Hôm nay,  

Mãng Cầu Xiêm Có Trị Ung Thư Được Không

05/03/201400:00:00(Xem: 36272)
Từ nhiều năm qua vô số tin đồn trên internet về mãng cầu xiêm có khả năng diệt tế bào ung thư 10 000 lần mạnh hơn hóa học trị liệu đã lan rộng đi trên khắp thế giới.

Có điều lạ là chúng ta ít thấy vấn dề mãng cầu xiêm được các tạp chí nghiên cúu khoa học đáng tin cậy cũng như giói y khoa trên thế giới quan tâm và đề cập đến. Tại sao vậy?

Còn nước còn tát, đó là hy vọng cuối cùng của bất kỳ một ai chẳng may vướng phải căn bệnh nan y…

Lang băm và thị trường thuốc thiên nhiên thì tha hồ tung hoành và hốt bạc.

* * *

Dưới đây là một số tài liệu người gõ sử dụng để viết bài nầy.

- Natural Medicines Comprehensive Database –Sixth edition

- 2 tài lệu khảo cứu của Purdue University, Hoa kỳ

- 1 tài liệu của Cancer Research UK

- Lập trường của South Africa Cancer Association

- 1 tài liệu của Tiến Sĩ Dược khoa Trần Việt Hưng (Hoa Kỳ) về mãng cầu Xiêm

- Gia tăng bất thường các dạng bệnh Parkinson và bại não tại Guadeloupe (Vùng biển Caraibes)

- Ý kiến của Bác Sĩ tại Việt Nam nói về thần dược mãng cầu xiêm

Chối từ trách nhiệm: tác giả không phải là bác sĩ y khoa, không phải là dược sĩ, đông y sĩ hay nhà chuyên môn về thực vật học. Bài viết nầy chỉ là tâp hợp một số thông tin tổng quát mà thôi.

Tất cả mọi thắc mắc và nghi vấn về việc sử dụng mãng cầu Xiêm trong trị liệu xin các bạn hãy trực tiếp tham khảo với dược sĩ hoặc bác sĩ gia đình.

NTC-

Mãng cầu Xiêm có phải là thần dược trị ung thư hay không?

Mãng cầu Xiêm Việt Nam bán tại các chợ Á Đông Montreal (photo NTC, mars/2014)

Tại sao các đại tài phiệt kỹ nghệ dược phẩm cố tình giấu giếm chuyện mãng cầu Xiêm? Mời xem video quảng cáo của kỹ nghệ thuốc thiên nhiên.

Video: Graviola Tree - A Natural Cancer Cell Killer
http://www.youtube.com/watch?v=ySuisgSBwxY

Sách tham khảo của dược sĩ Hoa Kỳ và Canada

- (Natural Medicines Comprehensive Database –Sixth edition) page 646-647

Mãng cầu xiêm Graviola còn có tên: Brazilian Cherimoya, Brazilian Paw Paw, Corossolier, Corossol épineux, Durian Benggala, Guanabana, Guanavana, Nangka Blanda, Nangka Londa, Soursop, Sour sop,Togre-Banreisi.

Tên khoa học là gì: Annona muricata, synonym Annona macrocarpa; Annona cherimola.

Họ Family: Annonaceae

Công dụng:

Qua ngõ miệng: dùng như một loại trụ sinh antibiotic, an thần sedative, kháng ký sinh trùng antiparasitic, tẩy nhẹ cathartic, gây ói mửa emetic, trị ho, viêm chảy catarrh, herpes, ký sinh trùng Leshmania trong máu, và trị cancer.

Dùng bôi thoa bên ngoài để trị viêm khớp arthritis

Trong ẩm thực dùng như một món ăn hay xay nước “sinh tố”uống rất ngon và bổ.

Tính an toàn Safety: Có thể không an toàn nếu dùng qua ngõ miệng như làm xáo trộn vận động movement disorders giống như trường hợp bị bệnh Parkinson. Lá và cọng mãng cầu Xiêm dùng làm trà có thể độc hại cho thần kinh. (neurotoxicité).

Tính hữu hiệu effectiveness: Thiếu thông đáng tin cậy.

