Hôm nay,  

Thư Hỏi Về Sức Khỏe: Ăn Nhiều Thạch Cao Có Hại?

18/01/201300:00:00(Xem: 9575)
Kính gửi bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Đầu thư xin có lời kính thăm sức khỏe bác sĩ cùng toàn gia quyến. Và sau đây xin có đôi điều cần bác sĩ giải đáp cho.

1.Tôi là người ăn chay trường nên ăn đậu hũ rất nhiều hơn mọi thứ khác vì nghe nói ăn đậu hũ tốt nhưng đậu hũ lại có thạch cao. Vậy ăn nhiều thạch cao có hại hay không. Có phải thạch cao là loại người ta dùng để đúc tượng…

Trả lời

Đậu hũ làm từ đậu nành. Đậu nành là thực phẩm rất bổ dưỡng. Nỗi e ngại của cụ cũng là e ngại của nhiều người, vì một số người làm đậu tham lam lợi nhuận đã cho thạch cao khi làm đậu để đậu cứng hơn và làm được nhiều hơn. Chuyện thêm thạch cao này chắc là không xảy ra ở Hoa Kỳ hoặc Canada vì nơi đây có quy luật an toàn thực phẩm rõ ràng.

Đậu hũ thường có màu trắng và mềm mại còn đậu có thạch cao thì cứng và vàng. Cũng đề nghị với cụ là nếu còn e ngại đậu hũ có thạch cao thì có thể nấu đậu nành thành nhiều món ăn khác, cũng rất hấp dẫn, chẳng hạn sữa đậu nành.

Thạch cao chính là chất để để tô tường, đúc tượng dấy. Ăn nhiều có hại cho cơ thể.

2.Vitamin uống thế nào cho tốt

Việc uống thêm vitamin và khoáng chất vào lúc nào là thắc mắc của nhiều người và hiện nay cũng chưa có một hướng dẫn chung từ các nhà chuyên môn dinh dưỡng.

Có ý kiến cho rằng uống sau khi ăn sáng có thể bảo đảm là chúng sẽ được hấp thụ hoàn toàn, nhất là đối với vitamin hòa tan trong nước C và B. Uống khi bụng đói, các vitamin này sẽ rời khỏi bộ máy tiêu hóa quá nhanh và cơ thể chưa kịp hấp thụ. Ngược lại, các vit tan trong dầu mỡ A, D, E và K lại chậm thoát ra khỏi cơ quan tiêu hóa nếu ta dùng chúng khi bụng đói vì cơ thể giữ chúng lại lâu hơn.

Nhiều ý kiến cho rằng vitamin và khoáng chất có tự nhiên trong thực phẩm thì uống khi ăn cũng hợp lý.

Cũng có ý kiến cho rằng uống khi no hoặc đói cũng được và nếu cảm thấy khó chịu bao tử thì ăn một chút thức ăn.

Riêng loại calcium carbonate cần một chút acid ở bao tử để được hấp thụ thì nên uống khi ăn. Còn calcium citrate thì uống lúc nào cũng được. Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ calcium, cho nên hai loại này thường đi song hành với nhau.

Sự hấp thụ chất sắt sẽ gia tăng nếu dùng chung với vitamin C hoặc thực phẩm có C như nứoc chanh, cam, dâu tươi.

Vitamin C hòa tan trong nước cho nên số lượng C trong máu rất thấp và ta có thể dùng thêm sinh tố này thường xuyên trong ngày. Sinh tố này cũng hay kích thích bao tử, cho nên không nên uống khi bụng đói nhất là trước khi đi ngủ, sẽ khó ngủ.

-Các loại chất xơ: nên dùng vào buổi sáng khi ngủ dậy đê giúp đại tiện dễ dàng. Chất xơ cũng cản trở sự hấp thụ sinh tố vì thế không nên uống thêm sinh tố trước khi dùng chất xơ, nhất là không nên uống chất sắt.

Một nhà chuyên môn về dinh dưỡng, tiến sĩ Andrew Weil có ý kiến rằng: “ Hãy lắng nghe phản ứng của cơ thể. Dùng các thực phẩm bổ sung này khi chúng không gây ra khó chịu nào cho mình”.

3.Về câu hỏi uống thuốc Didrocal bisphosphonates.để phòng ngừa loãng xương như thế nào.

Ông phải uống đúng theo hướng dẫn của bác sĩ:

14 viên trắng: một viên vào mỗi buổi tối với một ly nước lạnh; không ăn gỉ trong vòng 2 giờ; không được uống thứ gì có calcium, magnesium, sắt, aluminum; không được uống sữa, ăn fromage. Cũng có hướng dẫn nói là uống vào buổi sáng hoặc vào nửa buổi sáng.

Sau đó là 76 viên xanh là calci thì cũng uống mỗi ngày một viên, no bụng hoặc đói bụng đều OK.

