Hôm nay,  

Một Người Cha Tuyệt Vời

16/06/201200:00:00(Xem: 15748)
Thỉnh thoảng trên Tv có chiếu hình ảnh một ông già gân, mồ hôi nhuể nhoại,khòm lưng,vừa chạy vừa cố sức đẩy đứa con bại liệt ngồi trên xe lăn. Mặt mày cậu ta méo xẹo, ẹo qua ẹo lại, múa mái tay một cách hổn loạn trước sự reo hò cổ vỏ vô cùng náo nhiệt của dân chúng đứng hai bên đường.

***

Video: Together…Team Hoyt
http://www.ignitermedia.com/mini-movies/9/Together--Team-Hoyt

Gương hy sinh của một người cha

Người cha là Dick Hoyt (1940), trung tá hồi hưu Air National Guard. Người ngồi trên xe lăn là trưỏng nam Rick Hoyt. Cả hai đều ngụ tại Massachusetts.

Rick (1962) chẳng may bị thiếu oxy khi lọt lòng mẹ nên bị liệt não cerebral palsy nên phải chịu bại liệt và không thể nói được.

Các bác sĩ đều khuyên hai vợ chồng Dick nên đem gởi luôn đứa bé vào bệnh viện để được nuôi dưỡng và săn sóc suốt đời, nhưng họ chối từ và giữ Rick ở nhà và tạo điều kiện cho cháu có một cuộc sống “bình thường”.

Tất cả trường ở Massachusets đều từ chối không cho Rick đến học với lý do là họ không đủ người chuyên môn và trang bị thích hợp. Mẹ của Rick là Judy là một người đàn bà bản lĩnh và rất kiên trì. Bà không ngừng tranh đấu cho quyền lợi của các em khuyết tật. Cuối cùng bà đả thắng. Chương 766 về luật giáo dục đặc biệt được sửa đổi lại và thông qua lần đầu tiên tại Hoa Kỳ. Thế là Rick và một số em khuyết tật khác được quyền đi học.

Cái máy hy vọng

Nhưng làm sao Rick có thể diễn đạt vì cậu ta nói không được. Hai vợ chồng Dick bèn liên lạc với tiến sĩ William Crochetiere là Chairman of the engineering department at Tufts University và Rick Foulds, một cựu sinh viên đã tốt nghiệp. Sau thời gian nghiên cứu các nhà chuyên môn tại Tufts Univ đã chế ra một cái máy có tên là Tufts interactive communication device (TCI). Gia đình của Rick thì gọi đây là cái máy hy vọng hay Hope Machine.
team_hoyt_bia_sach
Bìa sách về Team Hoyt.
Để làm thành câu Rick chỉ cần ấn đầu vào một thanh thép của cái máy. Và đây là lần đầu tiên Rick mới có thể trao đổi với người khác được.

Đó là vào năm Rick được 11 tuổi và được nhận vào trường công lập để học.

Rick theo học tại đại học Boston năm 1993 và đổ được văn bằng về giáo dục đặc biệt (special education) và sau đó cậu ta làm việc cho trường cao đẳng Boston (phòng thí nghiệm nghiên cứu về vấn đề liên quan đến những người bị khuyết tật).

At the age of 11, after some persistence from his parents, Rick was fitted with a computer that enabled him to communicate and it became clear that Rick was intelligent. With this communication device, Rick was also able to attend public school for the first time.

Rick went on to graduate from Boston University in 1993 with a degree in special education and later worked at Boston College in a computer lab helping to develop systems to aid in communication and other tasks for people with disabiliti

Thành tích phi thường của Đội Hoyt (Team Hoyt)

Vào năm 1977 tình cờ cậu bé Rick xem thấy hình ảnh chạy đua trong một tập san. Cậu ta liền gợi ý muốn hai cha con cùng tham gia vào các cuộc chạy đua chơi. Lúc đó, cha cậu là Dick Hoyt đã gần 37 tuổi rồi và ông ta chưa hề chạy bao giờ cả. Thương con nên ông phải ráng chìu ý. Sau khi hai cha con tham dự cuộc chạy đua đầu tiên 5 miles, Rick nói “Pa ơi! Khi con chạy với Pa con có cảm tưởng hình như con không phải là một người phế nhân nữa”.

Sau cuộc đua nầy, Dick tăng thêm hy vọng. Hai cha con có thể cùng chạy chung với nhau trong những cuộc đua khó hơn. Mỗi ngày Dick đều chuyên cần luyện tập. Ông vừa chạy bộ vừa đẩy một chiếc xe lăn trên đó có để một bao ciment cho nặng vì lúc đó Rick kẹt phải bận đi học.

