Hôm nay,  

Ngành Nuôi Dán Nở Rộ Tại TQ

22/10/201300:00:00(Xem: 12239)
Việc ăn côn trùng, chẳng hạn như cào cào,châu chấu, dế, bọ rầy, đuông dừa, bọ cạp, vv…là một tập quán ăn uống rất phổ biến ở hầu hết các quốc gia nghèo khó tại vùng Á châu, Phi châu và châu Mỹ La Tinh. Ngược lại các xứ Tây phương giàu có thì họ xem lối ẩm thực trên là lạc hậu và kinh tỡm.

Mới đây, báo chí thế giới có đề cập đến kỹ nghệ nuôi dán để làm dược phẩm và thực phẩm dã nở rộ lên tại Trung Quốc. Xin nói rõ đây là con dán mà ngày xưa trước 75 chúng ta thường thấy trong xó kẹt nhà bếp, cầu tiêu, lổ cống…về ban đêm. Mỗi khi bật đèn lên là chúng tháo chạy lung tung.

* * *

Trung tuần tháng 5, 2013 báo chí thế giới có đăng một bản tin hết sức “giật gân”. Đó là các nhà chuyên môn về lương thực và thực phẩm của FAO thuộc Liên Hiệp Quốc đã đưa ra biện pháp cách mạng để giải quyết nạn đói tại các quốc gia đang phát triển: Khuyến khích việc sử dụng côn trùng làm nguồn thực phẩm. Họ cũng nhấn mạnh đến việc cần phải phát triển ngành nuôi và sản xuất côn trùng trên bình diện kỹ nghệ quy mô hơn…

Không biết việc nầy có trái ngược với nguyên tắc nông nghiệp luôn luôn xem côn trùng như là kẻ thù không đội trời chung của mùa màng hay không?

Theo các chuyên gia FAO, côn trùng rất bổ dưỡng, giàu protein, chất béo và chất khoáng.

Ước lượng có trên 2 tỉ dân trên thế giới đã và đang sử dụng côn trùng làm thức ăn.

Đây là một tập quán đã có từ cả ngàn năm tại những quốc gia “nghèo khó, lạc hậu”, nhưng phải chờ đến năm 2013 Liên Hiệp Quốc mới “ngộ” ra.

Dân Âu Mỹ và chắc chắn là cũng phải có một số không ít bà con Việt Nam dứt khoát không muốn thấy côn trùng trong bữa ăn.

Tại sao phải chọn côn trùng?

Côn trùng sanh sản rất nhanh, có tỉ lệ tăng trưởng và chuyển biến thức ăn (taux de croissance et de conversion alimentaire) cao. Cơ quan Lương Nông FAO còn cho biết, vòng đời (cycle de vie) của côn trùng không mấy ảnh hưởng đến môi sinh.

Nuôi côn trùng rất dễ và tiện lợi, chỉ cần 2 kg thức ăn (phân súc vật, rác rưới, chất phế thải hữu cơ, phân ủ compost…) để sản xuất ra được 1kg côn trùng trong khi ở loài bò phải cần đến 8kg thực phẩm (cỏ, bắp vv…) mới tạo ra được 1kg thịt.(theo Eduardo Rojas Briales, phó giám đốc FAO tại Rome).

Côn trùng tiêu thụ rất ít nước, tạo ra rất ít “khí có hiệu ứng nhà kính”(gaz à effet de serre) khác với loài trâu bò.

Côn trùng có thể được sử dụng nguyên con, xay thành bột, nhồi, hay pha trộn vào những loại thức ăn khác. (Vn mình còn đi xa hơn, dùng côn trùng như bọ cạp ngâm rượu làm thuốc trị bịnh, đặc biệt là bệnh xìu ở đàn ông).

Trong chăn nuôi, côn trùng được dùng để nuôi gia cầm, cá, và ếch tại các quốc gia Á châu. Có thể treo đèn trên các hồ nuôi cá hay ếch; Tối đến, côn trùng thiêu thân bay đến bu quanh ánh sáng và rơi xuống nước nạp mạng làm mồi cho ếch và cho cá

Tên rất khoa học

Phương pháp mới mẻ, nhưng thật sự ra là cũ rích, sử dụng côn trùng làm thực phẩm được gọi là entomophagie.

