Hôm nay,  

Chết Ngạt Vì Hơi Độc Carbon Monoxide

12/05/200100:00:00(Xem: 6219)
Ngày 28 tháng 4, 2001, 5 thanh niên Việt Nam đã bị chết ngạt vì khí monocarbon monoxide (CO) khi đang ngủ trong xe hơi đậu ngoài garage.

Hơi độc carbon monoxide (CO) giết người thầm lặng. Tại Mỹ, mỗi năm CO giết chết khoảng 5 ngàn người. Cứ 5 người thì 3 người bị chết vì hơi độc CO thoát ra từ xe hơi, 1 người bị tai nạn vì hít phải CO do dụng cụ củi lửa hay lò gas, máy sưởi, còn 1 trong 5 người chết vì CO nhưng không rõ nguyên nhân. Trong những lúc gần đây, người Mỹ chết bởi hơi độc CO giảm đi nhiều, một phần vấn đề kiểm soát 'chếch mốc' xe hơi kỹ lưỡng hơn trước. Phần khác lò sưởi được gìn giữ an toàn hơn, dụng cụ nấu nướng tối tân hơn. Nhưng chết ngạt vì hơi CO do nạn cháy nhà, ngày nay, vẫn còn là vấn đề trầm trọng.

Vậy CO là gì"
Là hơi không mùi vị, không mầu sắc do từ vật liệu như than, củi, xăng, propane, methane, hay dầu oil đốt nửa chừng. Khi hít phải, vào phổi rồi vào máu, hơi CO dính vào sắc tố hemoglobin, đẳy dưỡng khí ra khỏi, hợp với sắc tố trong hồng huyết cầu, sinh ra carboxyhemoglobin (HbCO). CO có sức mạnh gấp 200 lần khi tranh nhau với dưỡng khí bám vào sắc tố hồng huyết cầu. Khi sắc tố trong hồng huyết cầu không còn chút dưỡng khí để cung cấp thì cơ thể cạn dưỡng khí. Phần khác hơi CO cũng hợp với sắc tố bắp thịt (myoglobin) làm hư hại biến dưỡng tế bào và sinh ra môi trường chuyển hóa acid (metabolic acidosis).

Triệu chứng trúng hơi độc CO:
Trong cơ thể người hút thuốc lá, lương (HbCO) chiếm từ 3 tới 8 phần trăm. Người bình thường chỉ có 0 tới 3 phần trăm. Nhưng khi lượng HbCO tăng cao hơn nữa, từ 10 tới 20 phần trăm thì gây nên nhức đầu, ói, mửa và khó thở. Khi HbCO lên cao từ 30 tới 40 phần trăm thì nhức đầu trở thành kinh khủng hơn, tim đập loạn lên, có thể bất tỉnh. Và khi lượng CO còn tăng cao nữa, trên 40 phần trăm, thì hơi thở dồn dập, nghẹt cứng, phổi không hoạt động được nữa. Lúc đó sẽ bị lên kinh phong, co giật, bất tỉnh, não bị hư vĩnh viễn, tim ngưng đập và chết.

Một phần, HbCO tăng cao trong máu gây tử vong. Phần khác, dù lượng HbCO nhỏ, chỉ 0.05 phần trăm trong máu, nhưng nếu hít phải CO lâu hơn 30 phút cũng đủ làm chết người.

Nói chung, lúc đầu hít phải hơi độc CO sẽ có những triệu chứng mơ hồ như chóng mặt, nhức đầu, nhiều khi cứ tưởng lầm chỉ bị cảm mà không hề biết chính mình đã bị nhiễm hơi độc CO.

Cấp cứu trúng độc hơi CO:
Nếu nghi ngờ trúng hơi độc CO thì việc đầu tiên phải cho bệnh nhân thở dưỡng khí ngay. Phải đưa bệnh nhân vào nhà thương cấp cứu. Bác sĩ cấp cứu sẽ phải thử máu (AGB, CBC, Lytes, CPK, Lactate và HbCO) và nước tiểu. Bác sĩ sẽ đưa bệnh nhân tới những trung tâm chuyên môn để được thở trong những môi trường áp xuất dưỡng khí thật cao.

Nhưng vấn đề phòng ngừa vẫn là chuyên quan trọng số một.
- Nếu muốn mở máy xe hơi và muốn chờ để xe nóng máy, nhất là vào mùa đông trong những tiểu bang lạnh lẽo, thì phải đưa xe ra khỏi garage ngay lâp tức. Dù garage vẫn còn mở cửa cũng không được để xe nổ máy trong garage. Vì hơi CO tăng cao có thể tràn từ garage vào trong nhà gây độc ngạt thở cho nhiều người khác. Không khí trong phải đủ thoáng, để tránh hít thở hơi độc nguy hiểm.
- Phải đi coi mốc xe xem có bị hở chỗ nào, mặc dù khi lái xe, đôi khi chỉ cảm thấy như có triệu chứng trúng độc nhẹ vì hơi CO.
- Đồ đạc dụng cụ nấu nướng như lò sưởi, lò gas, lò đun nước xôi, lò đốt củi, hay cả lò gas lưu động đều phải khám xét mỗi năm. Phải lưu ý nếu lỡ bị nghẹt ống khói, bị hở hay nứt rạn. Và tất nhiên, phải sửa chữa kịp thời.
- Nếu dùng lò sưởi đốt củi, phải chắc chắn không khí chuyển động ra khỏi ngoài ống khói. Phải dùng loại máy quạt thổi đuổi khói và không khí độc ra ngoài.
- Lò sưởi dùng karosene phải coi chừng, vì loại lò này vẫn còn bị cấm xài tại nhiều tiểu bang.
- Luôn luôn dùng lò nướng thịt loại barbecue grills để hơi độc CO được thải ra ngoài dễ dàng. Nhắc lại là không được dùng lò nấu nướng trong nhà hay trong garage.
- Khi mua nhà, nên nhờ người chuyên môn coi lại hê thống sưởi, nơi nấu nướng, và coi chừng bịt kín lỗ thông từ garage vào trong nhà.
- Khi cắm trại, dùng lò sưởi pin điện, và đèn bấm trong lều ngủ.
- Nhưng, quan trọng hơn cả là trong nhà phải có máy báo động khám phá hơi độc CO kịp thời.

(Ghi chú: bài này viết với mục đích nâng cao kiến thức, không dùng để tự trị liệu. Nếu bạn có thắc mắc về tình trạng sức khỏe hay thuốc men, xin hỏi bác sĩ gia đình).

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; E-mail: nmtran@hotmail.com; Điện thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.