4. Về lúc nào uống thuốc trị bệnh thì ông phải hỏi bác sĩ đang điều trị cho ông vì mỗi loại có chỉ định riêng uống khi ăn hoặc đói bụng, uống chung với thuốc khác được hay không. Dược sĩ bán thuốc cũng có thể nói cho ông biết. Chẳng hạn, cũng là thuốc hạ huyết áp thì có bác sĩ nói uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh huyết áp lên cao khi thức dạy vào buổi sáng. Ngược lại cũng có bác sĩ dặn uống vào buổi sáng…

5. Ông cho biết là mũi ngửi bây giờ kém hơn trước đôi khi phải để thức ăn sát vào mũi cũng chỉ thấy hơi hơi có mùi.

Đây là chuyện thường xảy ra ở người tuổi cao: nụ nếm ở lưỡi và tế bào ngửi ở mũi đều còn lại rất ít, vì thế các cụ ăn không thấy hương vị như xưa. Các nhà chuyên môn đề nghị tăng thêm các chất gia phụ để tăng mùi vị của món ăn hoặc là thêm mầu mè để món ăn nhìn hấp dẫn hơn. Có bạn ăn cùng cũng giúp mình ăn ngon hơn, vì thấy họ ăn ngon thì tâm lý mình cũng hùa theo, cho là ngon.

6.Dưới lữoi của tôi thình thoảng cứ bị đau nhưng không phải có mun gì hết mà chỉ thấy đỏ nhất là tôi phải sài hàm răng giả nếu bị cấn càng đau hơn, đi bác sĩ cho uống thuốc rồi lại khỏi nhưng bị lại sau đó khoảng vài ba tháng. Cả cuống họng của tôi cũng vậy, cứ như có gì vướng ở cuống họng, có đi khám nhưng bác sĩ bảo không có gì , nhưng tôi thắc mắc là nếu không có gì thì tại sao cứ bị cục gì trặn ở cuống họng mặc dù ăn không bị nghẹn hoặc sặc.


Trả lời: Ông Đan ơi, Ông diễn tả rất đầy đủ chi tiết và tôi cũng hiểu phần nào vấn nạn của ông, tuy nhiên không khám không nhìn tận mắt và làm vài xét nghiệm thì cũng khó mà nói đó là bệnh gì và tại sao.

Nếu ông đã đi bác sĩ và sau khi khám bác sĩ nói không có gì thì mình cũng an tâm một phần, vì theo tôi không có gì có nghĩa là không bị bệnh trầm trọng ở lưỡi (chẳng hạn ung thư…)Nhưng nó vẫn đau vẫn đỏ thì là chuyện bất thường. Ông thử đi bác sĩ nha khoa nhờ coi xem răng miệng có bị nhiễm trùng gì không; răng giả hoặc chất rửa răng giả có gây ra kích thích cho tế bào lưỡi…Cũng coi lại xem có phải là đau sau khi tiêu thụ thực phẩm quá cay chua hoặc quá nóng quá cứng. Tôi chắc là ông không uống rượu, hút thuốc lá.

Vướng vướng ở cuống họng cũng là than phiền của nhiều người, khi đầy hơi hoặc ợ chua. À mà ông có hay bị ợ chua, nhất là khi ăn no hoặc khi nằm ngủ không nhỉ?.Chất chua từ bao từ dội ngược lên miệng cũng hay làm miệng đau lở đấy.

7.Một khoảng đầu bên phải tôi bị hơi đau nhức và không có cảm giác khi ấn tay vào như chỗ đó bị chai cứng hơn chỗ khác.

Tôi chỉ nghĩ được rằng, không hiểu ông có hay nằm nghiêng về phía bên đó thường xuyên, nhất là khi gối đầu với gối gỗ, gối cứng. Nếu chỉ hơi đau hơi tê mà không có dấu hiệu thần kinh nào, thì ta làm vài đường massage chỗ đó cho máu lưu thông, xem kết quả ra sao.

8.Cuối cùng xin bác sĩ cho biết về vấn nạn gạo có thạch tín thú thật với bác sĩ nói đến ăn mà cũng sợ bị ung thư thú thật chắc dần dần chỉ có nhanh và chậm người nào cũng sẽ bị hết vì thử hỏi ai là người không ăn gạo chứ chỉ nhiều và ít, vậy thì bây giờ phải ăn thứ gì để tránh ung thư đây???

Thôi không dám làm phiền bác sĩ thêm nữa. Xin bác sĩ cứ trả lời trên báo để có những ai bị như tôi cũng bớt phần nào thắc mắc. Kính. Minh Đan Vancouver- Canada.

Về câu hỏi này thì tôi xin gửi ông một bài ngắn mà tôi đã viết về chuyện gạo với thạch tín.Nếu có tin tức gì thêm từ cơ quan FDA, tôi sẽ báo tin cho ông cũng như độc giả hay ngay.

Gạo là món ăn chính của đa số dân chúng trên thế giới.

Nhưng gần đây những tin tức về thạch tín trong gạo đã khiến cho nhiều người xôn xao e ngại.

