Hôm nay,  

Càng Già Càng Khó Tánh

03/07/201200:00:00(Xem: 14882)
Nguyễn Thượng Chánh, DVM

Người đời thường hay trách móc là mấy ông già bà cả sao khó chịu quá.

Thật vậy, các cụ kể luôn người gõ, phải nhìn nhận là tánh tình mình có thay đổi ít nhiều. Sự kiện nầy làm cho con cháu và những người xung quanh bực bội, khó chịu, khó ưa, khó hiểu và khó quản lý được.

Claudine Badey –Rodriguez, một nhà tâm lý học đồng thời bà cũng là một nhà lão học (gérontologue) làm việc tại Tp Nice (Pháp) đã giải thích vấn nạn nầy qua tác phẩm của bà có tên là:

“Quand le caractère devient difficile avec lâge” (Càng già càng khó tánh)
http://www.e-sante.fr/quand-caractere-devient-difficile-avec-age/2/actualite/711

Bìa sách

Claudine Badey-Rodriguez

est psychologue clinicienne, consultante, écrivain et conférencière.

Elle reçoit pour des consultations individuelles et de couples dans son cabinet à Nice. (approches utilisées: EMDR,Hypnose,Sophrologie,Psychologie énergétique, cohérence cardiaque)

Tóm lược của tác giả Claudine Badey-Rodriguez:

Thời gian nghỉ hưu, tuổi già đôi lúc kéo theo sự buông xuôi, khép kín mình, quạu quọ và hung dữ (agressivité) nơi các bậc cha mẹ.

Làm thế nào để hỗ trợ các cụ một cách êm ái trong giai đoạn khó khăn nầy. Đây là thời điểm mà vai trò của mỗi thành viên trong gia đình cần phải được xét lại.

Làm sao có thể xác định được chổ đứng thích hợp của mình để cho sự hy sinh không là vô ích và đồng thời mình cũng không bị mặc cảm tội lỗi thái quá ?
cang_gia_cang_kho_bia_sach
Tác phẩm vạch ra những “mánh” giúp chúng ta hiểu được phần nào các phản ứng ở các bậc cha mẹ cũng như nơi chúng ta để có thể đáp ứng thích hợp trong mọi hoàn cảnh khác nhau:

- Ổng chỉ có nói chuyện về ổng mà thôi, chán ghê.

- Bả bắt chẹt, làm chantage mình về đủ thứ chuyện, coi tức không.

- Ổng hổng chịu vô ở trong nhà gìa cho rồi.

- Bả chỉ trích, phê phán, và làm “com măn te” mình tối ngày,bực mình ghê.

- Mình bị ổng “ăn tươi nuốt sống” hoàn toàn(?)

- Bả gọi phone hành hạ mình liên tục.

- Ổng đổ tội bị mình bỏ rơi.

- Bả không còn màng đi ra khỏi nhà nữa.

- Ổng nói ổng muốn được chết phức đi cho rồi.

“Le passage à la retraite, la vieillesse de nos parents entraỵnent parfois du laisser-aller, du repli, de l'agressivité... Comment les accompagner sereinement durant cette période où le rôle de chacun, dans la famille, est à reconsidérer ? Comment trouver sa juste place, sans sacrifices inutiles ni culpabilité excessive ? Ce livre donne des pistes pour comprendre leurs réactions, les nôtres, et réagir à différentes situations :

- Il ne parle que de lui

- Elle nous fait du chantage

- Il refuse de partir en maison de retraite

- Elle nous critique sans arrêt

- Il nous « bouffe » complètement

- Elle nous harcèle au téléphone

- Il nous accuse de l'abandonner

- Elle ne sort plus de chez elle

- Il dit qu'il veut mourir”...

Hỏi: Tánh tình thường hay thay đổi theo tuổi tác cao?

