Hôm nay,  

Khi Đường Huyết Cao

21/04/201200:00:00(Xem: 26688)
Bs Thú y Nguyễn Thượng Chánh & Ds Nguyễn Ngọc Lan

Phần đông những người trung niên tuổi từ 45 tuổi trở lên thường có hàm lượng đường huyết hơi cao hơn mức bình thường, nhưng vẫn còn thấp hơn mức của bệnh tiểu đường thật sự.

Khoa học gọi đây là tình trạng tiền tiểu đường (prediabetes).

Prediabetes không có biểu hiện ra bằng triệu chứng rõ rệt nào, cho nên chúng ta không bao giờ biết được nếu không đi thử máu.

Nếu không thay đổi cách sống, thì tình trạng prediabetes sẽ chuyển thành bệnh diabetes type II trong khoảng thời gian 10 năm.

Tháng 4/2012, các nhà khoa học cho biết là tình trạng đường huyết cao sẽ làm tổn hại đến tế bào thần kinh chuyên sản xuất chất dopamine trong não và có thể đưa dẫn tới bệnh Parkinson.

(Trois-Rivières) - Le Laboratoire de recherche en neurobiologie cellulaire de l'Université du Québec à Trois-Rivières vient d'établir un lien étonnant entre l'hyperglycémie chez les personnes prédiabétiques ou diabétiques et le développement des maladies neurodégénératives, en particulier la maladie de Parkinson.

tieu_duong_thu_mau

Luôn luôn cảnh giác bệnh tiểu đường.
Des tests réalisés sur des souris dans le laboratoire dirigé par la professeure Maria-Grazia Martinoli démontrent en effet que l'hyperglycémie (ou taux de sucre sanguin trop élevé), induit la mort de certaines cellules du cerveau responsables de la coordination des mouvements.

Nouvel liste 10/avril/2012. Lhyperglycémie liée au Parkinson.
http://www.cyberpresse.ca/le-nouvelliste/sante/201204/10/01-4513765-lhyperglycemie-liee-au-parkinson.php

Có thể bạn đang bị prediabetes rồi nhưng bạn không biết đó thôi!

Nếu bạn không đi thử máu thì không thể biết được.

Prediabetes là bước đầu dẫn tới bệnh diabetes thật sự!

Nếu bạn càng có một hoặc nhiều yếu tố sau đây, thì nguy cơ bạn có thể sẽ bị bệnh tiểu đường càng gia tăng gấp bội:

- trên 45 tuổi;

- trong gia đình đã có người bị bệnh diabetes rồi (first degree family history of diabetes);

- trong quá khứ đã từng bị tiểu đường lúc mang thai (gestational diabetes) hoặc đã sanh cháu bé nặng trên 4kg... Thường thì bệnh sẽ hết sau khi sanh, nhưng có thể bệnh sẽ xuất hiện trở lại ở lúc nào đó trong tương lai;

- có body mass index BMI từ 25 trở lên;

- có hội chứng noãn đa nang (polycystic ovary syndrome PCOS);

- có nếp sống ù lì (sedentary) hoặc thiếu vận động thể thao thể dục;

- có dấu hiệu của hội chứng biến dưỡng (metabolic syndrome);

- có dấu hiệu biến chứng khác liên hệ với bệnh tiểu đường thí dụ như bệnh tim mạch, vân vân;

- đang sử dụng thuốc trị bệnh tâm thần phân liệt schizophrenia (được biết các loại thuốc nầy làm cho bệnh nhân bị béo phì và rất dễ bị bệnh tiểu đường).

- thuộc thành phần các sắc dân Indian Bắc Mỹ, Latino Nam Mỹ, Phi Châu, Á Châu và các thổ dân sống trên các đảo Thái Bình Dương (pacific island).
Tình trạng tiền tiểu đường cũng còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau.

Danh từ “prediabetes” là một danh từ được đặt ra do sự chẩn đoán lâm sàng, tương đối còn rất mới mẻ và đã được sử dụng lần đầu tiên năm 2002 bởi hai cơ quan The US Department of Health and Human Services và The American Diabetes Association, với mục đích chính là để nhấn mạnh vào việc phòng ngừa bệnh tiểu đường đã không ngừng gia tăng trong dân chúng Mỹ.