Cơ chế tác động của mãng cầu Xiêm: sử dụng phần trái, hột, lá và vỏ cây mãng cầu. Có nhiều hoạt chất được trích ra và được nhận diện, trong số nầy acetogenins là một hoạt chất quan trọng nhứt. Có trên 220 loại acetogenins được chiết xuất ra từ mãng cầu Xiêm. Thí nghiệm trong ống nghiệm in vitro, acetogenin biểu lộ tính kháng khuẩn (antimicrobial activity) chống loại ký sinh trùng đường máu Leishmania. Ngoài ra, các phần của mãng cầu Xiêm còn chứa hợp chất isoquinolone rất độc cho hệ thần kinh (neurotoxicity).

Các alkaloids chứa trong các thành phần của mãng cầu Xiêm, đều rất độc cho các dây thần kinh nhóm dopaminergic và GABAnergic neurons ở liều thật nhỏ. Chiết xuất bằng choloform có chứa tất cả alkaloids của mãng cầu Xiêm đều rất độc hại cho dây thần kinh dopaminergic neurons ở nồng độ là 10mcg/ml. Đây là cơ chế dẫn đến rối loạn vận động.

Đối với các loại tế bào ung thư kháng đa thuốc (multi resistant MDR), acetogenins ngăn cản sự sản xuất adenosine triphosphate (ATP) và ức chế tác động thuốc trong hóa chất trị liệu không bị rút ra khỏi tế bào ung thư. Sự kiện nầy giúp việc chữa trị có hiệu quả hơn. Một số acetogenins có tác động độc hại trực tiếp vào tế bào cancer bằng cách hạ nồng độ ATP xuống.

(In multidrug resistant (MDR) cancer cells, acetogenins block the production of adenosine triphosphate (ATP), which inhibits the pump that remove cancer drugs from the cell.This permits chemotherapy to be more effective. Certain types of acetogenins are directly cytotoxic to cancer cells by lowering the concentration of ATP.)

Chiết xuất vỏ cây mãng cầu bằng rượu ethanol có tác dụng in vitro chống lại virus Herpes simplex virus-1 (HSV1) ở nồng độ tối thiểu là 1mg/ml. Ở nồng độ nầy, các tế bào bình thường (không phải tb ung thư) vẫn không hề hấn gì.

Chiết xuất từ lá, rể, thân (stem) và vỏ cây mãng cầu Xiêm đều rất độc đối với loài ốc ở nồng độ 60-1000 phần triệu (parts per millions hay ppm).Đây là nồng dộ thích hợp để diệt ốc, vector của ký sinh trùng shistosomia (một loại sán lá trematode) truyền bệnh shistosomiasis

Phản ứng bất lợi (adverse reactions): qua ngõ miệng, mãn cầu Xiêm có thể gây triệu chứng xáo trộn vận động như trong bệnh Parkinson. Uống trà lá mãng cầu có thể làm tổn hại tần kinh thị giác (optic nerve myeloneuropathy). Riêng đối với nhũng ai đang bị Parkinson sẵn thì triệu chứng sẽ nặng hơn nữa.

Su That Ve Than Duoc 01
Mãng cầu Xiêm.
Nguồn tin xuất phát từ đâu?

Năm 1976, tính kháng ung thư của mãng cầu Xiêm dã dược The National Cancer Institute NCI Hoa Kỳ nói đến qua kết quả các thí nghiệm in vitro (không có áp dụng double blind clinical trial), tại một số labo độc lập. Randomized double-blinded controlled clinical trials”, trong đó chữ “double-blinded” dùng để chỉ cả hai người bác sĩ và bệnh nhân không biết họ cho và dùng thuốc gì, theo Bs Nguyễn Văn Tuấn-Ykhoa.net).

