Hôm nay,  

Phương Pháp COUÉ: ‘Mỗi Ngày, Về Mọi Khía Cạnh Tôi Đều Tốt Thêm Lên Mãi’

07/10/201100:00:00(Xem: 6159)
Phương Pháp COUÉ: ‘Mỗi Ngày, Về Mọi Khía Cạnh Tôi Đều Tốt Thêm Lên Mãi’

emile_coue-large-contentÉmile Coué.

Nguyễn thượng Chánh, DVM
Ai cũng đều biết tinh thần lạc quan và tư duy tích cực rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi người chúng ta
Video: La Méthode Coué
http://www.youtube.com/watch"v=OSHNy1-6wGw
***
Cách nay 100 năm, Émile Coué (1857-1926) một nhà tâm lý học và đồng thời cũng là một dược sĩ Pháp đã đề xướng ra phương pháp tư tưởng tích cực (pensée positive) để cải thiện sức khỏe. Đây là một phương pháp đơn giản và rất dễ thực hiện. Theo nhiều người cho biết nó tỏ ra rất hiệu nghiệm.
Thuở đó, Pháp đã sôi động lên trước khám phá mới mẻ nầy của Émile Coué. Các khóa học rèn luyện nhân cách (coaching) theo phương pháp Coué đã được mở ra khắp nơi chẳng khác gì phong trào thiền và tập dưỡng sinh của chúng ta ngày hôm nay. Tuy vậy bên cạnh đó, lời bôi báng, chế giễu cũng không phải là ít.
Nhìn chung, ngày nay phương pháp Coué là nền tảng trong các trị liệu pháp tâm lý cũng như trong vấn đề rèn luyên nhân cách.
Chánh trị gia, lực sĩ và sinh viên v,v…cũng thường áp dụng phương pháp Coué để giúp họ tăng thêm lòng tự tin và niềm hy vọng.
Năm 2008, trong thời gian vận động tranh cử, Thượng nghị sĩ Barack Obama đã đọc một bài diễn văn để đời tại New Hampshire. Trong lúc phát biểu, ông ta không ngớt nhấn mạnh và gằn từng tiếng một YES I CAN. đầy tự tin và cương quyết tại nhiều đoạn xung yếu.. Bài diễn văn trên đã đi sâu vào lòng đa số dân Mỹ. Đây rõ ràng là phương pháp.
Video: Remarks of Senator Barack Obama after New Hampshire Primary.
http://www.reobama.com/SpeechesJan0808.htm
Đây là phương pháp tự kỷ ám thị có ý thức (auto suggestion consciente)
(Bên nhà có tác giả đã dịch là ám thị cảm xạ.)
Phương pháp có ích lợi trong việc phát triển và trau dồi nhân cách, cải thiện tâm thần và thể chất. Nhiều nhà khoa học cho rằng phương pháp Coué dựa trên nguyên tắc tác dụng vờ (effet placebo). Placebo là tác dụng trị liệu của một chất bình thường (thí dụ nước hay bột) vô thưởng vô phạt, không có chứa một dược liệu nào cả (giả dược). Bác sĩ trao cho bệnh nhân và quả quyết đây là thuốc hay, uống vào sẽ hết bệnh ngay. Bệnh nhân tin tưởng vào lời nói của nhà chuyên môn và được lành bệnh thật sự. Không phải tác dụng placebo lúc nào cũng có thể xảy ra, nhưng về mặt y khoa đây là chuyện thật. Tại sao" Không ai có thể giải thích.
