Hôm nay,  

Hạnh Phúc Trong Chánh Niệm

18/01/201300:00:00(Xem: 7706)
Phàm ở đời, ai ai cũng đều muốn mình có được nhiều điều tốt lành cũng như nhiều tiền nhiều bạc, mà càng nhiều chừng nào thì càng tốt và càng sướng chừng đó, phải không các bạn?

Bởi vậy cho nên, hễ gặp nhau vào những dịp lễ lớn như Tết, thì người ta hay chúc cho nhau những câu như:“an khang thịnh vượng”, “tấn tài tấn lộc”, “làm ăn phát tài”, “tiền vô như nước ra như keo” vân vân.

Tóm lại trong chúng ta, ai cũng đều mong muốn có được cuộc sống thật sự hạnh-phúc!

Hạnh phúc là cái chi chi?

Rất khó định nghĩa được hạnh phúc là gì.

Tùy theo mỗi tôn giáo, mỗi quan điểm triết học, mỗi nghệ sĩ hay thi sĩ, mỗi nhà xã hội học hay nhà tâm lý học và cũng tùy theo sự suy nghĩ của mỗi cá nhân mà hạnh phúc được định nghĩa và diễn giải theo nhiều kiểu cách khác nhau.

Theo định nghĩa của tự điển Petit Robert, hạnh phúc là một trạng thái của ý thức hoàn toàn sung mãn (un état de conscience pleinement satisfaite).
chanh_niem_hanh_phuc
Hạnh phúc là sống trong giây phút hiện tại. (photo NTC Dec 2012)
Thỏa mãn mọi nhu cầu

Dù ở bất cứ thời đại nào hay dù ở bất kỳ văn hóa nào, thì một vài yếu tố cho thấy nó đã đóng một vai trò chủ yếu trong việc đưa con người đến bến bờ hạnh phúc.

Nó, đó chính là sự sung-mãn của các nhu cầu căn bản về vật chất lẫn về tinh thần nghĩa là một trạng-thái đã đạt được những khát vọng mà con người hằng mong đợi trong đời.

Có nhiều loại hạnh phúc

Hạnh phúc có phải là một tập hợp của những niềm vui (plaisir) nho nhỏ hằng ngày hay là một trạng thái tinh thần vĩnh cửu?

Tiền tài, danh vọng, quyền thế, vợ đẹp con khôn cùng với sức khỏe đều là những yếu tố cần thiết, nhưng chưa phải là những điều kiện ắt có và đủ để tạo được hạnh phúc thật sự theo đúng nghĩa của nó.

Một loại hạnh phúc khác hay còn có thể gọi là hạnh phúc hướng thượng, ý nói đến một trạng thái tự mãn có được khi mình làm một việc gì hay, một việc gì tốt đúng với lương tâm và lý trí của mình, thí dụ như mình giúp ích dù bằng cách gián tiếp hay trực tiếp được cho người nào đó trong tinh thần bất vụ lợi và không màng đến việc được người trả ơn hay nhớ tới...

Vậy, có khi nào bạn tự hỏi mình thật sự có được hạnh phúc hay chưa?

Tiền bạc có đem lại hạnh phúc hay không?

Thoạt nhìn, thì tiền bạc gắn liền một cách mật thiết với hạnh phúc…

Nhưng trong thực tế có biết bao nhiêu là kẻ giàu có lắm tiền lắm bạc nhưng vẫn phải triền miên lo nghĩ đối phó hết việc nầy đến việc kia và tinh thần lúc nào cũng bị căng thẳng bất an...
chanh_niem_bia_sach
Nhà sư Matthieu Ricard-Bìa sách.
Bên cạnh những người quá giàu thì cũng có rất nhiều kẻ nghèo khó tận mạng, nghèo rớt mồng tơi, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, bệnh hoạn không thuốc chữa, cùng với trăm ngàn cái khổ chớ chẳng phải sung sướng gì...

Vậy, có thể nói:

Tiền bạc chỉ là điều kiện CẦN chớ chưa phải ĐỦ để có được hạnh phúc thật sự!

Chung qui cũng chỉ do cách mà chúng ta suy nghĩ “thế nào là hạnh phúc” mà thôi!