Tính đến tháng 11, 2012 Đội Hoyt đã tham dự 1069 cuộc chạy đua dai sức trong đó có 69 marathons và 6 Ironman trialthons. Hai cha con đã tham dự 26 lần Boston Marathons, và đạp xe xuyên nước Mỹ trên một đoạn đường dài 3,735 miles trong 45 ngày. Rick được chở ngồi phía trước trên một chiếc xe đạp chế tạo đặc biệt. Trong các cuộc thi trialthons, lúc phải lội dưới biển, Dick vừa lội vừa kéo theo một cái phao trên đó có Rick.

Tháng 6 năm 2012 , Dick sẽ được tròn72 tuổi còn Rick sẽ được 50 tuổi. Khi mới bắt đầu chạy trong những năm đầu đội Hoyt tham dự lối 50 cuộc tranh tài trong một năm, nhưng nay thì họ bớt lại còn 20-25 cuộc đua trong một năm mà thôi (Theo Team Hoyt-Wikipedia).

Marathon và Ironman Trialthon là gì?

* Marathon là môn chạy bộ dai sức trên đường dài 42, 200 km 

*Ironman Trialthon là một cuôc tranh tài thể thao hốc búa nhất. Nó gồm nhiều môn người lực sĩ bắt buộc phải thực hiện liên tục theo thứ tự trong một ngày như: lội trên biển 3, 860 km, đạp xe 180, 250 km, xong tiếp tục chạy marathon 42, 200km không được ngơi nghỉ.

Đa số lực sĩ chỉ có một giới hạn thời gian rất khắt khe là 17 giờ đồng hồ để hoàn tất hết các môn trên.

Cuộc tranh tài bắt đầu lúc 7 giờ sáng, thời gian lội 3,9 km không được vượt quá 2 giờ 20 phút, đạp xe không được vượt qua khỏi 5giờ 30 chiều. Tất cả lực sĩ phải hoàn tất hết các môn vào lối 12 giờ khuya.(tài liệu Wikipedia). 

Tuổi già sức yếu

Năm 2012 nầy Dick được 72 tuổi rồi. Mấy năm trước Đick cân nặng 115-120 pounds, nay thì ông ta mập hơn và cân được 148 pounds. tuổi già sức yếu nên Dick cảm thấy khó khăn hơn trong việc đẩy chiếc xe lăn của cậu Rick.

Ngoài ra còn vấn đề cái ghế ngồi của cậu Rick. Lúc trước là cái ghế cũ, tuy nhẹ nhưng đã làm Rick đau đớn suốt lộ trình cuộc đua marathon. Ngày nay thì Rick có được cái ghế mới đặc biệt dành cho riêng anh. Nhưng điểm đặc biệt là cái ghế mới nầy dài hơn, cao hơn và nặng hơn cái ghế cũ lúc đẩy. Đây là mối ưu tư của Dick.

Cuộc đời của hai cha con Dick và Rick được viết thành sách: Devoted-The story of a Fathers love for His son. 

Kết luận.

Trên thế giới người ta gọi cha con Dick bằng danh từ triều mến Team Hoyt.

Sự hy sinh không giới hạn của Dick cho người con tật nguyền đã làm mọi người thán phục và vô cùng cảm kích.

Vâng, chúng ta có thể làm được:Yes we can là câu châm ngôn của Team Hoyt.