Tùy theo test thử nghiệm mà prediabetes còn được gọi bằng những tên khác nhau như tình trạng xáo trộn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance IGT) hoặc tình trạng xáo trộn glucose lúc bụng đói (impaired fasting glucose IFG).

Những tình trạng nầy là những cảnh báo của bệnh diabetes type II trong tương lai với biểu hiện chính là đường huyết glycemia rất cao, đồng thời kèm theo hiện tượng đề kháng insulin (insulin resistance).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2003 có lối 194 triệu người bị bệnh tiểu đường trên thế giới. Số nầy sẽ tăng gấp hai vào năm 2025.

Diabetes có thể gây ra những biến chứng như mù lòa (rétinopathie diabétique), viêm loét (ulcération) bàn chân có thể phải bị cưa, suy thận (insuffisance rénale), bệnh chứng về thần kinh (neuropathie), và bệnh chứng về tim mạch (cardiopathie) có thể đưa tới tử vong nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Tại Việt Nam, hiện có trên 2 triệu bệnh nhân bị tiểu đường, chiếm 4.4% dân số thành thị.

Tại Canada, ước lượng có vào khoảng 1,8 triệu người bị diabetes type II, tương đương với 8% dân số trưởng thành.

Riêng tại Hoa Kỳ, có thể có đến 54 triệu người tuổi từ 45 đến 74 đang ở trong tình trạng prediabetes.

** Nếu bạn đang ở trong tình trạng prediabetes, rất có thể bạn cũng có hội chứng biến dưỡng.

Để xác định được hội chứng biến dưỡng, thì phải hội tụ đủ 3 dấu hiệu trong số các dấu hiệu sau đây:

- đường huyết lúc bụng đói bằng hoặc cao hơn 6.1mmol/L;

- mập bụng và vòng bụng đo nơi rún trên 102cm nếu là đàn ông và trên 88cm nếu là đàn bà;

- hàm lượng triglycerides trong máu lúc bụng đói bằng hay trên 1.7mmol/L;

- hàm lượng HDL (tức loại cholesterol tốt): thấp hơn 1.0 mmol/L ở đàn ông và dưới 1.3 mmol/L ở đàn bà;

- huyết áp động mạch bằng hay cao hơn 130/85.

Prediabetes dẫn đến những hậu quả gì?

Theo thời gian, prediabetes sẽ dẫn đến diabetes thật sự hoặc bệnh tim mạch như đau thắt ngực angine, nhồi máu cơ tim infarctus, nghẽn mạch, vân vân.

Triệu chứng sẽ trầm trọng hơn gấp bội nếu có hội chứng biến dưỡng kèm theo.

Làm sao biết được mình đã bị prediabetes?

Tình trạng prediabetes không có một biểu hiện lâm sàng rõ rệt nào hết nếu không thử máu để đo mức đường glucose của mình.

Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cho thử loại test nào.

Có hai loại tests có thể được thực hiện:

+Test 1: test glucose lúc bụng đói (Fasting Plasma Glucose Test)

-test được thực hiện lúc sáng sớm sau khi bạn phải nhịn ăn qua đêm trước đó ít nhất là 8 tiếng đồng hồ.

-nếu đường huyết glycemia đo được từ 110 tới 125mg/dl (6.1-6.94mmol/L) có nghĩa là có sự xáo trộn glucose lúc bụng đói (impaired fasting glucose): tình trạng prediabetes

-nếu glycemia từ 126mg/dl hay 7mmol/L trở lên: bệnh diabetes

+Test 2: test glucose sau khi ăn (Two hour oral glucose tolerance test hay glycémie provoquée)

-bạn được cho uống 75g glucose và ngồi lại trong phòng chờ, và máu được rút ra để đo đường huyết sau đó 2 tiếng đồng hồ.

-nếu hàm lượng glucose nằm ở giữa giới hạn 140-199mg/dl (7.78-11.06mg/L) có nghĩa là có hiện tượng xáo trộn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance): tình trạng prediabetes.

** Nếu bị prediabetes rồi, thì mỗi năm bạn cần phải làm test lại để theo dõi sự tiến triển của nó. Trong giai đoạn nầy, bác sĩ chỉ khuyên bệnh nhân nên ăn uống cho kỹ lưỡng và nhớ tập thể dục đều đặn mà thôi chớ chưa cần phải uống thuốc.

