Hôm nay,  

Lương Y Như Từ Mẫu

15/05/201200:00:00(Xem: 13637)
(Viết cho tháng của Mẹ)

Ngày trước, các cụ thường nói: “Có gian nan mới biết mặt anh hùng.” Trong cuộc đời thường, ai cũng giống ai, nghĩa là người nào việc nấy, mỗi người đều có những bổn phận riêng tại các vị trí riêng nên khó phân biệt ai thực sự là người tốt, ai khoe khoang, ai “nổ”, ai thích làm ác, hại bạn bè. Nhưng đến khi vào chỗ hung hiểm, gian nguy, thì các đức tính cũng như thú tính đều bộc lộ ra rõ rệt, không thể dấu diếm.

Tháng 4 Đen xẩy đến như một giấc mơ kinh hoàng cho người miền Nam. Tất cả các suy tư, việc làm, đời sống đều bị xáo trộn. Riêng với các Sĩ Quan, Công Chức cao cấp, thì cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn. Tất cả đều bị tập trung vào các trại tù khổ sai mà người ta, với chủ trương muốn tiêu diệt các tù nhân từ từ, đã đặt tên là “trại Học Tập Cải Tạo”. Tại đó, các cấp bậc Tướng, Tá cũng như Bác Sĩ, Kỹ Sư, Giáo Sư, hay Sĩ Quan cấp Úy đều bị cào bằng trong một môi trường đói khổ, lao động triền miên. Nhiều người đã gục ngã vì bệnh tật, vì bị xử bắn, hay tự sát. Những người còn lại cố gắng sống sót để chờ ngày phục hận. Và cũng từ chốn khổ sai đầy ải mà nhân cách con người nổi lên rõ nét. Có những anh hùng, sống hiên ngang, chết cũng lẫm liệt, ngược lại, cũng có những người trở thành yếu đuối, biến chất thành những tên “ăng ten” hèn hạ, bán đứng anh em. Trong số những người vẫn giữ bản chất trí thức của mình, có nhiều vị y sĩ lúc nào cũng thực hiện đúng lời thề Hypocrate khi xưa, đem hết khả năng của mình để cứu đồng đội, thực hiện đúng câu “Lương Y Như Từ Mẫu” trong khi điều kiện làm lương y, có thể nói là vô cùng hạn hẹp hoặc chẳng có chi. Cá nhân người viết bài này đã được cứu sống vài lần từ một số bạn bè y sĩ trí thức đó cho nên mỗi lần đi khám bệnh tại xứ Mỹ đầy tiện nghi này, đặc biệt là ở California với rất nhiều y sĩ Việt Nam, tôi lại nhớ tới những tháng ngày còn ở trong tù, và so sánh những người y sĩ ở đây với những y sĩ trong tù để nhận ra những vị đầy lương tâm chức nghiệp đáng quý trọng hay chỉ làm việc để trả nợ học hành và tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong giới thượng lưu.

Khi còn bị tù đầy lao động ở Trảng Lớn, tôi đã chiêm nghiệm đời sống cũng như những hành vi của các tên bộ đội, quản giáo Cộng sản, và lén viết nhật ký, ghi lại tất cả những diễn biến xẩy ra hàng ngày cũng như những suy tư của tôi về chế độ. Vì đã từng viết tiểu luận trước 1975 về chế độ và sách lược Cộng Sản, đầu óc tôi lúc nào cũng nhớ lại những quyển sách về Cộng Sản, đặc biệt là hai cuốn “Bác Sĩ Zivago” và “Một ngày trong đời của Ivan Denisovich”, cũng như những tài liệu về trại trừng giới Lý Bá Sơ của Cộng Sản. Từ đó mà liên tưởng đến những người Việt đang phải gánh chịu những khổ đau, tang thương khủng khiếp, rồi lại nhớ đến gia đình và hai đứa con, một đứa 4 tuối và một đứa mới 3 tháng, chắc đang bị đuổi đi kinh tế mới, nên tôi bị căng thẳng dữ dội, mặc dầu trước khi ngủ, tôi vẫn luôn ngồi Thiền gần 1 tiếng đồng hồ. Một đêm, đang ngủ, tự nhiên tôi bật dậy, đầu như muốn vỡ tung ra, từng sợi dây thần kinh căng ra tối đa, khiến tôi muốn gào lên. Không biết làm sao hơn, tôi đành đánh thức Bác Sĩ Đoàn Lân, nằm cạnh tôi:

-Lân! Lân! Dậy! Dậy! Sao tôi căng thẳng quá?