Sau đó, Tạp chí Journal of Natural Product có cho phổ biến tin Đại học Catholic University of South Korea cũng có thực hiện khảo cứu phòng thí nghiệm in vitro về mãng cầu Xiêm. Kết quả cho thấy chiết xuất của mãng cầu có chứa một hoạt chất có khả năng ức chế một cách chuyên biệt (selectively target the cancer cells) tế bào ung thư ruột già 10 000 lần mạnh hơn so với Adriamycin dùng trong hóa học trị liệu. Đặc biệt: khác với Adriamycin, chiết xuất mãng cầu xiêm chỉ diệt tế bào ung thư nhưng không làm tổn hại đến các tế bào bình thường lân cận.

Since 1976, guanabana has proven to be an immensely potent cancer killer in 20 independent laboratory tests, but as of now, no double-blind clinical trials. [However], a study published in the Journal of Natural Products, following a recent study conducted at Catholic University of South Korea, stated that one chemical in guanabana was found to selectively kill colon cancer cells at '10,000 times the potency of (the commonly used chemotherapy drug) Adriamycin. '... The most significant part of the Catholic University of South Korea report is that guanabana was shown to selectively target the cancer cells, leaving healthy cells untouched." (Christopher Lane Ph.D)

1- Structure-Activity Relationships of Diverse Annonaceous Acetogenins against Multidrug Resistant Human Mammary Adenocarcinoma (MCF-7/Adr) Cells

Nicholas H. Oberlies, Ching-jer Chang, and Jerry L. McLaughlin *

J. Med. Chem., 1997, 40 (13), pp 2102–2106

Nghiên cứu của Purdue University cho thấy chất Annoneceous acetogenins của mãng cầu Xiêm có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào cancer vú adenocarcinoma kháng với thuốc Adriamycin.

“…Fourteen structurally diverse Annonaceous acetogenins, representing the three main classes of bis-adjacent, bis-nonadjacent, and single-THF ring(s), were tested for their ability to inhibit the growth of adriamycin resistant human mammary adenocarcinoma (MCF-7/Adr) cells. This cell line is resistant to treatment with adriamycin, vincristine, and vinblastine and is, thus, multidrug resistant (MDR)..

2- Paw Paw and Cancer: Annonaceous Acetogenins from Discovery to Commercial Products.

Jerry L. McLaughlin

Các sản phẩm có chứa annonaceous acetogenins chiết xuất từ cây mãng cầu xiêm Paw Paw có tính ức chế tế bào ung thư, chống sốt rét, giun sán, độc cho cá, kháng virus, herpes, kháng khuẩn…

J. Nat. Prod., 2008, 71 (7), pp 1311–1321

Extracts of paw paw (Asimina triloba, Annonaceae) are among the most potent of the 3500 species of higher plants screened for bioactive compounds in our laboratories at Purdue University. … Fractionation of extracts from related species resulted in the identification of over 150 additional acetogenins…

The annonaceous acetogenins are derivatives of long-chain (C32 or C34) fatty acids. They are potent inhibitors of mitochondrial (complex I) as well as cytoplasmic (anaerobic) production of adenosine triphosphate (ATP) and the related nucleotides. The powerful cytotoxicity, in vivo antitumor, pesticidal, antimalarial, anthelmintic, piscicidal, antiviral, and antimicrobial effects indicated a myriad of potentially useful applications…

Commercial development of these compounds uses natural mixtures of active components, incorporated into pesticidal, topical, and dietary supplement products. Successful applications and commercial products include a shampoo, highly effective in treating infestations of head lice, fleas, and ticks; a series of pesticidal sprays, which protects host plants against a diversity of pests; and an ointment for treatment of oral herpes (HSV-1) and other skin afflictions. The extract (in capsule form) enhances a mixture of natural anthelmintics. In addition, an encapsulated extract has been effectively used by certain cancer patients as a botanical supplement product.

3- Can graviola (soursop) cure cancer?

Sử dụng thường xuyên, chiết xuất từ mãng cầu Xiêm có thể làm tổn hại hệ thần kinh, xáo trộn vận động tương tợ như triệu chứng thấy trong bệnh Parkinson.

Chúng tôi không hỗ trợ việc sử dụng mãng cầu xiêm trong việc chữa trị ung thư.

“…The active ingredient is thought to be a type of plant compound (phytochemical) called annonaceous acetogenins.