Cũng có trường hợp sau một thời gian đã thay đổi cách sống + ăn uống kỹ lưỡng + tập thể thao thể dục đều đặn rồi, mà hàm lượng đường huyết vẫn tiếp tục gia tăng mãi đồng thời bạn cũng có dấu hiệu liên hệ đến bệnh tim mạch, thì bác sĩ sẽ kê toa cho bạn thuốc uống để ổn định đường huyết... Thuốc thường được thấy ghi là Metformine (Glucophage) thuộc nhóm biguanides giúp làm giảm glucose do gan sản xuất ra và đồng thời tăng việc hấp thụ glucose tại các cơ.

http://www.agencesss04.qc.ca/Diabete/pages/PDFs/Module1.pdf

Tại sao đường huyết tăng?

Một chế độ dinh dưỡng nhiều nhiệt năng calories hoặc nhiều chất bột đường carbohydrates cộng thêm một nếp sống ù lì thiếu vận động, là những nguyên nhân chính làm gia tăng đường huyết cao hơn bình thường.

Các chất bột đường như cơm, ngũ cốc khi ăn vào sẽ được chuyển ra thành đường glucose để sau đó được hấp thụ vào máu.

Mỗi loại bột đường đều có một chỉ số đường huyết (glycemic index GI) khác nhau.

GI là vận tốc chuyển hóa của một chất bột đường carbohydrate thành glucose để vào máu.

Một thức ăn có GI càng cao thì đường huyết càng tăng nhanh.

Ngược lại, một thức ăn có GI thấp thì đường huyết sẽ tăng chậm.

Sự tăng đường lượng quá nhanh (glucose spike, hyperglycemia) sau khi ăn khiến tụy tạng cũng phải tiết nhanh và thật nhiều hormone insulin (hyperinsulinemia) để kịp đem glucose vào tế bào để sử dụng và đồng thời để kịp kéo đường lượng xuống ở mức bình thường.

Sự kiện đường huyết tăng giảm lên xuống không ngừng thường xuyên như cái yo yo nầy trong một thời gian lâu dài, sẽ khiến tụy tạng yếu đi và insulin giảm tác dụng dễ gây ra tình trạng insuline bị đề kháng (insulin resistance).

Đây là tình trạng thường gặp ở những người hay uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường (coca, pepsi, soda, v.v...), hoặc thích ăn ngọt hay ăn bánh trái làm từ bột tinh chế.

Họ ăn nhiều và ăn quá thường xuyên. Lâu ngày thì xảy ra tình trạng xáo trộn dung nạp glucose khiến đường huyết càng ngày càng tăng cao hơn bình thường. Tình trạng nầy là prediabetes.


Thay đổi cách sống có thể làm đảo ngược lại tình trạng prediabetes

Các nhà khoa học đều khẳng định việc thay đổi cách sống như ăn kiêng hay ăn vừa đủ nhu cầu cộng với việc vận động thể thao thể dục thường xuyên, sẽ làm chậm lại hay chặn đứng lại sự tiến triển của prediabetes và thậm chí đôi khi cũng còn có thể đảo ngược làm đường huyết trở lại ở mức bình thường nữa.

Diabetes và Parkinson có thể có liên hệ với nhau?

Bệnh Parkinson là bệnh do sự rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương. Triệu chứng xuất phát từ sự suy yếu khả năng vận động, lời nói và một số các chức năng khác.

Bệnh nhân biểu lộ sự cứng cơ và run cơ và có dáng đi khó khăn bất thường.

Tất cả đều bắt nguồn từ sự mất quân bình trong sự hình thành và phân phối chất dopamine của các tế bào chuyên biệt trong não bộ.

What is Parkinsons disease?
http://www.pdf.org/en/about_pd?gclid=CKaPyKjPwa8CFcJM4AodeAOuxw

Một khảo cứu thực hiện tại Đài Loan cho thấy bệnh tiểu đường Diabetes có nguy cơ làm tăng 1.3 lần sự xuất hiện ra bệnh Parkinson. Nguy cơ cao nhất được thấy ở phụ nữ và ở lớp người trẻ tuổi.

Như đã nói trên, bệnh Parkinson xuất hiện khi chất dopamine trong não bị xáo trộn hay không còn hữu hiệu nữa.

Trong bệnh Diabetes type II, hiện tượng đề kháng insuline (insulin resistance) đã ngăn trở việc sử dụng insuline trong những vùng xung yếu nhất của cơ thể chẳng hạn như vùng não, gây luôn ra sự xáo trộn chức năng của dopamine, và làm phát sinh ra bệnh Parkinson từ đó.

