Hôm nay,  

RadioWeb Y Dược Ngày Nay

24/09/201100:00:00(Xem: 6273)

RadioWeb Y Dược Ngày Nay

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô

Hôm nay là ngày 3 tháng Chín năm 2011, YDNN xin chào mừng quý vị thính giả.

Trước hết chúng tôi xin giới thiệu:

1) Mục Hình Ảnh Y Học Mỗi Tháng với "Siêu vi trùng Herpes” do Bs Trần Mạnh Ngô và Bs Nguyễn Nguyên phụ trách. Xin bấm Chuột vào hình để phóng lớn và xem giải đáp. 2) Phát Thanh Y Học với bài "Tầm soát Ung thư Ruột Già" do Bác sĩ Nguyễn văn Đích phụ trách.

Và mục Vườn Hoa Âm Nhạc với bài “Giọt máu quê hương" của Bác sĩ Trương Minh Cường.

Bây giờ xin mời quý vị nghe bài Bệnh vi khuẩn ăn thịt người (flesh eating bacterias infection) của Bs Vũ văn Dzi:

Căn bệnh với tên lạ lùng này gần đây được chú ý khá nhiều vì gợi cho nhiều người lầm tưởng là một căn bệnh của văn chương khoa học giả tưởng từ bên ngoài không gian đem lại. Thực ra thì tên khoa học là necrotizing fasciitis (NF) tức hoại thư màng bao cơ bắp (fascia) do BS giải phẫu D.B. Wilson mô tả vào năm 1952 trên một người thương bệnh binh. Gần đây bệnh NF được nghiên cứu nhiều hơn và cơ chế cũng được sáng tỏ rõ hơn. Nguyên nhân tuy do những vi khuẩn gây bệnh (pathogenic agents) tạo nên nhưng thực ra là do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch (immune system) khiến làm cho hiện tượng các mô bị hủy hoại, hư thối tiến triển rất mau dẫn đến tử vong 100% nếu không được chữa trị kịp thời.

Căn bệnh necrotizing fasciitis (NF) thực ra đã có từ lâu như trong Kinh Thánh có ghi trường hợp của vua Herod chết vì căn bệnh này dựa trên những triệu chứng do sử gia Josephus ghi lại hoặc vua Asa cũng chết vì căn bệnh này sau khi bị nhiễm trùng ở chân và có lẽ ông bị bệnh tiểu đường. Vì bệnh thường xảy ra tại chiến trường do những vết thương gây ra nên đã được mô tả trong những cuộc chiến tranh tại Crimea và cuộc Nội Chiến Nam Bắc 1861 – 1865 khi bệnh được nghiên cứu khá rõ ràng.

Tại Việt Nam thì có lẽ trước đây bệnh cũng được ghi lại nơi những đoàn quân Tàu của Lư Hán sang Việt Nam năm 1945,46 gọi là "Tàu sâu quảng, Tàu phù" vì những dân quân ô hợp này bị suy dinh dưỡng nên bị NF vì vết thương chiến trường. Bệnh cũng có thể xuất phát từ những cơ quan nội tạng như phổi, gan, ruột như trường hợp của nhà đạo diễn Jim Henson (sáng lập ra Muppets Show, Sesame Street) bị viêm phổi do vi khuẩn streptococcus pyogenes (GAS) vì không chịu được điều trị thật sớm. NF ở cổ hoặc miệng có tên là noma (gangrenous stomatitis) thì rất nguy hiểm và diễn tiến rất mau lẹ gọi là "cam tẩu mã" (vết lở mau như ngựa chạy) hay xảy ra ở trẻ em tại Phi Châu, Á châu và trước đây trong các trại giam Đức Quốc Xã.

Cơ chế gần đây nhất của bệnh NF dẫn đến hiện tượng hoại thư (gangrene) phá hủy các mô, cơ bắp quá sớm là do hệ thống miễn dịch bị suy yếu khiến những độc tố của vi khuẩn lan đi khắp nơi theo những màng bao cơ (fascia) hết sức mau lẹ, có khi 3 cm mỗi tiếng đồng hồ khiến việc chữa trị bằng giải phẫu phải được thực hiện rất gấp như là một cuộc chạy đua với tử thần!