Lân đang ngủ say sau một ngày lao động cực nhọc, nhưng nghe tôi gọi, chẳng nói một lời, lụm cụm ngồi dậy, lẳng lặng kéo tay tôi ra ngoài cửa chỗ ngủ ghép bằng toàn vỏ đạn đại bác. Tới bậc cửa, Lân chỉ cho tôi ngồi xuống cạnh anh và bắt đầu kể chuyện linh tinh về anh, về những ngày còn là sinh viên y khoa và đến lúc anh làm y sĩ. Rồi anh kể đến những mẩu chuyện vui về “sex” mà anh nghe được hoặc chứng kiến giữa bác sĩ trực và y tá. Anh cứ kể, tôi cứ nghe đến gần sáng, thì anh hỏi tôi:

-Tỉnh chưa?

Tôi gật đầu, vui vẻ. Những câu chuyện của anh đã làm cho tôi cười quá chừng, nên tâm lý tôi ổn định lại rất nhanh.

Sau đó, môt thời gian, vì vẫn cứ không ngừng suy nghĩ, tôi lại suy nhược. Lần này trầm trọng hơn. Đột nhiên, một buổi sáng, tôi không đứng dậy được và nằm thẳng cẳng, mệt mỏi rã rời, tôi cảm thấy suy nhược đến liệt toàn thân. Bạn tôi không có cách gì cứu cấp, ngoài việc báo cáo với trại, rồi nhìn tôi mà thở dài. Dĩ nhiên, trại không thèm trả lời, vì chủ trương muốn cho một số chết bớt. Tôi cứ nằm nửa sống nửa chết cả tháng trời, tuy mắt vẫn mở, miệng còn thều thào nhưng tay chân không cử động được. Bác Sĩ Đoàn Lân và Bác Sĩ Phượng nằm gần tôi, thấy tôi cứ nằm liệt mãi như thế thì lo lắng quá, và sau nhiều báo cáo mà không đánh động được ai, hai anh bàn nhau cõng tôi lên Trạm xá xin thuốc. Lên đến nơi, tên cán bộ y tế Bắc Kỳ kia cho luôn một phương thuốc độc đáo, “Thuốc khắc phục”, rồi đuổi chúng tôi về. Sau lần cõng thứ hai, sức khỏe tôi suy giảm nhanh chóng, hết nói luôn. Các bạn tôi buồn bã, nghĩ đến chuyện chôn cất tôi. Bác Sĩ Lân sốt ruột quá, vì lương tâm của người y sĩ, không chấp nhận nhìn bạn bè lịm dần rồi ra đi, nên hai anh bảo nhau lại cõng tôi lên Trạm xá lần thứ ba. Lần này, với sự khẩn khoản của Bác sĩ Lân, tên y tá suy nghĩ một lúc rồi nói:

-Ra hái lá xoài non, về nấu cho nó uống, thì khỏi thôi.

Tuy không tin vào phương thuốc này, nhưng chẳng còn cách nào hơn, hai anh suy luận “biết đâu, lá xoài non có Vitamin C nhiều, có thể giúp được chút nào đó”. Và thế là anh Phượng bợ mông, trong khi anh Lân vít hai cánh tay tôi qua cổ vì tôi chẳng còn chút sức lực nào mà ôm cổ anh nữa, hai người lê tôi đến cây xoài ở bộ chỉ huy Trung Đoàn, rồi bỏ tôi xuống đất. Sau khi đã để tôi nằm dài dưới đất, anh Lân xắn tay áo định leo lên, thì vừa lúc ấy, một tay y tá trẻ khoảng hơn 25, 26 tuổi, đi xe đạp ngang qua. Anh y tá này thấy bộ dạng của ba tên cải tạo dưới gốc xoài thì phóng xe đến và quát to:

-Các anh này, làm cái chi dzậy?