Kết quả khảo cứu đăng tải trong trang mạng Diabetes Care đã cho thấy rõ thêm mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường Diabetes và bệnh Parkinson.

Riêng đối với bệnh nhân lớn tuổi bị tiểu đường, khảo cứu cho biết sau 15 năm số bịnh nhân bị Parkinson cũng rất ít.

Nhưng theo hai nhà khảo cứu Sun và Li, bệnh nhân tiểu đường không nên quá lo về bệnh Parkinson vì nguy cơ xuất hiện bệnh nầy rất thấp, và chỉ cần tuân hành theo các chỉ dẫn của bác sĩ trong bệnh Diabetes mà thôi.

Researchers have speculated on the potential reasons for the diabetes-Parkinson's link, and they suspect there might be certain biological mechanisms that contribute to both conditions.

One possibility is chronic, low-level inflammation throughout the body, which is suspected of contributing to a number of chronic diseases by damaging cells. There might also be a common genetic susceptibility to both diabetes and Parkinson's.

But even if people with diabetes have a relatively elevated risk of Parkinson's, it's still a low risk, Sun and Li pointed out.

The researchers on that study said that people with diabetes should simply continue to do the things already recommended for their overall health -- like eating a well-balanced diet and getting regular exercise.

Sun and Li agreed with that advice. "There is no need for patients with diabetes to worry too much about the development of Parkinson's disease," they said

Amy Norton (Reuters Health) Apr 4/2012. More evidence ties diabetes to Parkinsons risk
http://www.reuters.com/article/2012/04/04/us-diabetes-parkinsons-idUSBRE8330TY20120404

Làm sao phòng ngừa prediabetes?

Cách phòng ngừa tình trạng tiền tiều đường /tiểu đường type II:

+ trước nhất là phải chọn một nếp sống lành mạnh;

+ bỏ thuốc, làm giảm cân nếu trường hợp bệnh nhân đang mập phì sẵn;

+ hạn chế hoặc kiêng cữ dầu mỡ, đồ ngọt, chất bột đường hay thức ăn làm từ bột quá tinh chế (refined);

+ dùng nhiều trái cây, ngũ cốc, đậu, hạt, rau cải chứa nhiều chất xơ...

+ sau cùng là chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp, tránh ăn quá nhiều chất bột đường có GI cao trên 72 chẳng hạn như cơm trắng hạt dài, xôi nếp, khoai tây đút lò, bánh mì baguette...

**Điều nên biết: bớt ăn cơm là tốt nhất!

Cơm là chất bột đường…Sau khi ăn, cơm được chuyển ra thành glucose để vào máu. Tùy theo loại gạo mà đường huyết glycemia tăng nhanh hay chậm. Mỗi một loại gạo có một chỉ số đường huyết GI khác nhau.
http://www.ajcn.org/cgi/content/abstract/39/3/388

Gạo tinh chế và các loại gạo nào có hàm lượng amylose thấp thì có GI cao.

GI càng cao thì đường huyết càng tăng nhanh. GI từ 72 trở lên được xem là cao.

Thí dụ: Gạo trắng hạt dài (72) - Gạo tấm broken rice (86) - Instant rice (90) - Nếp (98) - Gạo thơm jasmine hạt dài (109)…Đã có nhiều khảo cứu cho biết là gạo trắng hạt dài (long grain) là một trong nhiều nguyên nhân làm tăng đường huyết lên rất nhanh.

Vậy nếu chúng ta đang có vấn đề không ổn định đường huyết thì nên chọn dùng những loại thực phẩm nào có chỉ số đường huyết GI thấp để tránh đường huyết tăng lên chậm.

Thí dụ: Gạo Basmati (55) - Doongara clever rice (54) của SunRice Australia - Gạo lức Brown rice (50).

Katherine Harmon. White rice raises risk of type 2 diabetes

http://www.scientificamerican.com/blog/post.cfm?id=white-rice-raises-risk-of-type-2-di-2010-06-14

Tháng 6/2010, một khảo cứu của Harvard School of Public Health có cho biết việc thay thế gạo trắng hạt dài tinh chế bằng gạo lức brown rice giúp làm giảm thiểu phần nào nguy cơ xuất hiện bệnh tiểu đường type 2.

