phải, nạn nhân có thể chết nếu không được cứu chữa kịp thời.

* * *

Sứa hộp (Box jelly fish) có hình dạng lập phương cube. Sứa chứa nọc rất độc, gây đau nhức dữ dội nơi chích, và có thể làm chết người.Trong nhóm nầy, có thể kể 3 loài độc nhứt sau đây: Chironex fleckeri, Carukia barnesi hay còn có tên là sứa Irukandji (nhỏ nhứt trong nhóm) và Malo kingi.

Box jellyfish (class Cubozoa) Some species of box jellyfish produce extremely potent venom: Chironex fleckeri, Carukia barnesi and Malo kingi are among the most venomous creatures in the world. Stings from these and a few other species in the class are extremely painful and can be fatal to humans(wikipedia).

blank
Sứa độc.

Video:BOX Jellyfish - The Most Dangerous Sea Creature

1) Chironex Fleckeri
https://www.youtube.com/watch?v=WrMRwddl7iQ

Vào trung tuần tháng 8/ 2014, một em bé trai người Pháp 5 tuổi đã bị một loại sứa hộp (box jelly fish ), rất độc chích chết tại trung tâm nghỉ mát Koh Phangan, vùng Vịnh Thái Lan.

Box jellyfish sting kills French boy in Thailand

The Guardian –Tuesday 26 august 2014
http://www.theguardian.com/world/2014/aug/26/box-jellyfish-sting-kills-french-boy-thailand.

2) Video:Sứa Irukandji (Carukia barnesi)
http://www.jellyfishart.com/kb/jellyfish-biology/most-dangerous-jellyfish

Sứa Irukandji. (Carukia barnesi )(Photo: Wikipedia)

Sứa Irukandji là một loại động vật ruột khoang sống ở biển, thân tán như cái chuông (bell) lối 2,5 cm đường kính và có 4 xúc tu (Tentacle) dài từ vài cm đến 1mét chứa vô số gai (sting) để chích một loại chất độc cực mạnh vào con mồi.

Có 4 loài sứa Irukandji: Carukia barnesi, Malo kingi, Alatina alata và Malo maxima.

There are 4 known species of Irukandji:Carukia barnesi, Malo kingi, Alatina alata and the recently discovered Malo maxima (wikipedia).

Vùng biển Queensland và Tây Úc là nơi có nhiều sứa Irukandji nhứt. Ngày nay, tuy còn rất hiếm nhưng sứa Irukandji cũng đã được thấy xuất hiện tại nhiều nơi khác trên thế giới.


Theo tạp chí National Geographic thì chúng ta cũng có thể thấy sứa nầy tại vùng biển Indonesia, đảo Timore, Madagascar, Anh Quốc, và thậm chí có báo cáo sự hiện diện của sứa Irukandji tại vùng Keys của Florida nữa.

Theo Australian Venom research Unit thì sứa Irukandji thấy có báo cáo tại Miền Nam Thái Lan, Việt Nam, Papua New Guinea, Malaysia, Phi Luât Tân, Indonesia, Nhật Bản và Vịnh Mexico (Texas).

Danh từ Irukandji xuất phát từ bộ lạc thổ dân vùng Palm Cove, phía Bắc Queensland thuộc Úc Châu.

Chính tại vùng này, người ta thường hay thấy xuất hiện hội chứng Irukandji sau khi bị sứa chích. Loại sứa nầy mới chỉ được nói đến nhiều từ những năm 60 mà thôi.

blank
Sứa độc.

Hội chứng Irukandji là gì?

Khi mới bị sứa chích, nạn nhân chỉ có cảm giác hơi đau đau mà thôi. Sau lối 30 phút, độc tố tác động thẳng lên hệ thần kinh trung ương và gây ra một số dấu hiệu được gọi là hội chứng Irukandji: ói mửa, ra mồ hôi, nhức đầu, đau vùng dưới của lưng, vọp bẻ hay chuột rút (muscle cramps),không ở yên được tại một chỗ (restlesness), lo âu, giao động, nhịp tim tăng, áp suất động mạch tăng cao, phù phổi (pulmonary edema). Các triệu chứng trên kéo dài trong vài giờ hay trong nhiều ngày và có thể gây tử vong vì suy tim (toxic heart failure).

