Hôm nay,  

Giáo Dục Kỷ Luật Trẻ Em

07/12/200200:00:00(Xem: 5950)
Khi còn ở Việt Nam, giáo dục trừng phạt trẻ em thường nằm trong câu: Yêu cho doi cho vọt, Ghét cho ngọt cho bùi. Câu này ngày nay không còn đúng trong xã hội Hoa Kỳ. Thật vậy, ở đây không được phép đánh đập con cái. Giáo dục con em cũng phức tạp hơn nhiều.
Các bậc cha mẹ rất bối rối khi phải giáo dục con cái ở Mỹ. Bởi vì giáo dục kỷ luật gần như không còn hiệu quả. Các bậc phụ huynh Mỹ thường giáo dục con em phỏng theo cách thức cha mẹ thường giáo dục cho chính mình khi xưa.
Giáo dục theo nghĩa chữ Latin là dậy dỗ, nhưng có khi còn thêm nghĩa trừng phạt. Nhưng trừng phạt không phải là đánh con. Trái lại, chữ trừng phạt kỷ luật có nghĩa đa dạng, như thay đổi thái độ, khen thưởng. Nhờ kỷ luật, con em có thể sẽ tự mình kiểm sóat lấy mình, tự mình hướng dẫn và tự lo cho mình.
Vì sao tính tình con em thay đổi" Có nhiều lý do. Nhưng phần lớn là tại mệt mỏi, chán nản khó chịu hay bị bỏ đói. Trẻ ngỗ ngịch có thể do ý muốn người lớn phải để ý đến mình hay khi bị cha mẹ la rầy.
Tính tình trẻ bướng bỉnh trong trường hợp bố mẹ trong hoàn cảnh li dị, bố mẹ xa nhau, nhà quá nghèo, nghiện ngập. Hoặc bố mẹ trong tình trạng bị bệnh tâm thần, buồn phiền, ưu trầm. Tình trạng nóng giận, hay bị bệnh ngỗ nghịch-không người lưu ý (attention-deficit/hyperactivity disorder, ADHD) của trẻ cũng làm trẻ thay đổi tâm tính. Đôi khi nghiêm khắc quá cũng khiến trẻ bướng bỉnh.
Nguyên tắc kỷ luật: Nếu chỉ dùng lời răn dậy giải thích thì chỉ thích hợp cho trẻ lớn tuổi, đã hiểu biết. Trái lại, trẻ còn nhỏ quá, dưới 18 tháng, thường chưa hiểu vì sao mình bị trừng phạt.

Dần dần khi bị phụ huynh la rầy thì trẻ sẽ tự tìm hiểu vì sao có sự khác biệt giữa hành vi của mình và ý kiến của bố mẹ. Bởi vậy bậc phụ huynh phải luôn cố giữ cùng một thái độ, không nên thay đổi, để trẻ dễ biết đường lần mò đáp ứng. Phụ huynh không ra luật lệ trong nhà quá nhiều thứ. Đôi khi luật lệ phải phân minh, rõ ràng để trẻ theo kịp. Thí dụ nếu trẻ vẽ bậy lên tường thì thì tịch thu cây viết lại. Nếu trẻ từ chối không chịu ăn cơm, thì phạt không cho đồ tráng miệng.
Bậc phụ huynh phải luôn lưu ý đến trẻ, lưu ý tới thái độ tốt của trẻ, quan trọng hơn là chỉ để ý thái độ xấu của trẻ. Thấy trẻ làm điều gì được tốt thì khen ngay để trẻ lãnh hội lời khen, nhất là khi trẻ vừa thay đổi, đang gắng làm điều tốt. Khen thưởng như mỉm cười, dùng lời khen tặng, hay những cử chỉ âu yếm.
Trừng phạt quan trọng trong việc dậy dỗ, nhưng là để dậy bảo chứ không phải là trả thù. Phụ huynh không trừng phạt trẻ nếu lỡ sẩy ra chuyện không phải do trẻ cố ý, thí dụ không trừng phạt khi con cho tay mút miệng hay bị tai nạn khi đi cầu.
Quan trọng nhất là bậc phụ huynh nên bàn luận những khuyên răn dậy trẻ với bác sĩ nhi đồng. 90% bác sĩ nhi khoa thường hướng dẫn phụ huynh những phương pháp chỉ dậy con em. Nhiều bác sĩ còn giúp cho những tài liệu hữu dụng trong việc giáo dục con cái.
Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; E-mail: tran.ngo@verizon.net; http://groups.yahoo.com/group/DienDanYKhoa/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.