Nhưng dù sao đi nữa, nếu vừa có tiền rủng rỉnh vừa có sức khỏe sung mãn, thì vẫn sướng hơn là vừa nghèo mạt rệp lại còn vừa bị bệnh hoạn triền miên nữa.

Cái giá của hạnh phúc: lợi tức gia đình (vợ+chồng) 75.000$/một năm?

Vài năm trước đây, vào đầu Sept/2010, tạp chí Proceeding of The National Academy of Sciences có đăng bài khảo cứu của giáo sư Daniel Kahneman và Angus Deaton thuộc Đại học Princeton Hoa Kỳ về vấn đề là: “có bao nhiêu tiền mới có được hạnh phúc”.

Giáo sư Daniel Kahneman chuyên về tâm lý học và kinh tế. Ông ta đã doạt giải Nobel về kinh tế năm 2002 (Nobel Memorial Prize in Economic Sciences).

Câu trả lời là muốn có được hạnh phúc thì phải có lợi tức gia đình đúng 75.000$/năm!

Lẽ dĩ nhiên theo điều kiện cuộc sống của người Hoa Kỳ cũng như các tiêu chuẩn được ấn định trong khảo cứu nói trên.

Lợi tức càng thấp hơn 75.000$/năm chừng nào thì chắc chắn là càng khổ chừng đó.

Còn trên mức 75.000$/năm thì quả thật họ cảm nhận có được một tâm trạng của người thành công trong cuộc sống…Họ có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn về phương diện vật chất, nhưng về khía cạnh hạnh phúc hằng ngày cũng không có tăng theo bao nhiêu, vì đôi khi họ còn phải chịu nhiều áp lực, nhiều stress, nhiều lo nghĩ, nhiều đối phó nầy nọ lắm chớ hổng có sướng ích gì đâu (?).

Đó là kết quả khảo cứu của đại học Princeton.

Khảo cứu trên của đại học Princeton đã căn cứ vào kết quả thăm dò 450.000 người Hoa Kỳ năm 2008 và 2009 về lợi tức gia đình hàng năm của họ cũng như tình trạng tinh thần trước ngày mà họ thật sự cảm nhận được hạnh phúc.

Jenifer Goodwin. Bloomberg Businessweek. 07sept 2010. After $75,000. Money cant buy day to day happiness (but the more people make, the better they feel about their lives overall, study found)

http://www.businessweek.com/lifestyle/content/healthday/642850.html

Giáo sư Maddux, đồng tác giả trong khảo cứu trên còn nói thêm rằng: 75.000$/năm không phải là một con số mầu nhiệm, đó chỉ là một nghạch mức threshold nếu vượt qua khỏi cũng không làm cho chúng ta có thêm được nhiều hạnh phúc hơn đâu.

Theo thống kê, năm 2008 có 32% gia đình ở Mỹ có lợi tức trêm 75.000$/năm.

Đúng là người Mỹ quá thực tiển, cái gì họ cũng quy ra thành hạnh phúc được hết!

Vậy không biết có ai tình nguyện xin cắt bớt lương từ 100.000$/năm xuống còn 75.000$/năm để bảo đảm có được hạnh phúc theo đúng tinh thần của khảo cứu trên hay không?

Chắc là không có ai…điên mà xin tình nguyện để được như vậy cả!

Riêng đối với đa số bà con mình sống tại Hoa Kỳ cũng như tại Canada, tác giả nghĩ rằng một gia đình bốn người với lợi tức gia đình khiêm nhường ít hơn chút đỉnh cũng đã cảm thấy hài lòng lắm rồi với điều kiện đừng bao giở đem mình so sánh với người khác giàu hơn.

Dân gian có câu “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” mà lỵ!

Sức mạnh của đồng tiền

Người gõ tìm thấy trên Internet bài thơ hiện đại sau đây nói lên cái sức mạnh của đồng tiền từ cổ chí kim như sau:

«Tiền là Tiên là Phật,
Là sức bật của tuổi trẻ.
Là sức khỏe của tuổi già,
Là cái đà của danh vọng.
Là cái lọng để che thân,
Là cán cân của công lý»

Còn người xưa thì lại xác quyết:

«Có tiền mua tiên cũng được» (kể cả tiên nâu tiên nữ hoặc đi tắm tiên ở An Thới hay Phú Quốc).