Trả lời: Thật sự ra chính mối giao hảo với người già trở nên khó khăn hơn là tánh tình của họ có vấn đề. Đúng vậy, có một lúc nào đó, hoàn cảnh họ có thể bị thay đổi vì sự ra đi của người phối ngẫu, vì bệnh tật, vì khuyết tật handicap, và vì phải nhờ cậy lệ thuộc vào người khác(dépendance). Khung cảnh gia đình thường hay bị xáo lộn lúc về già, lúc tuổi cao thêm cho dù có hay không có sự lệ thuộc vào người khác..

Hỏi: Không phải chỉ riêng có hoàn cảnh bị thay đổi mà thôi, nhưng người ta còn nhận thấy tánh tình của người già cũng có phần trở nên khó khăn hơn, vậy mình phải làm sao đây?

Trả lời: Người ta lầm tưởng rằng tánh tình thay đổi theo tuổi tác, nhưng thật ra có một sự vững bền trong đường nét chính của tánh tình trong suốt cuộc đời. Khi đề cập đến vấn đề tánh tình trở nên khó khăn, đó là ám chỉ trường hợp hung tính (agressivité). Chúng ta nên cố tìm hiểu xem coi chuyện gì đã xảy ra cho cụ. Có thể có nhiều giả thuyết:

- Thứ nhứt: đó là cụ nầy từ trước giờ có tánh hay đòi hỏi, độc đoán, yêu sách, và các tánh nết nầy càng trở nên đâm nét, vững chắc thêm hơn theo thời gian, nhưng đó vẫn là tánh tình cố hữu của cụ từ trước tới giờ.

- Thứ nhì: Có thể cụ đang có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó, chẳng hạn như bệnh lú lẫn Alzheimer hay một căn bệnh đồng loại nào đó.

- Chúng ta cũng có thề đối mặt với một người đang phải chịu đựng một sự đớn đau vô ngần nào đó cho nên tánh hiền như cục bột của cụ ngày xưa đã bị thay đổi. Sự đớn đau có thể liên quan đến bệnh tật, đến sự lệ thuộc, do sự mất khả năng tự lập ( baisse d autonome) hay do tuổi tác quá cao.

Trong hoàn cảnh nầy chúng ta cũng cần nên nghĩ tới vấn đề trầm cảm nếu tánh khó của cụ có kèm theo các dấu hiệu như việc khép mình (repli sur soi), buồn bã, không màng đến bất cứ một việc gì cả (désintérêt), giảm hoạt động không phải vì khó khăn thể xác hay mất năng lực. Trường hợp nầy cụ cần nên đi khám bác sĩ chuyên môn.


Hòi:Nhưng tại sao người ta trở nên khó tánh hơn khi về già? Nói tóm lại, người ta có thể bị trầm cãm hồi còn trẻ, trải qua nhiều khổ đau, bệnh nặng…

Trả lời: Vâng, nhưng điểm quan trọng của tuổi tác cao là việc tất cả mọi người đều biết là không còn bao nhiêu thời gian nữa… Tâm trạng nầy làm khơi dậy những ân oán cũ, những chuyện xưa đồng thời cũng làm sống lại chuyện gia đình.

*Về phía cha mẹ,tuổi già làm sống lại nỗi lo sợ mình bị các con cũng như thân nhân bỏ rơi. Nỗi lo sợ nầy cho thấy tại sao thường xuyên hay xảy ra việc bắt chẹt về tình cảm (chantage affectif) và làm cho bọn trẻ phải mang mặc cảm tội lỗi qua những lời nhận xét chua chát chẳng hạn như : “ mình lúc nào cũng chỉ có một mình” “ Ah, cái điện thoại là không phải món sở trường của tụi bây (ý trách móc bọn nhỏ không còn màng gọi phone thăm hỏi tía má).

*Về phía con cái, khi còn thời gian, người ta cố gắng để đòi cho được những gì họ chưa từng bao giờ nhận được từ cha mẹ. Thí dụ, tôi (bà Claudine Rodriguez) nghĩ đến một bà mẹ chưa từng bao giờ nói ra lời yêu thương đối với người con gái của bà ta. Bởi lẽ nấy, cô con gái cảm thấy cô ta cần săn sóc bà mẹ nhiều hơn để mong được nghe lời nói yêu thuơng trước khi đã quá trễ.

