Hôm nay,  

Tắm Biển Coi Chừng Bị Sứa Độc Chích

29/08/201400:00:00(Xem: 5246)

Nói đến sứa, người ta thường nghĩ đến món gỏi sứa tôm thịt rất khoái khẩu. Nhưng trong thực tế, có rất nhiều loại sứa trong biển cả. Có loại sứa rất to cả thước Tây và cũng có loại rất bé nhỏ hơn đồng xu. Có loại được ngư dân đánh bắt và bán như một hải sản và có loại cũng rất độc hại, chích rất đau, thậm chí có thể chết nguời.

Từ những năm 60, người ta phát hiện được tại vùng biển Úc châu (Tây Úc, Queensland) một loại sứa nhỏ nhứt nhưng đồng thời cũng độc nhứt thế giới, đó là sứa Irukandji. Nếu chẳng may bị loại sứa nầy chích phải, nạn nhân có thể chết nếu không được cứu chữa kịp thời.

* * *

Sứa hộp (Box jelly fish) có hình dạng lập phương cube. Sứa chứa nọc rất độc, gây đau nhức dữ dội nơi chích, và có thể làm chết người.Trong nhóm nầy, có thể kể 3 loài độc nhứt sau đây: Chironex fleckeri, Carukia barnesi hay còn có tên là sứa Irukandji (nhỏ nhứt trong nhóm) và Malo kingi.

Box jellyfish (class Cubozoa) Some species of box jellyfish produce extremely potent venom: Chironex fleckeri, Carukia barnesi and Malo kingi are among the most venomous creatures in the world. Stings from these and a few other species in the class are extremely painful and can be fatal to humans(wikipedia).

blank
Sứa độc.

Video:BOX Jellyfish - The Most Dangerous Sea Creature

1) Chironex Fleckeri
https://www.youtube.com/watch?v=WrMRwddl7iQ

Vào trung tuần tháng 8/ 2014, một em bé trai người Pháp 5 tuổi đã bị một loại sứa hộp (box jelly fish ), rất độc chích chết tại trung tâm nghỉ mát Koh Phangan, vùng Vịnh Thái Lan.

Box jellyfish sting kills French boy in Thailand

The Guardian –Tuesday 26 august 2014
http://www.theguardian.com/world/2014/aug/26/box-jellyfish-sting-kills-french-boy-thailand.

2) Video:Sứa Irukandji (Carukia barnesi)
http://www.jellyfishart.com/kb/jellyfish-biology/most-dangerous-jellyfish

Sứa Irukandji. (Carukia barnesi )(Photo: Wikipedia)

Sứa Irukandji là một loại động vật ruột khoang sống ở biển, thân tán như cái chuông (bell) lối 2,5 cm đường kính và có 4 xúc tu (Tentacle) dài từ vài cm đến 1mét chứa vô số gai (sting) để chích một loại chất độc cực mạnh vào con mồi.

Có 4 loài sứa Irukandji: Carukia barnesi, Malo kingi, Alatina alata và Malo maxima.

There are 4 known species of Irukandji:Carukia barnesi, Malo kingi, Alatina alata and the recently discovered Malo maxima (wikipedia).

Vùng biển Queensland và Tây Úc là nơi có nhiều sứa Irukandji nhứt. Ngày nay, tuy còn rất hiếm nhưng sứa Irukandji cũng đã được thấy xuất hiện tại nhiều nơi khác trên thế giới.


Theo tạp chí National Geographic thì chúng ta cũng có thể thấy sứa nầy tại vùng biển Indonesia, đảo Timore, Madagascar, Anh Quốc, và thậm chí có báo cáo sự hiện diện của sứa Irukandji tại vùng Keys của Florida nữa.

Theo Australian Venom research Unit thì sứa Irukandji thấy có báo cáo tại Miền Nam Thái Lan, Việt Nam, Papua New Guinea, Malaysia, Phi Luât Tân, Indonesia, Nhật Bản và Vịnh Mexico (Texas).

Danh từ Irukandji xuất phát từ bộ lạc thổ dân vùng Palm Cove, phía Bắc Queensland thuộc Úc Châu.

Chính tại vùng này, người ta thường hay thấy xuất hiện hội chứng Irukandji sau khi bị sứa chích. Loại sứa nầy mới chỉ được nói đến nhiều từ những năm 60 mà thôi.

blank
Sứa độc.

Hội chứng Irukandji là gì?