Anh bạn Nguyễn Bá Hùng ở Seattle USA còn bổ túc thêm ý kiến sau đây:

«…Sự thật dù phũ phàng, nhưng tôi tương đối đồng ý với các câu ví trên. Nói đến thơ văn hoặc các câu ví về tiền bạc và sự nghèo khó thì tôi thường nghĩ đến mẹ tôi nhiều nhất. Mẹ tôi đã cố gắng tảo tần để nuôi các con trong giai đoạn chống Pháp và Nhật (lúc đó bao nhiêu người bị chết đói vì quân đội Nhật đốt lúa gạo), và sau khi di cư vào miền Nam (nơi tôi ra đời), mẹ tôi vẫn làm việc đầu tắt mặt tối để nuôi chúng tôi. Mẹ tôi hiểu rõ cái giá trị của đồng tiền, và mẹ tôi thường nhắc vài câu ngắn như là: có tiền mua tiên cũng được - đa kim ngân phá luật lệ - đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn...»

Dân gian cũng còn lưu truyền lại những đoạn văn như: kẻ có tiền, ăn trên ngồi chốc và bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại thâm sơn lắm kẻ tìm…

(hai câu sau tạm dịch là: nghèo ở nơi đô thị náo nhiệt cũng không có người thăm viếng, trong khi giàu ở nơi núi non xa thẳm vẫn có nhiều người tìm đến)

Hoặc nguyên cả bài thơ cũng mô tả về tiền như sau:

“Bạc ác chi mi lắm hỡi tiền,
Mi làm nhân loại hóa ra điên.
Mi tô mặt nạ đen thành trắng,
Mi vẽ nhân tình thẳng hóa xiêng.
Mi xô nhân nghĩa vào một xó,
Mi đạp luân thường ngã rồi nghiêng.
Mi xuôi thế giới đâm nhau mãi,
Bạc ác chi mi lắm hởi tiền.”
(không rõ tác giả)

Nhìn chung, chúng ta thấy đồng tiền tự nó có một sức quyến rũ mãnh liệt và một sức mạnh vô song...

Tóm lại, tiền $$$:

- mua chuộc được sự yên ổn hay… an ninh cho chính bản thân;

- bảo đảm được sự an toàn cho người thân;

- bâo đảm sự sung sướng cá nhân và sự thuận lợi trong công việc;

- có tiền là có tất cả;

- vân vân và vân vân.

Có bao nhiêu tiền mới đủ?

Ý niệm giàu nghèo cũng rất tương đối, thay đổi tùy theo quan niệm, theo cách nhìn và cách suy nghĩ của mỗi người ở mỗi thời điểm nào đó trong cuộc đời… Thí dụ như hạnh phúc khi đã được vượt thoát nơi ở bất an; hạnh phúc khi có được tự do; hạnh phúc khi có công ăn việc làm ổn định; hạnh phúc khi đã chu toàn xong bổn phận; hạnh phúc khi có được sức khoẻ tốt; hạnh phúc khi được sống an ổn đến cuối đời; vân vân và vân vân.

Nhưng thông thường thì hạnh phúc được đánh giá qua tiền rừng bạc biển, qua sự giàu sang, qua khả năng mua sắm…

Có người cho đó chỉ là…cái giàu bên ngoài!

Nếu so với Bill Gates, thì một người Mỹ trung lưu được xem là rất nghèo. Tuy nhiên, nếu nhìn về khía cạnh tiện nghi vật chất và khoa học kỹ thuật của thế kỷ 21 mà người Mỹ trung lưu đó đang thụ hưởng trong đời sống hằng ngày, thì có thể nói rằng anh ta còn giàu hơn cả tổng thống George Washington cách đây 230 năm về trước (vì còn nghèo về khoa học kỹ thuật…)

Đây cũng chỉ là một cách nhìn, một cách nói mà thôi!