Các nhà khảo cứu cho biết có lối 1900 loài côn trùng có thể được sử dụng để làm thực phẩm.

Theo FAO, từ nay đến năm 2030, sẽ có trên 9 tỉ người cũng như hằng tỉ súc vật (trâu, bò, heo, gia cầm…) cần phải được nuôi dưỡng trong lúc vấn đề ô nhiễm môi sinh, thoái hoá đất đai và nguồn nước không ngừng gia tăng thêm lên mãi.

Một vài tấm gương sáng

Theo FAO, ngành nuôi côn trùng hiện nay vẫn còn mang tính cách gia dình và rất nhỏ hẹp, thí dụ tại Thái Lan và Lào.

Liên Hiệp Quốc đã trao tặng phần thuởng cho một xí nghiệp Nam Phi trong việc thu lượm các chất phế thải, đồ lòng, nội tạng, máu huyết từ lò sát sanh để sản xuất giòi (ấu trùng của ruồi nhặn) dùng làm thức ăn gia súc.

Hết ý, Trung quốc kỹ nghệ nuôi dán để làm thực phẩm

Từ lâu,Trung quốc có lối 100 trại nuôi dán để cung cấp cho các tiệm thuốc Bắc cũng như để dùng làm thực phẩm.

Theo Ts Zeng Xiaopeng (hổn danh là Dr cockroach) của Beijing Centers for Diseases Control and Prevention thì dán là một sinh vật dễ nuôi, sống rất dai trong mọi hoàn cảnh.

Không may, tháng 8/2013 một xì can dan nổ ra quanh vụ cả triệu con dán từ một trại chém vè, thoát ra ngoài tìm tự do và đi lây nhiễm vùng lân cận. Cả thế giới mới té ngữa ra.

Nuôi dán lời lắm. Theo quảng cáo, dán là nguồn protein rất tốt, chứa nhiều sinh tố và trị được đủ thứ bệnh như cancer, Sida và kể luôn bệnh lao xương. Ngoài ra dán cũng được sử dụng trong mỹ phẩm (trị sói đầu).

Lời lắm bà con ơi. Giá dán khô, từ 2$ một pound năm 2 010, ba năm sau đã vọt lên 20$ đến 89$ USD.

Người gõ nghĩ rằng theo đà nầy thì chẳng bao lâu nữa dán Trung quốc sẽ tràn lan ra khắp thế giới. (xem video Raising cockroach in China trong phần tham khảo).
nuoi-gian-de-an-resized
Nuôi côn trùng để ăn.

Khoa học nói gì về dán

Khoa học nói rằng dán sống tại những nơi dơ bẩn nên chúng là nguồn lây nhiễm vi trùng rất quan trọng.

Dán có thể truyền mầm bệnh tiêu chảy, kiết lỵ dysentery, bệnh tả cholera, cùi leprosy, dịch hạch plague, bệnh sốt thương hàn typhoid fever, và các bệnh siêu vi như bệnh bại liệt poliomyelitis. Ngoài ra dán có thể mang trứng ký sinh trùng giun lãi trên chân.

Dán có thể gây bệnh viêm da, sưng phù mí mắt, và làm trầm trọng hơn những trường hợp hen suyễn asthma.

Nhưng dán cũng có nhiều điểm tốt cho sức khoẻ của chúng ta(?). Các nhà khảo cứu về thú y của đại học Nottingham (Anh Quốc) cho biết não dán có nhiều điểm (locus) có chứa trụ sinh có khả năng đương đầu với các loại vi khuẩn kháng đa thuốc như E.coli và Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA)

“(PhysOrg.com) -- Cockroaches could be more of a health benefit than a health hazard according to scientists from The University of Nottingham.

Experts from the School of Veterinary Medicine and Science have discovered powerful antibiotic properties in the brains of cockroaches and locusts which could lead to novel treatments for multi-drug resistant bacterial infections. They found that the tissues of the brain and nervous system of the insects were able to kill more than 90 per cent of MRSA and pathogenic Escherichia coli, without harming human cells. Simon Lee said: “We hope that these molecules could eventually be developed into treatments for E. coli and MRSA infections that are increasingly resistant to current drugs. These new antibiotics could potentially provide alternatives to currently available drugs that may be effective but have serious and unwanted side effects

(ngưng trích Cockroach brains could be rich stores of new antibiotics.)