Khi mới bị sứa chích, nạn nhân chỉ có cảm giác hơi đau đau mà thôi. Sau lối 30 phút, độc tố tác động thẳng lên hệ thần kinh trung ương và gây ra một số dấu hiệu được gọi là hội chứng Irukandji: ói mửa, ra mồ hôi, nhức đầu, đau vùng dưới của lưng, vọp bẻ hay chuột rút (muscle cramps),không ở yên được tại một chỗ (restlesness), lo âu, giao động, nhịp tim tăng, áp suất động mạch tăng cao, phù phổi (pulmonary edema). Các triệu chứng trên kéo dài trong vài giờ hay trong nhiều ngày và có thể gây tử vong vì suy tim (toxic heart failure).

Tại bệnh viện, bệnh nhân được khẩn cấp cho tiếp dịch truyền và hỗ trợ trị liệu (supportive therapy).

Không có huyết thanh chống nọc (antivenom serum).

Năm 2004, nhà khoa học Úc Heather Walling cho biết Jame Cook University đã thành công trong việc gầy giống sứa Irukandji trong phòng thí nghiệm. Người ta hy vọng trong tương lai sẽ có thể sản xuất được huyết thanh chống nọc Irukdanji.

Trở ngại chính yếu là số lượng sứa nuôi trong phòng thí nghiệm còn quá ít ỏi, không hơn 1000 con/năm trong khi phải cần từ 2000 con đến 1 000 000 con mới có thể sản xuất được huyết thanh chống nọc độc.

Có tin đồn rằng nọc sứa Irukandji có khả năng trị bệnh bất lực ở đàn ông? Chớ nên vội tin, kẻo bỏ mạng oan uổng nghe các cụ./.

Tham khảo

Video: National geographic Special-Box Jellyfish-Irukandji
http://www.youtube.com/watch?v=Ws5hImeonEA

- World's first Irukandji babies born in captivity

http://www.reef.crc.org.au/media/Worldsfirst.htm

http://www.irukandjijellyfish.com/

- BienDong.net-Khi sứa độc tràn ngập các đại dương
http://www.biendong.net/the-gioi-dai-duong/tai-nguyen-bien/1297-khi-sa-c-tran-ngp-cac-ai-dng.html

Montreal, 2014

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ chủ yếu do một loại hormone gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể dẫn tới những phương pháp điều trị tốt hơn cho tình trạng ốm nghén, kể cả những trường hợp hiếm gặp, nguy hiểm đến tánh mạng.
Thời tiết thay đổi có thể khiến cho tâm trạng và cảm xúc thay đổi theo, mùa lễ cũng có thể gây ra những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của mọi người. Vào khoảng thời gian này trong năm, sẽ có nhiều người trong chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng và bực bội hơn bình thường. Những nguyên nhân gây căng thẳng có thể dẫn tới nguy cơ cao về các bệnh tim mạch, ngộ độc rượu và cả tỷ lệ tử vong do đột quỵ.
Salmonella lại hoành hành. Vào đầu tháng 12, các cửa hàng thực phẩm trên khắp Hoa Kỳ đã thu hồi dưa vàng (cantaloupes) sau khi người ta phát hiện ra rằng cả trái nguyên và loại cắt sẵn đều bị nhiễm khuẩn Salmonella ở 34 tiểu bang – và đã gây ra hai trường hợp tử vong. Dưa cantaloupes nhiễm salmonella cũng được phát hiện ở Canada, các viên chức y tế công cộng cũng ra lệnh thu hồi loại trái cây này.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam Cali (MPC), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi chia sẻ về cách hướng dẫn cho các em tuổi teen thực hành chánh niệm. Cùng tham dự buổi chia sẻ còn có chị Chơn Nguyên, y tá của Học Khu Centralia (Buena Park), huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở tuổi teen, tăng thân Xóm Dừa, Nụ Hồng…
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Trí tuệ nhân tạo / AI (Artificial Intelligence) gần đây được nhắc đến rất nhiều không những trong giới công nghệ máy tính mà cả trong các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội vì tác dụng tiềm năng của nó trên mọi lãnh vực của đời sống con người. Riêng trong lãnh vực y học, AI đã và đang có những bước tiến đáng kể. AI đang được sử dụng để cải thiện kết quả của bệnh nhân, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, có khả năng cách mạng hóa y học bằng cách cung cấp các chẩn đoán chính xác hơn, kế hoạch điều trị cá nhân hóa và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.