Không có gì là vĩnh cửu cả!
Tổng chỉ số hạnh phúc quốc gia là gì?
(Gross national Happiness-GNH)

Người ta cho rằng Bhutan, một quốc gia nhỏ bé với 46.500 km2, nằm kế bên Tây Tạng trên dãy Hy Mã Lạp Sơn là là một xứ hạnh phúc nhứt thế giới (?)

Nên biết rằng với trên 700.000 dân, Bhutan rất nghèo về vật chất nhưng lại có tổng chỉ số hạnh phúc quốc gia rất cao.

Năm 2010, có 41% trong dân số nói họ sống rất hạnh phúc và số còn lại thì cho rằng họ không được mấy hạnh phúc.

Chánh phủ Bhutan có mô hình hạnh phúc rất rộng rãi theo quan điểm Phật Giáo ngược với khái niện hạnh phúc rất hạn hẹp của Tây Phương…

Bhutan là một trong số ít quốc gia còn rừng nguyên vẹn. Họ hạn chế du lịch để bảo vệ các di tích cổ.

Phải chăng Bhutan nhờ ảnh hưởng vào lối sống theo triết lý của Phật Giáo nên người dân họ sống rất hạnh phúc? 

“…Vị vua cao quý thứ tư của vương quốc Bhutan là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về "Tổng chỉ số hạnh phúc quốc gia" - Gross National Happiness (GNH). Theo Ngài, chỉ số này đánh giá sự thịnh vượng của quốc gia một cách toàn diện hơn so với "Chỉ số hàng hóa quốc gia" - Gross National Products (GNP) và tin rằng sự phát triển tích cực của xã hội loài người chỉ có thể có được khi sự phát triển về mặt vất chất và tinh thần diễn ra song song, vừa bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau.

…Thực tập chánh niệm là một trong những công cụ hiệu quả nhất để nuôi dưỡng và làm lớn mạnh những hạt giống đẹp và lành trong tâm thức chúng ta – đây là điều có tính chất quyết định hạnh phúc và sự an vui của chúng ta hơn bất cứ những điều kiện, hoàn cảnh nào từ bên ngoài… ”

(ngưng trích-Làng Mai-Chánh niệm là suối nguồn của hạnh phúc)

Huề vốn: “Biết đủ là đủ”
“Ngó lên mình không bằng ai, ngó xuống thì không ai bằng mình”

Nhưng nếu ngó ngang thì chắc chắn mình...bằng người ta.

Còn nhà nho Nguyễn Công Trứ quan niệm rằng nhu cầu của con người thì vô chừng không biết sao cho đủ.

“Tri túc, đãi túc, tiện túc, hà thời túc,
Tri nhàn, đãi nhàn, tiện nhàn, hà thời nhàn”

Tạm dịch là :

“Biết là đủ, cho là đủ, thì nó là đủ,
Biết là nhàn, cho là nhàn, thì nó là nhàn”.

Hình như hai câu nầy sao nó có vẻ huề vốn quá trời!

Hay nói như vậy để tự an ủi mình?

Phải chăng hạnh phúc chỉ là một cái bóng?

Phải chăng hạnh phúc chỉ là một cái bóng hay một cứu cánh để chúng ta cố vươn tới mà thôi!

Hạnh phúc trong chánh-niệm

“…Chánh niệm có nghĩa là ta biết tự nhìn lại mình, quan niệm sống của mình, và ý thức được tính chất toàn vẹn của mỗi giây, mỗi phút trong cuộc sống. Và trên hết, chánh niệm có nghĩa là tiếp xúc được với thực tại, những gì đang xảy ra chung quanh ta…

(ngưng trích: Chánh niệm là gì-Nguyễn Duy Nhiên-Thuvienhoasen)

Đối diện cùng một nghịch cảnh như nhau, có người thì lo sợ và cảm thấy khổ sở.

Nhưng ngược lại, cũng có người nhìn sự kiện đó một cách dửng dưng bình thản với một thân tâm an lạc.

Hạnh-phúc từ bên-trong

Phật Giáo khuyên chúng sanh chớ nên tìm hạnh phúc ở bên ngoài, vì chúng ta sẽ không bao giờ đạt tới được đâu, bởi lý do là lòng ham muốn của con người là vô giới hạn!