People in African and South American countries have used graviola to treat infections with viruses or parasites, rheumatism, arthritis, depression, and sickness. We know from research that some graviola extracts can help to treat these conditions.

In laboratory studies, graviola extracts can kill some types of liver and breast cancer cells that are resistant to particular chemotherapy drugs.

But there haven’t been any large scale studies in humans. So we don't know yet whether it can work as a cancer treatment or not. Overall, there is no evidence to show that graviola works as a cure for cancer. Many sites on the internet advertise and promote graviola capsules as a cancer cure, but none of them are supported by any reputable scientific cancer organisations.

We don’t know much about how graviola affects the body. But some researchers are concerned that particular chemicals present in graviola may cause nerve changes and movement disorders when taken in large amounts. The nerve changes may cause symptoms similar to Parkinson's disease. Laboratory research has found that some substances in graviola cause nerve damage and that these substances can cross into the brain from the bloodstream.

One research study has shown that people in the Caribbean who had large amounts of graviola in their diet were more likely to develop particular nerve changes and were also more likely to have hallucinations. It is unlikely that drinks or foods containing graviola could harm you when taken as part of a normal diet. But always talk to your doctor before taking any kind of complementary or alternative therapy…

Graviola costs more than £5 for 100 capsules. The manufacturers advise taking 2 capsules, 3 to 4 times a day. So 100 capsules could last less than 2 weeks.

We do not support the use of graviola to treat cancer. Our advice is to be very cautious about believing information or paying for any type of alternative cancer therapy on the internet…”

Năm 2008, thuốc thiên nhiên Triamazon “ trị cancer” bị cơ quan MHRA (Anh Quốc) tịch thu vì vi phạm luật lệ.

“Yesterday, at 7.30 am a house in Sale was visited by Trading Standards, the MRHA and the Police and the raid seized ‘quantities of an unregistered drug called Triamazon’ and a 48 year old was arrested. The Medicines and Healthcare products Regulatory Agency (MHRA) have teamed up with police to take part in a number of dawn raids around the country as part of an ‘Internet day of action.”

Thuốc mãng cầu Xiêm Triamazon dùng “trị cancer”

(Triamazon Cancer Pill Scam Busted) Jan 31/2008
http://www.quackometer.net/blog/2008/01/triamazon-cancer-pill-scam-busted.html

Su That Ve Than Duoc 02
Mãng cầu Xiêm.
5- Lập trường của CANCER ASSOCIATION OF SOUTH AFRICA (CANSA)

CANSA không bàn cãi sự kiện mãng cầu Xiêm có tính kháng ung thư trong các test ở phòng thí nghiệm cũng như tính ức chế tế bào ung thư vú ở phụ nữ.

Nhưng chúng tôi chưa có thể khuyến khích việc sử dụng mãng cầu Xiêm để trị ung thư cho đến khi nào có đầy đủ bằng chứng khoa học về tính an toàn và hữu hiệu của sản phẩm.

“…While CANSA does not dispute the fact that soursop (Graviola) may demonstrate anticancer properties in laboratory tests, that it may have a protective effect for women against EGFR overexpressing breast cancer and that it shows prpmising characteristics of fighting cancer cells, it cannot at present, advance or promote the use of sour sop(Graviola0 in any form for the treatment of cancer until there is sufficient scientific evidence of its safety and efficacy in this regard.”

6- Dược tính của Mãng cầu xiêm- Tiến sĩ Dược khoa Trần Việt Hưng

“…Các nhà khoa học đã nghiên cứu về dược tính của Mãng cầu xiêm từ 1940 và ly trích được nhiều hoạt chất.

Một số các nghiên cứu sơ khởi được công bố trong khoảng thời gian 1940 đến 1962 ghi nhận vỏ, thân và lá mãng cầu xiêm có những tác dụng làm hạ huyết áp, chống co giật, làm giãn nở mạch máu, thư giãn cơ trơn khi thử trên thú vật. Đến 1991, tác dụng hạ huyết áp của lá mãng cầu xiêm đã được tái xác nhận. Các nghiên cứu sau đó đã chứng minh được là dịch chiết từ lá, vỏ thân, rễ, chồi và hạt mãng cầu xiêm có những tác dụng kháng sinh chống lại một số vi khuẩn gây bệnh, và vỏ cây có khả năng chống nấm...