Hai anh Lân và Phượng vội báo cáo là làm theo chỉ thị của y tá trạm xá. Người y tá kia, mặc bộ đồ trây di ni lông mới tinh, chắc tịch thu ở trong kho của quân đội Cộng Hòa, ngồi xuống, banh mắt tôi ra và chửi tên y tá trạm xá kia bằng giọng Nam kỳ chắc nịch:

-Đ.M. nó, nó biểu cho uống lá xoài non cho đi ỉa hết thì chết luôn, khỏi làm phiền!

Rồi quay lại hỏi hai anh là ở trại nào, khu mấy, xong rồi bảo hai anh khiêng tôi về, chút nữa sẽ quay lại, cho thuốc.

Đúng như lời nói, khoảng nửa tiếng sau, anh y tá kia trở lại với mấy hũ thuốc bổ gồm Vitamin B12 chích, và mấy ống thuốc viên. Anh Lân vội chạy lại bên tôi và báo cáo bệnh trạng của tôi một lần nữa.

Nghe xong, không nói không rằng, tay y tá banh áo tôi ra, và phóng thẳng vào ngực trái của tôi một mũi B12. Thấy vậy, anh Lân sợ quá, vôi giơ tay cản:

-Báo cáo cán bộ! Cán bộ chích thẳng vào tim như thế, thì bệnh nhân chết liền!

Anh y tá kia dấm dẳng trả lời:

-Đằng nào nó cũng sắp chết rồi, chích vào đây, một là sống, hai là chết luôn!

Nói xong, hắn làm liền. Bác Sĩ Lân nín thở đứng nhìn, chờ tôi thở hắt ra… Nhưng như một phép lạ, tôi vẫn thở bình thường. Nhìn tôi một lúc lâu, anh y tá đứng dậy, gọi lớn:

-Anh Quản heo đâu?

Anh Quản heo, người coi con heo độc nhất của trại, vội chạy đến. Anh y tá ra lệnh:

-Mỗi ngày anh cho anh này một lon cám heo, để nấu nước uống nghe.

Thế là từ đó, mỗi ngày tôi được một lon cám heo, anh em đun trong một cái thùng đạn rồi đổ cho tôi uống, còn tay y tá tập kết kia đều đặn đến chích cho tôi Vitamin, nhưng lần sau thì chích vào vai. Vì thế, chỉ trong một tuần lễ, tôi tỉnh dậy và đi làm như thường, cũng nhờ một Bác Sĩ Cộng Hòa và một Y Tá miền Nam trẻ tuy là bộ đội, nhưng chắc mới tham gia vào quân giải phóng, nên lương tâm chưa bị tiêu diệt, nếu không thì hôm nay không có bài viết này.

Số mệnh tôi chưa tha cho khỏi bệnh nặng trong tù. Lần này kinh khủng không kém. Hôm đó, tôi đi làm rừng, bị vướng phải một cái gai nhọn của cây mây, trầy da bắp đùi một khoảng chừng 1 cm. Đã quen với mọi tai nạn lao động, sứt sát thân thể hoài, nên tôi chẳng thèm để ý. Vết trầy từ từ đóng vẩy. Vài ngày sau, khi chặt cây làm đường, đang khỏe mạnh như voi, tự dưng tôi lên cơn sốt kịch liệt. Chỉ kịp nói mấy chữ, “Ê, các bồ ơi! Sao tôi thấy người tự dưng nóng quá”, là tôi muốn ngã ra sau. Các bạn vội dìu tôi về láng. Về đến nơi, thì một anh bạn, Đại Úy Quân Y Trương Đăng Hiếu, chạy đến. Anh lật ống quần tôi lên và phán một câu xanh rờn:

-Chết rồi! Mày bị hoại huyết rồi! Phải cưa chân gấp, kẻo chết!