Ngoài ra cũng cần phải nói đến những xung đột, tranh chấp ngầm giữa anh chị em trong nhà với nhau. Nếu tôi (Anh chị em) có cảm tưởng đã bị hất hũi, thiệt thòi lúc xưa về mặt tình cảm yêu thương từ cha mẹ thì lúc này mình cần phải cố gắng để có được nhiều tình yêu hơn các anh chị. Yêu sách về tiền bạc thường được xem như một sự tìm kiếm tình thương và sự biết ơn.

Lúc nầy là lúc căng thẳng thường hay xảy ra, vì tất cả con cháu trong gia đình có thể nghĩ rằng họ là nạn nhân đã bị thương tổn và thiệt thòi nhiều về về mặt tình thần, cho dù dưới những hình thức khác nhau.

Mais pourquoi serait-on plus difficile en étant âgé ? Finalement, on peut être dépressif plus jeune, vivre des souffrances ou avoir une maladie grave...

Claudine Badey-Rodriguez: Oui, mais ce qui caractérise l'avancée en âge, c'est que tout le monde sait qu'il n'y a plus beaucoup de temps. Cela va faire ressortir les vieux dossiers, les vieilles histoires, et réactiver l'histoire familiale. Du côté des parents, la vieillesse réactive assez souvent la peur de l'abandon : ils peuvent donc ressentir la peur d'être abandonnés par leurs enfants et leurs proches. Ce retour de l'angoisse d'abandon explique aussi la plus grande fréquence du ' chantage affectif ' et de la culpabilisation des enfants avec des remarques ' acides ' du genre : ' On est toujours tout seuls ', ' Ah, le téléphone, c'est pas ton fort ! ', etc. Du côté des enfants, tant qu'il est encore temps, on essaye d'obtenir ce que l'on n'a jamais reçu de ses parents. Je pense par exemple à une mère qui n'a jamais dit à sa fille qu'elle l'aimait. Alors, cette fille s'épuise à s'occuper de sa mère dans l'espoir d'obtenir enfin cette marque d'amour avant qu'il ne soit trop tard.

Et puis souvent, c'est aussi entre frères et sœurs que les conflits et les tensions sont réactivés. Si j'ai le sentiment d'avoir été lésé par le passé, lésé sur le plan affectif, je vais essayer d'obtenir plus que les autres. D'ailleurs j'observe que derrière les demandes financières, très fréquentes, il existe en réalité presque toujours une recherche d'affection, de reconnaissance.

Et il y a des tensions, parce que tout le monde peut se juger lésé, même si c'est d'une manière différente !

Kết luận

Tác giả Claudine Badey-Rodriguez là người Pháp. Bà ta phân tách và nhận xét theo bối cảnh văn hóa xã hội Pháp. Tuy nói vậy chớ cũng có nhiều điểm không xa mấy thực tế cho lắm.

Đây là tâm lý học, một khoa học không chính xác. Ai nói sao, ai nghĩ sao cũng được hết!

Các bạn có đồng ý không?

“Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già”.

(Theo Hiểu đời của Châu Dung Cơ)
http://khatvongtuoitre.com/index.php?option=com_content&view=article&id=248:hiu-i-chu-dung-c&catid=10:suyngam&Itemid=12

Đọc thêm

- Càng già càng khó tính
http://www.baomoi.com/Cang-gia-cang-kho-tinh/139/3508368.epi

- Cha mẹ già & Con cái
http://maybien.net/index.php?option=com_content&view=article&id=405:ttxhconcai19&catid=42:mtvaxhttc&Itemid=61

- Cha mẹ già với con cái
http://tintuccaonien.com/docs/docs_3/3_1_38.htm

- Nước mắt chảy xuôi- Người già Việt ở phương Tây
http://tintuccaonien.com/docs/docs_1/1_2_128.htm

Montreal, 2012

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.