Thủ tướng Quebec (Canada) Lucien Bouchard bị căn bệnh này vào năm 1994 và ông đã thoát chết nhờ được sớm cưa chân.

Nguyên nhân.. Thực ra thì tên của bệnh NF được gọi là flesh eating bacteria không chính xác và dễ gây ngộ nhận vì những vi khuẩn gây bệnh NF không có gì đặc biệt và có thường xuyên ở nhiều người và không gây bệnh như loại streptococcus group A (GAS) hoặc một vài loại khác như bacteroides, staphylococcus aureus. Sau cùng loại Vibrio vulnificus thường sinh sản trong nước biển hay sông hồ gây bệnh cho những người đi bơi hay câu cá bị nhiễm phải. Tất cả những vi khuẩn kể trên không thể gây bệnh NF nếu không có vết thương làm trầy da hoặc nếu hệ thống miễn dịch hoàn toàn mạnh khỏe. Chỉ những người có sẵn bệnh mãn tính như suy gan, suy thận, đang dùng thuốc chống miễn dịch (immuno suppressant) cho bệnh viêm khớp hay ung thư.. nên có thể bị NF nếu chẳng may bị nhiễm độc bởi những vi khuẩn kể trên gây thương tích, dù là nhỏ nhặt như muỗi đốt hay bị gai đâm phải khi làm vườn.. Nói chung bệnh NF xảy ra chủ yếu là do hệ thống miễn dịch bị suy yếu còn vi khuẩn GAS chỉ là yếu tố khởi đầu mà thôi và hiện nay vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá hết vì căn bệnh này tương đối hiếm có, mỗi năm khoảng trên 1000 trường hợp ở Mỹ. Nhưng bệnh rất nguy hiểm vì tử vong trung bình từ 25 đến 50% và trong trường hợp hoại thư Fournier (ở hạ bộ) thì tử vong là 75%. Sau cùng tuy là một căn bệnh nhiễm trùng nhưng bệnh tương đối không lây lan như các chứng bệnh nhiễm trùng khác và những người săn sóc bệnh cũng khó bị lây nếu áp dụng những phương pháp thanh trùng bình thường vì vi khuẩn gây bệnh thuộc những nhóm thông thường có thể khử trùng dễ dàng.

Triệu chứng gây bệnh thường khởi đầu sau khi bị một vết thương nhỏ (thường ở chân hay tay) thì người bệnh bị nóng sốt, khó chịu, ớn lạnh run (malaise and chills), mệt mỏi khác thường. Nếu không được định bệnh và chữa trị sớm thì vết thương bị sưng đỏ và có những vết nổi phồng mọng nước rồi tiếp theo là đầu ngón chân hoặc tay bị bầm tím, rất đau nhức. Bệnh nhân sau đó có thể có dấu hiệu hệ thống tim mạch bị suy yếu, huyết áp xuống thấp, hơi thở yếu trong khi vết thương lan rộng rất mau lẹ (có thể 3 cm mỗi tiếng đồng hồ). Nếu không sớm được giải phẫu thì tử vong rất cao nhất là loại hoại thư Fournier ở hạ bộ thường hay xảy ra ở những người bị bệnh tiểu đường. Jim Henson đã chết vì không chịu khám BS thật sớm vì bản tính ưa độc lập không muốn phiền hà gia đình..