Replacing White Rice With Brown Rice or Other Whole Grains May Reduce Diabetes Risk
http://www.sciencedaily.com/releases/2010/06/100614161349.htm

Một vài thí dụ về glycemic index (GI) ở một số sản phẩm thường dùng

*/ GI thấp dưới 55

Đậu nành - đậu phọng (15), đậu xanh (30), đậu trắng (38), đậu đỏ (40), sữa bò (30), yogurt (35), cam (40), pomme (39), biscuit khô (55), bột lúa mạch oat (50), bún (35), gạo Basmati có nhiều amylose (50), carotte tươi (35), fructose (20), gạo lức - đậu petit pois - khoai lang - bánh mì multigrain - pain au son (45), rau cải xanh - tomate - cà tím - ớt xanh - hành tỏi nấm rơm (10), bưởi (22), trái poire (36), khoai mỡ (51), pêche tươi (28), nước pomme (48), nho tươi (43).

*/ GI trung bình từ 56 - 69

Cà rem (59), nước cam lon (65) chuối chín (62), đu đủ (60), bánh mì wholemeal bread (69), trái kiwi (58), nho khô (64), đường cát sucrose-saccharose (65), khóm (66).

*/ GI cao từ 70 trở lên

Carotte nấu chín (85), dưa hấu (72), bí rợ (75), corn chip (72), white bread (70), gạo trắng hạt dài (72), gạo tấm broken rice (86), nếp (98), mật ong (90), các loại cereal corn flake (80), pepsi cola (70), instant rice (90), khoai tây nấu chín (70), khoai tây đút lò - khoai tây chiên (95), bánh mì baguette (95), beer maltose (110).

Kết luận

Tình trạng tiền-tiểu-đường prediabetes rất là âm thầm lặng lẽ và không biểu lộ ra ngoài bằng một triệu chứng nào cả.

Nó rất quan trọng nhất là đối với các bạn đang bước vào tuổi trung-niên.

Vậy, chúng ta nên xin đi thử máu mỗi năm ít nhất một lần.

Biết để mà thay đổi cách sống, để còn kịp thời đề phòng hay cũng để còn kịp thời chữa trị, vân vân.

Nếu còn chần chờ để đến khi bệnh diabetes type II đã xuất hiện rồi, thì e rằng…cũng hơi bị trễ vì không thể làm đảo ngược nó lại được, và chỉ còn cách là phải uống thuốc hoặc chích hormone insulin suốt đời mà thôi, thì rất ư là phiền phức lắm chớ cũng chẳng phải chơi đâu./

Tham khảo:

-Bs Nguyễn thượng Chánh: Nhớ cơm
http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-163571/

-David Mendosa:The Glycemic index list
http://www.mendosa.com/gilists.htm

-Frequently Asqued Questions About Prediabetes; American Diabetes Association.
http://www.diabetes.org/pre-diabetes/faq.jsp

-Prediabetes - A lurking danger; Healthy foundations
http://www.kadlecmed.org/about/newsletters/healthy/241.pdf

-Janette Brand Miller et al: Rice: a high or low glycemic index food?
http://www.kadlecmed.org/about/newsletters/healthy/241.pdf

-Lin PY, Nhung BT et al: Effect of vietnamese common diet on blood glucose level in adult females; J. Nutr Sci Vitaminol (Tokyo). 2007 Jun; 53(3):247-52
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17874830?ordinalpos=3&itool=EntrezSystem2.PEntrez.Pubmed.Pubmed_ResultsPanel.Pubmed_RVDocSum

-High glycemic index carbohydrates associated with risk for developing type 2 diabetes in women; JAMA and Archives Journals(2007, nov 27) http://www.sciencedaily.com/releases/2007/11/071126162554.htm

-American Diabetes Association-Diabetes and Risk of Parkinsons Disease. A systemic review and meta analysis
http://care.diabetesjournals.org/content/34/12/2614.short?rss=1

-Yu Sun MD, PhD et als-American Diabetes Association. Diabetes Care march 19, 2012. Risk of Parkinson Disease Onset in Patients With Diabetes. A 9-years population-based cohort study with age and sex stratifications.
http://care.diabetesjournals.org/content/early/2012/03/13/dc11-1511.abstract?cited-by=yes&legid=diacare;dc11-1511v1

Montreal, 2012

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.