Montreal, 2012

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đâu 30-40 năm, lúc người tỵ nạn Việt mới định cư ở Mỹ và bắt đầu làm quen với các tập tục kể những tập quán về y tế ở Mỹ, trong y giới Mỹ cũng như các nước tây phương khác đang tranh cãi rất nhiều về chỉ định có nên cắt bao quy đầu theo thông lệ (routine circumcision) cho trẻ em sơ sinh hay không. Thuật ngữ “circumcision”, gốc latinh “circumcisio”. Từ "cắt bao quy đầu" xuất phát từ các từ Latin circum và caedo (circum: “xung quanh”; caedo: “tôi cắt”), có nghĩa đen là "cắt xung quanh". Từ epitome trong tiếng Hy Lạp cũng có nguồn gốc từ gốc có nghĩa là "cắt" hoặc "vết mổ". Trong tiếng Hebrew (Do Thái), phép cắt bao quy đầu được gọi là “peritomy”, xuất phát từ tiếng Hy Lạp peritomy.
Người ta vẫn thường nói “You are what you eat” (Những gì bạn ăn thể hiện bạn là ai). Nhưng có lẽ sẽ đúng hơn khi nói rằng những gì chúng ta ăn sẽ khiến chúng ta có những cảm xúc gì, bởi vì những tiến bộ trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học cho thấy chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của chúng ta.
Đặng Đình Bách: Tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết cộng đồng và câu chuyện đau buồn về sự bất công cần phải khắc phục tại Việt Nam...
Việc thuốc trị béo phì Zepbound mới được thông qua đã bổ sung thêm lựa chọn cho các loại thuốc giúp giảm cân, nhưng nó cũng đi kèm với những thách thức về chi phí và khả năng tiếp cận, giống như các loại thuốc giảm cân khác trong cùng nhóm. Các loại thuốc trong nhóm này gồm chất chủ vận (agonists), hay chất bắt chước các hormone tự nhiên trong ruột có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể và tín hiệu đói phát ra từ não. Nhưng các loại thuốc đã được chuẩn thuận, các phiên bản tổng hợp của các hormone này, là những phân tử có kích thước lớn nên quá trình sản xuất khá tốn kém và mất thời gian. Điều này khiến cho thuốc có giá cả đắt đỏ và ngày càng khan hiếm
Bên cạnh việc đi du lịch, thời gian quây quần bên gia đình và những lễ hội tưng bừng, mùa lễ cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bịnh tim, đột quỵ và nhịp tim không đều. Theo một nghiên cứu được trình bày tại British Cardiovascular Society đầu năm nay, kỳ nghỉ lễ năm nay có thể còn nguy hiểm hơn bình thường vì Giáng sinh rơi vào thứ Hai. Nghiên cứu mới phát hiện rằng nguy cơ lên cơn đau tim vào thứ Hai cao hơn so với các ngày khác trong tuần.
Mỗi năm, ở Hoa Kỳ có nửa triệu người chết vì các nguyên nhân liên quan đến hút thuốc, trong khi ước tính có khoảng 16 triệu người đang sống với các bệnh mãn tính liên quan đến hút thuốc lá, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc ung thư. Những rủi ro của việc hút thuốc thì chắc ai cũng đã biết rõ, nhưng cai thuốc vẫn là một việc rất khó khăn, khiến nhiều người bỏ cuộc giữa chừng; họ cho rằng dù gì thì sức khỏe cũng đã tổn thương rồi. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, cai thuốc luôn có nhiều lợi ích.
Ngày 8 tháng 12, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt liệu pháp chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 đầu tiên trên thế giới. Phương pháp điều trị này được gọi là Casgevy, nhắm vào bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (sickle cell), giúp cơ thể bệnh nhân tạo ra huyết sắc tố khỏe mạnh. Ở những người mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, huyết sắc tố bất thường khiến cho các tế bào hồng cầu trở nên cứng và có hình lưỡi liềm, có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Đến tháng 3 năm 2024, FDA sẽ ra quyết định liệu liệu pháp tương tự có thể được sử dụng để điều trị bệnh beta-thalassemia, một chứng rối loạn làm giảm sản xuất huyết sắc tố, hay không.
Mấy tháng nay chúng ta nghe nói nhiều đến bệnh phổi, “hội chứng phổi trắng” (White Lung Syndrome” và dịch sưng phổi hay “pneumonia” ở trẻ em bên Trung Quốc và ở Mỹ với tin đồn rằng có con vi khuẩn hay siêu vi mới gây ra bệnh này.
Số ca nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gia tăng, bệnh cúm đang lây lan rộng rãi và số lượng bệnh nhân phải vào bệnh viện cấp cứu ngày càng tăng. Tốt nhất là nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân, khách khứa và gia đình quý vị. Theo một cuộc khảo sát của tổ chức vô vụ lợi KFF (trước đây gọi là Kaiser Family Foundation), một nửa người dân Hoa Kỳ dự định thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa lễ này. Một số lo lắng về nguy cơ mắc bệnh của chính mình; những người khác muốn bảo vệ người thân vì các loại bệnh hô hấp rất dễ lây truyền.
11 năm trước, các khoa học gia Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier lần đầu tiên mô tả một phương pháp mới để chỉnh sửa gen, được gọi là CRISPR, trong một bài báo khoa học. Phát hiện mới rất quan trọng và đã giúp cho hai khoa học gia đoạt giải Nobel Hóa học năm 2020: nó có thể thay đổi cách điều trị các căn bệnh di truyền. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2023, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức chuẩn thuận phương pháp điều trị đầu tiên dựa trên công nghệ này ở Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.