Tôi cố gượng ngồi lên nhìn vào cái chân phải của mình. Buổi sáng chân tôi còn trắng bình thường vậy mà chỉ trong ba tiếng đồng hồ, đã đen thui như cây củi, với những lằn xanh thẫm, tím ngắt chạy dài từ ngón chân đến đầu gối!

Chẳng biết nói sao, tôi gượng cười nhìn Hiếu:

-Mày nói sao? Tao phải cưa ngay hay sao?

Hiếu trả lời dõng dạc:

-Nhất định rồi, vì ở đây không có trụ sinh. Nếu có Penicilline cực mạnh thì may ra. Còn không thì phải cưa trước khi nó chạy lên háng. Tới đó thì trời cứu!
Suy nghĩ trong giây lát, anh vội vã:

-Để tao chạy lên trạm xá, cố năn nỉ xem sao.

Một lúc sau, anh chạy về, nhăn nhó:

-Tao lạy nó mãi, nó chỉ bảo về chuẩn bị cưa sống, nghĩa là không có thuốc tê, thuốc mê gì hết. Một tay chuyên cưa xẻ đang đi kiếm cái cưa nhỏ hơn để xuống cưa chân mày!

Tôi nhún vai:

-Thì đành chịu vậy thôi, biết làm sao?

Hiếu lại suy nghĩ, rồi vừa nói vừa chạy:

-Tao đi khắp trại xin anh em, may ra có tên nào có thuốc.

Nói xong, Hiếu chạy đi từng láng, kể lể và xin xỏ. Chừng nửa tiếng sau, Hiếu chạy về, hổn hển:

-Tao xin được một mũi Penicilline và một mớ trụ sinh đây, mỗi người cho 1,2 viên, chẳng cần biết là thuốc gì, mày cứ nuốt hết, ít nhất là 20 viên một lượt cho tao.

Rồi vị lương y này đè tôi ra chích liền, sau đó lấy ly nước, đổ vào tay tôi một nắm thuốc đủ loại. Tôi nuốt ực hết cả nắm thuốc ấy, rồi nằm xuống chờ đợi. Hiếu đi ra đi vào, cứ một lát lại lật quần tôi lên coi. Còn tôi, vừa mệt vừa bị phản ứng thuốc đủ loại, nên thiếp đi. Đang mơ màng, tôi bỗng giật mình vì bị Hiếu lay dậy:

-Dậy! Dậy! Mày khỏi rồi!

Hiếu chỉ cho tôi coi cái cẳng chân của tôi đã bớt thẫm mầu, thay vì đen tím, bây giờ đã chỉ còn hồng hồng! Tạ ơn Trời và cám ơn anh em, cám ơn Bác Sĩ Hiếu, nhờ một lô thuốc linh tinh đó mà chân tôi đã thoát nạn bị cưa sống! Tưởng tượng đến cảnh bị nhét giẻ vào mồm, tay chân bị trói vào giường, để nghe tiếng cưa khọt khẹt trên đầu gối tê buốt của mình, tôi rợn xương sống!

Tai nạn chưa ngừng đến với tôi, và một lần nữa, lại nhờ đến các lương y – từ mẫu khác cứu mạng. Khi còn ở K30, Suối Máu, gọi là trạm xá, tôi ngủ chung phòng với mấy bác sĩ, gồm Bác Sĩ Lương Tấn Lộc, Nguyễn Trọng Dực, Trương Đông, Phạm Thanh Nhân, Lê Hồng Khánh, Thân Trọng Đàm, và Nha Sĩ Bùi Duy Đào. Hồi đó, tôi phải nắm than bùn để nấu bếp. Hằng ngày, tôi vẫn đứng chân trần trên bùn đen và xui xẻo, bị chú vi khuẩn nào đó trong bùn chui vào kẽ ngón chân tôi, làm một cái mạch lươn sâu hoắm từ khe ngón chân vào tới gần giữa bàn chân. Nhưng chú vi khuẩn ác độc này lại không hoành hành ngay mà “khép cửa” lại nên tôi không thấy cảm giác chi cả, cho đến khi tự nhiên thấy buốt giữa hai khe ngón chân, tôi lật chân lên xem thì chỉ thấy một cái vẩy nhỏ xíu mầu vàng. Sau đó, thì đột nhiên lên cơn sốt nặng! Tôi ú ớ hỏi một vị Bác Sĩ, Nghị Sĩ thời cụ Diệm, là người nằm bên cạnh tôi:

-Bác ơi! Sao cháu nóng quá? Mà chân đau buốt tới óc?