1-Khi ý chí (volonté) và sự tưởng tượng (imagination)tranh chấp nhau thì chắc chắn là trí tưởng tượng sẽ luôn luôn thắng thế.
Quand la volonté et l'imagination sont en lutte c'est toujours l'imagination qui l'emporte sans aucune exception.
Thí dụ: lấy tấm ván có bề ngang 25cm dài 10 mét để dưới dất. Chúng ta bước đi trên đó không khó khăn từ đầu nầy tới đầu kia.
Ngược lại, nếu đem bắt ngang giữa hai nóc nhà cao 20 mét thì chắc chắn là chúng ta sẽ té sau vài bước chân.
Trường hợp thứ nhất chúng ta đi được dễ dàng vì sự tưởng tượng cho biết là chúng ta đi được.
Trường hợp thứ hai, là sự tưởng tượng cho biết là ta sẽ té đi.
2-Trong sự xung đột giữa ý chí và sự tưởng tượng, sức mạnh của trí tưởng tượng đánh bại cả bình phương của ý chí.
Dans le conflit entre la volonté et l'imagination, la force de l'imagination est en raison directe du carré de la volonté.
3-Khi ý chí và sự tưởng tượng thống nhứt với nhau, không phải cái nầy cộng thêm vào cái kia, nhưng là cái nầy nhân với cái kia.
Quand la volonté et l'imagination sont d'accord, l'une ne s'ajoute pas à l'autre, mais l'une se multiplie par l'autre.
4-Sự tưởng tượng có thể được điều khiển bởi tự kỷ ám thị có ý thức.
L'imagination peut être conduite (Coué 2006 p. 52) par l'autosuggestion consciente.
Buổi thực hành của Emile Coué
Theo tác phẩm "La maỵtrise de soi-même par l'autosuggestion consciente":
Bệnh nhân phải tin tưởng vào sức mạnh của vô thức inconscience hay còn gọi là trí tưởng.
Coué thực hiện vài thí nghiệm sơ khởi với bệnh nhân. Đó là những màn thôi miên hypnose cổ điển. Trong thí nghiệm "bàn tay nắm chặt", Coué nói với bênh nhân " hãy tưởng tượng là anh không thể mở bàn tay ra được khi tôi (Coué) đếm tới ba". Khi Coué đếm tới ba, bệnh nhân cố gắng mở bàn tay ra trong lúc trong đầu anh ta vẫn nghĩ Tôi không thể, tôi không thể, tôi không thể.
Trưòng hợp thất bại, không có cải thiện được sức khỏe như mong muốn, Coué giải thích là tại bệnh nhân thiếu tin tưởng.
Bênh nhân trở về nhà của họ.
Mỗi ngày có hai thời niệm. Lúc trước khi ngũ và lúc vừa mới thức dậy. Lấy xâu chuổi có 20 hạt, và không quan tâm đến ngoại cảnh xung quanh, không cần cố gắng, anh ta niệm khá to 20 lần, câu sau đây:
"Mỗi ngày, về mọi khía cạnh tôi đều tốt thêm lên mãi"
Tous les jours à tous points de vue, je vais de mieux en mieux. Every day, in every way, I am