Hoạt tính của các acetogenins: Trong một chương trình nghiên cứu về dược thảo của National Cancer Institute vào năm 1976, lá và chồi của mãng cầu xiêm được ghi nhận là có hoạt tính diệt các tế bào của một số loại ung thư. Hoạt tính này được cho là do ở nhóm hợp chất, đặt tên là annonaceous acetogenins.

Các nghiên cứu về acetogenins cho thấy những chất này có khả năng ức chế rất mạnh Hỗn hợp phức tạp I (Complex I) ở trong các hệ thống chuyển vận electron nơi ty thể (mitichondria) kể cả của tế bào ung thư: các cây của gia đình Anonna có chứa nhiều loại acetogenins hoạt tính rất mạnh, một số có tác dụng diệt tế bào u-bướu ở nồng độ EC50 rất thấp, ngay ở 10-9 microgram/ mL.

Trường ĐH Purdue là nơi có nhiều nghiên cứu nhất về hoạt tính của gia đình Annona, và giữ hàng chục bản quyền về acetogenins, và công bố khá nhiều thí nghiệm lâm sàng về tác dụng của acetogenins trên ung thư, diệt bướu ung độc.

Một nghiên cứu năm 1998 ghi nhận một loại acetogenin trích từ Mãng cầu xiêm có tác dụng chọn lựa, diệt được tế bào ung thư ruột già loại adenocarcinoma, tác dụng này mạnh gấp 10 ngàn lần adriamycin.

Theo các kết quả nghiên cứu tại Purdue thì “Các acetogenins từ annonaceae, là những acid béo có dây carbon dài từ 32-34, phối hợp với một đơn vị 2-propanol tại C-2 để tạo thành một vòng lactone.

Acetogenins có những hoạt tính sinh học như chống u-bướu, kích ứng miễn nhiễm, diệt sâu bọ, chống protozoa, diệt giun sán và kháng sinh. Acetogenins là những chất ức chế rất mạnh NADH: Ubiquinone oxidoreductase, vốn là một enzym căn bản cần thiết cho complex I đưa đến phản ứng phosphoryl-oxid hóa trong mitochondria.

Acetogenins tác dụng trực tiếp vào các vị trí ubiquinone-catalytic nằm trong complex I và ngay vào men glucose dehydrogenase của vi trùng.

Acetogenins cũng ức chế men ubiquinone-kết với NADH oxidase, chỉ có nơi màng plasma của tế bào ung thư (Recent Advances in Annonaceous Acetogenins-Purdue University -1997)”.

Các acetogenins Muricoreacin và Muricohexocin có những hoạt tính diệt bào khá mạnh trên 6 loại tế bào ung thư như Ung thư prostate loại adenocarcinoma (PC-3), Ung thư lá lách loại carcinoma (PACA-2) (ĐH Purdue, West LaFayette, IN- trong Phytochemistry số 49-1998).

Một acetogenin khác, Bullatacin có khả năng diệt được các tế bào ung thư đã kháng được nhiều thuốc dùng trong hóa-chất trị liệu, do ở hoạt tính ngăn chận sự chế tạo Adenosine triphosphate (ATP) cần thiết cho hoạt động của tế bào ung thư (Cancer Letter June 1997).

Các acetogenins trích từ lá Annomutacin, cùng các hợp chất loại annonacin-A-one có hoạt tính diệt được tế bào ung thư phổi dòng A-549 (Journal of Natural Products Số Tháng 9-1995)…”

(ngưng trích Làng Thông Reo -Tiến sĩ Dược khoa Trần Việt Hưng- MÃNG CẦU XIÊM)

7- Neuro science from Oxford-Atypical parkinsonism in Guadeloupe: a common risk factor for two closely related phenotypes?