Ông Bác Sĩ già, vẫn là người y sĩ khám bệnh chính cho các tù nhân, tửng tửng trả lời:

-Bây giờ là quá 5 giờ rồi, hết giờ tôi làm việc! Chờ ngày mai, tới giờ làm việc, tôi coi cho!

Nói xong, ông bỏ đi ra ngoài sân! Trời đất! Lương Y như Từ mẫu thế này ư? Tôi đành ú ớ, ngoắc bác sĩ Lộc:

-Lộc ơi! Tôi nóng quá, chân tôi buốt…

Lộc bước nhanh lại, sờ đầu tôi và la lên:

-Ê, có ai đó có Aspirin không, Tiến nóng quá trời! 40 độ chứ không ít!

Rồi anh hốt hoảng gọi ầm ĩ:

-Ai lấy chậu nước lạnh đây! Mang theo cái khăn, lại đắp đầu cho Tiến, mau lên!

Nhân, cậu còn Aspirin không? Đưa tớ hai viên gấp!

Bác Sĩ Nhân chạy lại với ly nước, rồi bóp miệng tôi cho trôi hai viên thuốc xuống, xong rồi vạch chân tôi ra xem thật kỹ rồi kêu lên:

-Tiến bị mạch luơn rồi!

(Bác sĩ Nhân là người đã điều trị cho anh Võ văn Văn, người bị cai ngục bắn xuyên qua đầu gối. Hôm đó, Nhân đã dùng một cái găng tay ny lông thọc vào lỗ thủng ở đầu gối của anh Văn và cò cưa kéo qua kéo lại từ bên này qua bên kia để lôi những chỗ thịt bị đạn bắn nát ra ngoài trong khi tôi đứng cạnh dùng quạt, quạt lũ ruồi cứ bu lại chỗ máu.)

Bác sĩ Khánh, chuyên viên giải phẫu, nghe la, chạy lại, lật chân tôi lên ngắm nghía. Khánh đã từng mổ sống, lấy ra một cục bướu bằng quả chanh ở lưng một người bạn, không có thuốc tê, chỉ có môt thầy châm cứu, ngồi day day các đầu kim. Khánh nhìn chân tôi rồi nói ngay:

-Các cậu đưa tớ bông băng và một cái kéo gấp! Một chai cồn 90, một kim chích nữa!

Sau khi đồ nghề đầy đủ, Bác sĩ Khánh ra lệnh:

-Để Tiến lên giường mổ! Lấy giây cột tay chân xuống giường! Nhân! Đè hai chân! Lộc! Đè hai tay và đầu!

Hai vị lương y kia tăm tắp làm theo. Tôi vừa bị trói, vừa bị đè xuống như con heo. Khánh dùng kéo chọc ngay vào chỗ vẩy, rồi giật ra, xong rồi cứ dùng mũi kéo, cắt cắt gọt gọt những miếng thịt chung quanh chỗ thối. Tôi đau thấu trời xanh, cứ gồng người lên, khiến hai lương y kia phải hè nhau dùng hết sức đè tôi xuống! Nỗi đau khủng khiếp tăng lên cao nhất khi Khánh rút an-côn vào kim chích và bơm thật mạnh vào trong cái mạch lươn, chui tuốt vào gan bàn chân tôi. Dòng an-côn cứ thế cắm phập vào mọi tế bào trong lòng bàn chân của tôi mạnh hơn súng bắn! Tôi muốn hét lên nhưng Lộc nằm đè lên tôi và bịt cả mồm tôi, không cho tôi la, hai tay Lộc bám chặt vào hai thành giường sắt chuyên dùng để mổ, khiến tôi gần như ngạt thở. Sau khi bơm cồn vào để diệt trùng, Khánh lại bơm thuốc đỏ vào để bảo vệ chỗ mổ, rồi lấy bông gòn tẩm thuốc mỡ kháng sinh, vừa xoáy vừa nhét bông vào cái lỗ sâu hoắm đó.