Tại bệnh viện, bệnh nhân được khẩn cấp cho tiếp dịch truyền và hỗ trợ trị liệu (supportive therapy).

Không có huyết thanh chống nọc (antivenom serum).

Năm 2004, nhà khoa học Úc Heather Walling cho biết Jame Cook University đã thành công trong việc gầy giống sứa Irukandji trong phòng thí nghiệm. Người ta hy vọng trong tương lai sẽ có thể sản xuất được huyết thanh chống nọc Irukdanji.

Trở ngại chính yếu là số lượng sứa nuôi trong phòng thí nghiệm còn quá ít ỏi, không hơn 1000 con/năm trong khi phải cần từ 2000 con đến 1 000 000 con mới có thể sản xuất được huyết thanh chống nọc độc.

Có tin đồn rằng nọc sứa Irukandji có khả năng trị bệnh bất lực ở đàn ông? Chớ nên vội tin, kẻo bỏ mạng oan uổng nghe các cụ./.

Tham khảo

Video: National geographic Special-Box Jellyfish-Irukandji
http://www.youtube.com/watch?v=Ws5hImeonEA

- World's first Irukandji babies born in captivity

http://www.reef.crc.org.au/media/Worldsfirst.htm

http://www.irukandjijellyfish.com/

- BienDong.net-Khi sứa độc tràn ngập các đại dương
http://www.biendong.net/the-gioi-dai-duong/tai-nguyen-bien/1297-khi-sa-c-tran-ngp-cac-ai-dng.html

Montreal, 2014

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã quyết định trao giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học năm 2023 cho hai khoa học gia người Mỹ Katalin Karikó (gốc Hungary) và Drew Weissman hôm nay ngày 2 tháng 10, 2023, vì những khám phá của họ liên quan đến việc biến đổi base của các nucleoside (nucleoside base modifications) cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu cách các gen có thể gây ra bệnh tự kỷ và các bệnh rối loạn về phát triển não bộ (neurodevelopmental disorders) khác: phát triển các cấu trúc nhỏ tương tự như bộ não trong phòng thí nghiệm và điều chỉnh DNA của chúng.
Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ CDC vừa đưa ra các khuyến nghị về thuốc chủng ngừa Covid cho mùa thu này sau khi thuốc được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Thuốc (FDA) của Hoa Kỳ chuẩn thuận hôm thứ hai, ngày 12 tháng 9, 2023. Sau đại dịch Covid mấy năm vừa qua, kiến thức của quần chúng về các bệnh nhiễm, các thuốc chủng ngừa (vắc xin) đã tăng lên nhiều, cũng như óc phê phán và sự nghi ngờ đối với các biện pháp y tế hay phòng ngừa do chính quyền hay các cơ quan như CDC đề xướng, lắm khi gắn liền với lập trường chính trị của mỗi người, có khi tuỳ theo tiểu bang. Bài sau đây chỉ có tính cách thông tin, dựa trên những nguồn tin tức mà người viết nghĩ là đáng tin cậy. Độc giả cần tham khảo với người săn sóc y tế cho mình để đi tới quyết định có nên dùng vắc xin nào hay không. Sau đây là những điểm chính của các thông báo của CDC cho báo chí, kèm theo chú thích để bàn thêm
Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Nó giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ chức năng cơ bắp và miễn dịch. Nhưng hầu hết mọi người trên thế giới đều bị thiếu vitamin D, khiến cho nó trở thành loại supplement phổ biến nhất trên thị trường
Lập một kế hoạch điều trị trầm cảm có thể là một thách thức khó khăn. Điều này đặc biệt đúng đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường và đang trải qua các liệu pháp thử nghiệm như kích thích các nhân sâu trong não (Deep Brain Stimulation – DBS). Đối với hầu hết các tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể trực tiếp đo lường bộ phận đang được điều trị, chẳng hạn như đo huyết áp đối với các bệnh về tim mạch. Những thay đổi có thể đo lường đóng vai trò là dấu ấn sinh học khách quan (objective biomarker) của quá trình phục hồi, cung cấp các thông tin đáng giá về cách chăm sóc bệnh nhân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.