http://emilecoue.wwwhubs.com/
Khen và chống: Phương pháp Coué có thật sự hiệu nghiệm không"
Dưới đây là ý kiến của hai bác sĩ chuyên khoa:
"Sûrement plus efficace que la psychiatrie " (chắc chắn là hiệu quả hơn tâm thần học) Jean-Jacques Aulas, psychiatre et pharmacologue (CHU de Saint-Étienne).
Bs Jean Jacques Aulas (chuyên khoa tâm thần và dược học)
Phương pháp Coué dựa trên nền tảng của tác dụng vờ (effet placebo). Tác dụng nầy mãi đến năm 1958 mới được y giới Pháp nhìn nhận.
Chắc chắn phương pháp Coué hiệu quả hơn ngành tâm thần học.
Ngày nay, các khám phá và tiến bộ vượt bực trong lãnh vực khoa học thần kinh neuroscience, qua việc sử dụng scanner não bộ đã giúp các nhà khoa học biết được: effet placebo sử dụng con đường tương tợ như con đường tác động của các dược phẩm thông thường (thí dụ thuốc chống trầm cảm antidépresseur).
BS Jean Jacque Aulas còn khẳng định thêm rằng không có môn trị liệu tâm lý trị liệu nào chứng tỏ là nó thật sự hiệu nghiệm hơn phương pháp coué..
Bs Michel Lejoyeux (tâm thần học)
Attention à ne pas en faire une arme "anti-psy" " (coi chừng !không nên dùng nó làm vũ khí chống lại tâm lý học) Michel Lejoyeux, médecin (Psychiatrie et addictologie au CHU Paris Nord-Val de Seine).
BS Michel Lejoyeux cảnh giác mọi người là không nên dùng phương pháp Coué như một thứ vũ khí chống lại các ngành tâm lý học.
Ông cho rằng phương pháp Coué là cổ lỗ sĩ thuộc thời tiền sử và là một cách trị liệu theo kinh nghiệm kiểu người xưa.
Không có một thí nghiệm lâm sàng nào cho thấy phương pháp Coué là hữu hiệu hết.
Phật giáo nói gì về tư duy tích cực (positive) và lòng lạc quan trong đời sống (tài liệu được cư sĩ Nguyên Giác hoan hỉ cung cấp)...
Phật giáo thường đề cập đến tâm vô úy (positive thinking) và lòng lạc quan có thể giúp chúng ta sức khỏe và hạnh phúc. Phải chăng thực chất của phương pháp Coué cũng xuất phát từ ý niệm trên.
Tâm vô úy, là tự mình quyết định nghiệp của mình, là vô ngã, là từ bi.
Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Từ bi cũng mang tới sức khỏe thể lực. Kinh nghiệm riêng của tôi thấy rằng, trạng thái tinh thần và thể lực trực tiếp liên hệ. Hiển nhiên, tâm sân hận và tâm dao động làm chúng ta dễ bệnh. Ngược lại, khi tâm bình lặng và mang niệm tích cực, cơ thể sẽ khó mà.
So far I have been discussing mainly the mental benefits of compassion, but it contributes to good physical health as well, According to my personal experience, mental stability and physical well-being are directly related. Without question, anger and agitation make us more susceptible to illness. On the other hand, if the mind is tranquil and occupied with positive thoughts, the body will not easily fall prey to disease. (http://www.dalailama.com/messages/compassion)
Giáo sư Davidson sử dụng kỹ thuật đo điện não đồ fMRI tìm xem vùng nào trong não bộ các vị sư và chú tiểu trở thành tích cực trong pháp thiền về tâm từ bi. Não bộ của tất cả các người thí nghiệm đều cho thấy các vùng, nơi đó cho thấy cảm xúc của người đó, dự định của người đó chuyển động, và khởi lên cảm xúc tích cực như sự hạnh phúc. Các vùng trên não bộ theo dõi những gì là chính nó và những gì là người khác trở lên lặng lẽ hơn, như dường trong thiền về tâm từ bi thì người tập thiền mở tâm và mở lòng ra với người khác.
How Thinking Can Change the Brain: Prof. Davidson then used fMRI imaging to detect which regions of the monks' and novices' brains became active during compassion meditation. The brains of all the subjects showed activity in regions that monitor one's emotions, plan movements, and generate positive feelings such as happiness. Regions that keep track of what is self and what is other became quieter, as if during compassion meditation the subjects opened their minds and hearts to others. (http:// www.dalailama.com/news/post/104-how-thinking-can-change-the-brain)
Trong chương trình Le Matin do đài Tf1 phát hình sáng 26/11/ 2011 có nói đến một khảo cứu của Thụy Điển về vấn đề tự thôi miên hay tự kỷ ám thị, auto hypnose tại một số bệnh viện Âu Châu. Phương pháp nầy, cho thấy rất hữu ích trong nhiều trường hợp giải phẩu, như khỏi cần gây mê (anesthesie générale), chỉ đánh thuốc tê (anesthésie locale) mà thôi, và việc sử dụng thuốc chống đau nhức cũng giảm thiểu khả quan hơn. Auto hypnose rất hữu hiệu đối với việc điều trị các trường hợp đau nhức mãn tính như nhức đầu migraine.
Vidéo Hypnose medicale pr Dr Chantal Wood
http://www.hypnose.fr/dossiers-hypnose-medicale.htm
Phương pháp tự kỷ ám thị của Emile Coué cần nên được áp dụng trong đời sống hằng ngày:
"Mỗi ngày, về mọi khía cạnh tôi đều tốt thêm lên mãi."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.