Dán được phân chia ra làm 4 loại chánh

Dán Đức quốc( blattes germanique)

Dán Á đông (blattes orientales)

Dán Hoa Kỳ

Dán Úc châu

Kết luận

Việc tiêu thụ côn trùng vẫn còn được xem là một điều cấm kỵ tại các quốc gia phương Tây. Họ xem đây là một tập tục ẩm thực bán khai và kinh tỡm. Nhưng khuynh hướng nầy cũng đang dần dần biến chuyển.

Trở ngại chánh yếu là sự hiện diện của một hàng rào văn hóa vô hình rất khó vượt qua được.

Theo FAO, chúng ta cần phải nỗ lực thêm lên và nên đặt nặng tầm quan trọng vào các quốc gia nào đang sử dụng côn trùng như một nguồn thức ăn cho gia súc. /.

THAM KHẢO:

- Jacques HARDOUIN*-Production d'insectes à des fins économiques ou alimentaires: Mini-élevage et BEDIM*
http://www.gembloux.ulg.ac.be/entomologie-fonctionnelle-et-evolutive/wp-content/uploads/2012/07/1441.pdf

- Video- Kỹ nghệ sản xuất giòi dùng làm mồi câu cá (Découverte d’un élevage d’asticots)

Publié par Damien CHARABIDZE
http://www.forenseek.org/Decouverte-d-un-elevage-d-asticots.html

Video: Cricket Farming - An Unexpectedly Lucrative Profession
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=rHsyaucEQFw

- La FAO appelle à manger des insectes
http://www.lapresse.ca/environnement/consommation/201305/13/01-4650282-la-fao-appelle-a-manger-des-insectes.php

- Les insectes à la rescousse de la planète?
http://lapresse.newspaperdirect.com/epaper/viewer.aspx

Video:Raising cockroach in China,Big money maker
http://www.latimes.com/world/la-fg-c1-china-cockroach-20131015-dto,0,4704825.htmlstory

Cockroach brains could be rich stores of new antibiotics.
http://phys.org/news202999735.html

Montreal, 2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ chủ yếu do một loại hormone gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể dẫn tới những phương pháp điều trị tốt hơn cho tình trạng ốm nghén, kể cả những trường hợp hiếm gặp, nguy hiểm đến tánh mạng.
Thời tiết thay đổi có thể khiến cho tâm trạng và cảm xúc thay đổi theo, mùa lễ cũng có thể gây ra những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của mọi người. Vào khoảng thời gian này trong năm, sẽ có nhiều người trong chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng và bực bội hơn bình thường. Những nguyên nhân gây căng thẳng có thể dẫn tới nguy cơ cao về các bệnh tim mạch, ngộ độc rượu và cả tỷ lệ tử vong do đột quỵ.
Salmonella lại hoành hành. Vào đầu tháng 12, các cửa hàng thực phẩm trên khắp Hoa Kỳ đã thu hồi dưa vàng (cantaloupes) sau khi người ta phát hiện ra rằng cả trái nguyên và loại cắt sẵn đều bị nhiễm khuẩn Salmonella ở 34 tiểu bang – và đã gây ra hai trường hợp tử vong. Dưa cantaloupes nhiễm salmonella cũng được phát hiện ở Canada, các viên chức y tế công cộng cũng ra lệnh thu hồi loại trái cây này.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam Cali (MPC), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi chia sẻ về cách hướng dẫn cho các em tuổi teen thực hành chánh niệm. Cùng tham dự buổi chia sẻ còn có chị Chơn Nguyên, y tá của Học Khu Centralia (Buena Park), huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở tuổi teen, tăng thân Xóm Dừa, Nụ Hồng…
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Trí tuệ nhân tạo / AI (Artificial Intelligence) gần đây được nhắc đến rất nhiều không những trong giới công nghệ máy tính mà cả trong các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội vì tác dụng tiềm năng của nó trên mọi lãnh vực của đời sống con người. Riêng trong lãnh vực y học, AI đã và đang có những bước tiến đáng kể. AI đang được sử dụng để cải thiện kết quả của bệnh nhân, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, có khả năng cách mạng hóa y học bằng cách cung cấp các chẩn đoán chính xác hơn, kế hoạch điều trị cá nhân hóa và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.