Muốn có cái hạnh phúc thật sự thì phải cố gắng quên đi cái bản-ngã, dẹp bớt đi cái ái-dục và tập nhìn vào cái bên-trong-của-chính-mình.

Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, thì tâm-an-lạc chính là chìa khóa của hạnh-phúc.

Hạnh-phúc bắt đầu bằng sự cải-hóa chính bản-thân của mình vậy./.

Video: Matthieu Ricard: Plaidoyer pour le bonheur (nói tiếng Pháp 12 phút)
http://www.youtube.com/watch?v=e_ppKpCZy_E

Đọc thêm:

- Nguyễn Thượng Chánh

Tâm an lạc là chìa khóa của hạnh phúc-(Calm mind is key to happiness:Dalai Lama)
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-125_4-15066_5-50_6-5_17-274_14-1_15-1/

Bình thản trong tỉnh thức
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-125_4-10801_5-50_6-1_17-102_14-1_15-1/

Năm điều không thể thay đổi được trong cuộc đời và chấp nhận chúng để có hạnh phúc
http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-197115/

Giây phút nhiệm mầu
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-125_4-12704_5-50_6-1_17-102_14-1_15-1/

- Làng Mai- GS Hà Vĩnh Thọ/ Chân Đại Tuệ-Chánh niệm là suối nguồn của hạnh phúc.
http://langmai.org/cong-tam-quan/wake-up/chanh-niem-la-suoi-nguon-cua-hanh-phuc

Montreal, Jan 17, 2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã quyết định trao giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học năm 2023 cho hai khoa học gia người Mỹ Katalin Karikó (gốc Hungary) và Drew Weissman hôm nay ngày 2 tháng 10, 2023, vì những khám phá của họ liên quan đến việc biến đổi base của các nucleoside (nucleoside base modifications) cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu cách các gen có thể gây ra bệnh tự kỷ và các bệnh rối loạn về phát triển não bộ (neurodevelopmental disorders) khác: phát triển các cấu trúc nhỏ tương tự như bộ não trong phòng thí nghiệm và điều chỉnh DNA của chúng.
Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ CDC vừa đưa ra các khuyến nghị về thuốc chủng ngừa Covid cho mùa thu này sau khi thuốc được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Thuốc (FDA) của Hoa Kỳ chuẩn thuận hôm thứ hai, ngày 12 tháng 9, 2023. Sau đại dịch Covid mấy năm vừa qua, kiến thức của quần chúng về các bệnh nhiễm, các thuốc chủng ngừa (vắc xin) đã tăng lên nhiều, cũng như óc phê phán và sự nghi ngờ đối với các biện pháp y tế hay phòng ngừa do chính quyền hay các cơ quan như CDC đề xướng, lắm khi gắn liền với lập trường chính trị của mỗi người, có khi tuỳ theo tiểu bang. Bài sau đây chỉ có tính cách thông tin, dựa trên những nguồn tin tức mà người viết nghĩ là đáng tin cậy. Độc giả cần tham khảo với người săn sóc y tế cho mình để đi tới quyết định có nên dùng vắc xin nào hay không. Sau đây là những điểm chính của các thông báo của CDC cho báo chí, kèm theo chú thích để bàn thêm
Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Nó giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ chức năng cơ bắp và miễn dịch. Nhưng hầu hết mọi người trên thế giới đều bị thiếu vitamin D, khiến cho nó trở thành loại supplement phổ biến nhất trên thị trường
Lập một kế hoạch điều trị trầm cảm có thể là một thách thức khó khăn. Điều này đặc biệt đúng đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường và đang trải qua các liệu pháp thử nghiệm như kích thích các nhân sâu trong não (Deep Brain Stimulation – DBS). Đối với hầu hết các tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể trực tiếp đo lường bộ phận đang được điều trị, chẳng hạn như đo huyết áp đối với các bệnh về tim mạch. Những thay đổi có thể đo lường đóng vai trò là dấu ấn sinh học khách quan (objective biomarker) của quá trình phục hồi, cung cấp các thông tin đáng giá về cách chăm sóc bệnh nhân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.