Annie Lannuzel et als

Tại Guadeloupe (vùng biển Caraibes), mãng cầu Xiêm được dùng rộng rãi trong ẩm thực cũng như trong trị liệu…

Các dạng bệnh Parkinson cổ điển, Parkinson không điển hình (atypical) và bại não (palsy) được nhận thấy gia tăng lên một cách bất thường…

“In Guadeloupe, there is an abnormally high frequency of atypical parkinsonism. Only one-third of the patients that develop parkinsonian symptoms were reported to present the classical features of idiopathic Parkinson disease and one-third a syndrome resembling progressive supranuclear palsy (PSP). The others were unclassifiable, according to established criteria.

Since Annonaceae are widely used in alimentation by populations living in or originating from tropical areas, it is important to confirm the implication of annonaceous neurotoxins in atypical parkinsonism.”

8- “Mãng cầu xiêm chữa ung thư?”: Chưa có báo cáo thuyết phục

Hoài nghi thần dược

“PGS.TS Phạm Duy Hiển, Hội Ung thư Việt Nam cho hay, ông rất hoài nghi hiệu quả chữa bệnh ung thư kỳ diệu của mãng cầu xiêm mà một số nguồn tin nước ngoài công bố. “Có tới 80-90% tân dược hiện nay được sản xuất từ các thành phần từ thiên nhiên”, TS Hiển – một trong những chuyên gia hàng đầu về ung thư ở Việt Nam, nói. “Tuy nhiên, tôi không thể tưởng tượng nổi một hoạt chất thiên nhiên lại có sức công phá tế bào ung thư đường ruột mạnh gấp 10.000 lần so với adriamycin, sản phẩm hóa trị liệu đang được dùng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay”.

(Ngưng trích Quốc Dũng-Tiền Phong)

Kết luận

Nói chung, các nhà khoa học và giới y khoa khuyên chúng ta nên thận trọng trong việc sử dụng liều lượng lớn và quá thường xuyên các loại trà, thuốc làm từ mãng cầu Xiêm…

Lý do: độc hại cho tế bào thần kinh (neurotoxicity)

Cần phải có thêm nhiều khảo cứu lâm sàng hơn nữa, thực hiện tại các đại học uy tín và các trung tâm nghiên cứu quốc tế mới hy vọng có câu trả lời xác dáng được./.

Đọc thêm

- Natural Medicines Comprehensive Database –Sixth edition) page 646-647-Graviola
http://rw.therapeuticresearch.com/nd/Search.aspx?cs=&s=ND&pt=100&id=1054&ds

- Nicholas H. Oberlies, Ching-jer Chang, and Jerry L. McLaughlin

Structure-Activity Relationships of Diverse Annonaceous Acetogenins against Multidrug Resistant Human Mammary Adenocarcinoma (MCF-7/Adr) Cells
http://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/jm9700169

- Jerry L. McLaughlin- Paw Paw and Cancer: Annonaceous Acetogenins from Discovery to Commercial Products
http://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/np800191t

- Cancer Research UK- Can graviola (soursop) cure cancer?
http://www.cancerresearchuk.org/cancer-help/about-cancer/cancer-questions/can-graviola-cure-cancer

- CANCER ASSOCIATION OF SOUTH AFRICA (CANSA)-The position of the CANSA
http://www.cansa.org.za/files/2013/08/Fact-Sheet-Position-Statement-Soursop-Graviola-July-2013.pdf

- Neuro science from Oxford-Atypical parkinsonism in Guadeloupe: a common risk factor for two closely related phenotypes?
http://brain.oxfordjournals.org/content/130/3/816.full

- Elane Watson-Toxicology expert raises alarm over potentiel neurotoxins in graviola/soursop
http://www.nutraingredients-usa.com/Suppliers2/Toxicology-expert-raises-alarm-over-potential-neurotoxins-in-graviola-soursop

- Tiến sĩ Dược khoa Trần Việt Hưng-Dược tính của mãng cầu Xiêm
http://thongreo.blogspot.ca/2011/11/tien-si-duoc-khoa-tran-viet-hung-gia.html

- PubMed-Liaw CC1, Chang FR, Lin CY, Chou CJ, Chiu HF, Wu MJ, Wu YC

New cytotoxic monotetrahydrofuran annonaceous acetogenins from Annona muricata”. Journal of Natural Products 65
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11975482