Cuộc giải phẫu sống, không thuốc tê này được thực hiện bởi ba vị lương y chuyên nghiệp, nên hoàn tất tốt đẹp. Chỉ một ngày sau, tôi đã đi lại được, dù còn cà nhắc vì đau…

Những cơn đau đó đã để lại dấu ấn trong lòng tôi không sao quên được, nhất là vì lương tâm của những lương y, dù bị mất chức mất quyền, vẫn không quên lời thề cứu người. Dĩ nhiên, cũng không thể quên, có một số người mang danh Bác sĩ Y khoa mà lạnh lùng như khối thép, hoặc có cả một vị tình nguyện làm ăng tên cho địch. Một anh y sĩ làm nhà trưởng, bắt anh em làm chêt bỏ để được cán bộ khen…Nhưng thôi! Đời mà! Có sáng thì phải có tối! Có ban ngày thì phải có ban đêm. Vậy chỉ có một điều cần nhớ là là tình người, tình chiến hữu Cộng Hòa luôn tỏa sáng mãi mãi, dù trong đường hầm tối đen không tương lai…

Chu Tất Tiến
Tháng Năm 2012.

Ý kiến bạn đọc
15/05/201223:07:55
Khách
Bài viềt này nói lên dược tấm lòng cao đep của người y sĩ VNCH.
Cám ơn tác giả CTT đã tường thuật lại những câu chuyện đời ông cho độc giả gần xa cùng tỏ tường.
15/05/201218:40:29
Khách
Thưa Ông Người Quét Rác,
Cám ơn ông đã góp ý. Như ông đã biết, cuộc đời là một tổng hợp Ánh sáng và Bóng tối, Tốt và Xấu. Cho nên, giữa những người Y Sĩ, có cả Từ Mẫu lẫn Ác Mẫu, Dì Ghẻ.... Đó là sự thực mà con người phải đối diện, chúng ta làm sao mà phủ nhận được. Vậy, thôi, đành nhờ đến Trời - Thần Công Lý, duy trì xã hội trong tầm mức an toàn để cho chúng ta được sống khoẻ, sống vui, và sống hạnh phúc.
Kính chúc ông nhiều sức khoẻ và an vui.
15/05/201214:54:38
Khách
Cám ơn anh CTT về bài viết nầy. Tôi cũng là cưu quân nhân và cũng có nhiều dịp đối mặt với các vị quân y sĩ của miền Nam trong chiến trận cũng như tại Tổng y viện C.H khi ngã ngựa trước kia.
Họ đúng là những "Lương y như từ mẫu"
Còn bây giờ là thời bình và tại nơi đất nước bình an nầy. Anh nghĩ như thế nào về nhóm cụm từ nầy về các vị đang hành nghề y, dược ?.
Rất có thể nào anh cho một một viết chân thật những gì anh nhận xét hay nghe nói về việc hành y của những vị nầy và những lời thề với thần Hypocrate khi ra trường của họ. Tôi sẽ đưa thêm bằng chứng người thật, việc thật của chính cá nhân hay người quen với việc hành y của những vị nầy.
Theo ý kiến cá nhân của tôi. Hầu hết đã để lại lời thề đó sau buổi lể ra trường cho thầy hay bức tượng của Hypocrate. Có lẽ cũng còn sót lại rất ít người như B/S Thế ở khu Bolsa mà nhiều người hối tiếc khi ông ra đi vĩnh viển.
Các vị B/S hiện tại hầu hết đều nhớ rất rõ lời thề với cố TT "Franklin" , "Grant", ""Jacson"...Còn Hypocrate chỉ còn trong kinh cựu ước mà thôi.
Người quét rác.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.