Một độc giả Thời Báo từ Canada hỏi: “Xin bác sĩ cho biết về vấn nạn gạo có thạch tín, thì thử hỏi có ai là người không ăn gạo, chỉ nhiều và ít thôi mà còn nguy hiểm như vậy thì bây giờ ăn thứ gỉ đây…”

Một thính giả của đài VOA cho hay “đã hơn 2 năm nay ăn gạo lức thay vì gạo trắng thơm. Nay lại biết gao lức có nhiều Arsenic hơn gạo trắng, chúng tôi rất hoang mang,..”.

Thạch tín là hóa chất có tự nhiên trong nước, đất và không khí. Con người cũng tăng thêm thạch tín vào môi trường qua công kỹ nghệ hoặc chất trừ sâu bọ có thạch tín. Cây cỏ mọc lên sẽ hấp thụ thạch tín từ lòng đất, đặc biệt là lúa gạo trồng trong ruộng đồng nhiều nước.

Có hai loại thạch tín: hữu cơ thì vô hại và vô cơ có thể gây ung thư da, bàng quan, phổi nếu bị nhiễm nhiều và lâu dài.

Tại Hoa Kỳ, thạch tín trong gạo đã được Cơ quan Thực Dược Phẩm FDA và các nhà khoa học nghiên cứu từ lâu.

Kết quả đều xác định có thạch tín trong các loại gạo nội địa cũng như nhập cảng và trong các thực phẩm có gạo dành cho trẻ em.

Gạo trồng tại Hoa Kỳ chứa nhiều thạch tín hơn gạo từ nước khác.

Gạo lức có nhiều thạch tín hơn gạo trắng, vì gạo lức còn giữ lại một ít thạch tín ở lớp cám phía ngoài hạt gạo. Ngâm lâu nấu kỹ sẽ giảm một phần thạch tín.

Tuy nhiên, theo FDA chưa có bằng chứng là thạch tín trong gạo gây ra một loại ung thư nào và hiện nay FDA chưa ấn định về giới hạn của thạch tín trong thực phẩm ngoại trừ trong nước uống.

Do đó, FDA cho hay là quá sớm để đưa ra khuyến cáo dân chúng thay đổi cách dùng gạo mà chỉ yêu cầu mọi người áp dụng chế độ dinh dưỡng có nhiều loại thực phẩm khác nhau để giảm thiểu rủi ro nếu có từ một loại.

Giới sản xuất gạo cũng nhấn mạnh rằng chưa có bằng chứng khoa học về tác hại của thạch tín trong lúa gạo lên sức khỏe và cần cân nhắc lợi ích trông thấy của gạo so với rủi ro chưa đáng kể của thạch tín trong gạo.

Cơ quan FDA cho hay vào cuối năm 2012 sẽ công bố kết quả nghiên cứu đầy đủ hơn về ảnh hưởng của thạch tín trong gạo.

Hy vọng các nhà khoa học sớm đưa ra kết luận chính xác và biện pháp đối phó hữu hiệu để giới tiêu thụ gạo an lòng.

Vì “Cơm Cà” vẫn là “gia bản” đối với người mình.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ chủ yếu do một loại hormone gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể dẫn tới những phương pháp điều trị tốt hơn cho tình trạng ốm nghén, kể cả những trường hợp hiếm gặp, nguy hiểm đến tánh mạng.
Thời tiết thay đổi có thể khiến cho tâm trạng và cảm xúc thay đổi theo, mùa lễ cũng có thể gây ra những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của mọi người. Vào khoảng thời gian này trong năm, sẽ có nhiều người trong chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng và bực bội hơn bình thường. Những nguyên nhân gây căng thẳng có thể dẫn tới nguy cơ cao về các bệnh tim mạch, ngộ độc rượu và cả tỷ lệ tử vong do đột quỵ.
Salmonella lại hoành hành. Vào đầu tháng 12, các cửa hàng thực phẩm trên khắp Hoa Kỳ đã thu hồi dưa vàng (cantaloupes) sau khi người ta phát hiện ra rằng cả trái nguyên và loại cắt sẵn đều bị nhiễm khuẩn Salmonella ở 34 tiểu bang – và đã gây ra hai trường hợp tử vong. Dưa cantaloupes nhiễm salmonella cũng được phát hiện ở Canada, các viên chức y tế công cộng cũng ra lệnh thu hồi loại trái cây này.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam Cali (MPC), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi chia sẻ về cách hướng dẫn cho các em tuổi teen thực hành chánh niệm. Cùng tham dự buổi chia sẻ còn có chị Chơn Nguyên, y tá của Học Khu Centralia (Buena Park), huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở tuổi teen, tăng thân Xóm Dừa, Nụ Hồng…
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Trí tuệ nhân tạo / AI (Artificial Intelligence) gần đây được nhắc đến rất nhiều không những trong giới công nghệ máy tính mà cả trong các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội vì tác dụng tiềm năng của nó trên mọi lãnh vực của đời sống con người. Riêng trong lãnh vực y học, AI đã và đang có những bước tiến đáng kể. AI đang được sử dụng để cải thiện kết quả của bệnh nhân, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, có khả năng cách mạng hóa y học bằng cách cung cấp các chẩn đoán chính xác hơn, kế hoạch điều trị cá nhân hóa và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.