- Dân Trí--“Mãng cầu xiêm chữa ung thư?”: Chưa có báo cáo thuyết phục
http://dantri.com.vn/suc-khoe/mang-cau-xiem-chua-ung-thu-chua-co-bao-cao-thuyet-phuc-746409.htm

- Wikipedia-Mãng cầu Xiêm
http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3ng_c%E1%BA%A7u_Xi%C3%AAm

- Bs Nguyễn Thượng Chánh-CÓ BỆNH THÌ VÁI TỨ PHƯƠNG
http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-185954/

- David Robert Grimes- Six stubborn myths about cancer
http://www.theguardian.com/science/2013/aug/30/six-stubborn-myths-cancer

- Christopher Lane, Ph.D Fighting Cancer with Science and Nature
http://www.psychologytoday.com/blog/side-effects/201107/fighting-cancer-science-and-nature

- Is Sour Sop a Cancer Killer 10,000 times Stronger Than Chemotherapy?
http://www.hoax-slayer.com/soursop-cancer-cure.shtml

- CSGLOBE-Graviola tree is a miraculous natural cancer killer
http://csglobe.com/graviola-tree-is-a-miraculous-natural-cancer-cell-killer/

Montreal, March 5, 2014

Ý kiến bạn đọc
10/03/201413:22:07
Khách
Xin Bác Sơn Thai cho biết rõ đó là cây xả để nấu ăn hay là cây xạ . Cân lượng mỗi thứ là bao nhiêu? Em có người thân đang bị ung thư gan giai đoạn3. Rất mong ai có kinh nghiệm chữa được hoặc được chữa lành bệnh này chia sẽ. Chất thành cảm ơn.
07/03/201404:47:47
Khách
Toan nghe noi khong , o xu tu do ma tin may chuyen tao lao, neu thuoc bac va dong y hay thi may thang tau khong dung xep hang dai co cho mua viagra . cach day 5 nam neu toi tin dong y va thuoc bac bay gio co le toi da ra nguoi thien co . nho uong thuoc my toi moi thoat duoc tu than benh viem gan B gian doan 3 con mot muc nua la thanh da , nhung bay gio da khoi han virus kg con nua . xin qui vi nen di kham binh som de tu cuu minh dung de tre , luc do thi troi cuu .....
07/03/201403:17:09
Khách
Tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn đọc Son Thai, kính mong Bs Nguyễn Thuợng Chánh cho biết ý kiến về trà lá đu đủ và cây xả. Cám ơn Bs Nguyễn Thượng Chánh rất nhiều
06/03/201402:58:42
Khách
Nhan day cung xin nhac lai ve tin mot vi o Canada, duoc BS cho biet can binh ung thu gan cua ong da den giai doan
cuoi, chi con song ba bon thang nua . Ong nay da ve VN, nghe nguoi bay, dung la du du va cay xa, xac lat phoi kho
uong nhu nuoc tra. Sau thang sau, tro ve lai Canada , va van chua chet! Theo toi, nhua cay du du rat doc. Su dung
no la "di doc tri doc" vay. ( Tay y da su dung noc ran doc de che thuoc tri thap khop tu lau!) . Va lai,truoc sau gi cung chet, chi bang thu thoi van, may ra... Nghe dau Bac Nguyen thuong Chanh cung o Canada, xin Bac cho y kien them ve viec su dung la du du va cay xa cua vi Canada goc Viet noi tren. Xin da ta.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
Tạp chí Consumer Reports vừa công bố phát hiện rằng nhựa vẫn hiện diện “rộng rãi” trong thực phẩm bất chấp các nguy hại về sức khỏe, và kêu gọi các cơ quan chức trách đánh giá lại mức độ an toàn của nhựa khi tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức vô vụ lợi này cho biết rằng 84 trong số 85 mẫu thực phẩm ở siêu thị và thức ăn nhanh mà họ vừa kiểm tra gần đây có chứa “chất hóa dẻo” (plasticizers) được gọi là phthalates, một loại hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.