Ngay sau khi được định bệnh thì việc đầu tiên là người BS giải phẫu sẽ cắt bỏ những mô, cơ bắp đã bị hư hoại và nếu cần thì cưa chân hoặc tay vì cần phải loại bỏ thật sớm những thớ thịt bị nhiễm độc khiến vi khuẩn và các độc tố toxins không lan truyền đi khắp cơ thể rồi ngấm vào hệ thống tim mạch, nguyên nhân chính gây tử vong. Một số xét nghiệm, CT scan, siêu âm cũng được làm để giúp cho việc điều trị hữu hiệu hơn nhưng chủ yếu vẫn là phải được giải phẫu cấp cứu thật sớm vì đây là một cuộc chạy đua với tử thần cực kỳ nguy cấp. Sau khi được giải phẫu và cắt bỏ những mô bị hư thối hoặc cưa chân hay tay thì người bệnh cần được đưa vào khu săn sóc cấp cứu đặc biệt (intensive care unit) để được điều trị hồi sinh cấp cứu bằng những loại thuốc trợ tim mạch, trụ sinh. Những loại trụ sinh mạnh nhất được dùng rất sớm trong khi chờ đợi kết quả cấy máu, cấy vi khuẩn gây bệnh để tìm loại trụ sinh thích hợp nhất. Một số khảo cứu cho thấy là dùng thêm dưỡng khí cao áp (hyperbaring oxygen) giúp cho việc điều trị có hiệu quả hơn, giúp tiêu diệt những vi khuẩn anaerobic gây hoại thư giúp làm giảm tử vong khoảng 20%. Nhưng phương pháp trị liệu mới mẻ này chỉ có nơi những bệnh viện tại các thành phố lớn..

Vì chứng NF thường do nhiều loại vi khuẩn khác nhau kết hợp lại (synergy) tạo nên một môi trường có nhiều độc tính toxins nên cần phải chống lại hiện tượng nhiễm độc bằng nhiều cách bên cạnh các loại thuốc trụ sinh mới nhất. Loại vi khuẩn E coli có thể tạo nên những độc tố toxins để kết hợp với toxins của những vi khuẩn khác như Klebsiella, GAS hoặc nguy hiểm hơn loại vibrio vulnificus rất nguy hiểm làm cho hệ thống miễn dịch (immune system) càng bị suy yếu khiến tình trạng nhiễm trùng lan rộng hết sức mau lẹ, làm cho các mô bị thiếu dưỡng khí và hư thối..

Nếu bệnh nhân may mắn thoát khỏi tử thần thì sẽ còn phải qua giai đoạn phục hồi và ghép da vào những chỗ bị cắt bỏ bằng những thủ thuật tái tạo bổ hình (plastic surgery) vô cùng phức tạp. Thời gian phục hồi chức năng có thể rất lâu và vô cùng tốn kém khiến có thể lên tới hàng triệu USD như trường hợp của một em bé 5 tuổi tên Jake Finkbonner tại Seattle sau khi bị NF ở cổ thì đã hôn mê trong 2 tháng và sau khi tỉnh dậy thì đã kể lại kinh nghiệm "chết đi sống lại" (near death experience) phí tổn chữa trị lên tới 5 triệu USD.

Phòng ngừa.. Tuy bệnh NF tương đối hiếm có nhưng vì bệnh rất nguy hiểm nên việc đề phòng rất quan trọng nhất là ở những người mang bệnh mãn tính trong người như bệnh tiểu đường, suy gan, suy thận, giới cao niên, trẻ em nhỏ và những người dùng thuốc chống miễn dịch (immuno suppressant).

Vệ sinh thân thể, răng miệng bên cạnh việc khử trùng vết thương dù nhỏ đến đâu cũng không nên coi thường như muỗi đốt, ong chích, trầy da khi làm vườn, chơi thể thao hoặc bơi lội (vi khuẩn vibrio vulnificus). Dĩ nhiên các chiến thương thường được điều trị rất sớm và đúng với tiêu chuẩn của ngành giải phẫu chiến trường và tản thương..

Sau cùng vì cơ chế của bệnh NF ngày nay đã được chứng minh là do cơ chế hệ thống miễn dịch bị suy yếu và bị tràn ngập bởi các vi khuẩn ở một số người có bệnh mãn tính hay cao niên nên việc duy trì hệ thống miễn dịch thật tốt và lành mạnh hết sức quan trọng vì ngoài việc chống lại các bệnh nhiễm trùng thì hệ thống miễn dịch còn giúp chống lại các chứng bệnh mãn tính khác như bệnh tiểu đường, ung thư và Alzheimer chưa kể còn giúp duy trì tuổi thọ nữa.

BS Vũ văn Dzi, MD.

Sau đây, chúng tôi xin tóm tắt những tóm tắt vấn đề y dược đã phổ biến trong tháng 8 vừa qua.

Trước hết, Bs Nguyễn văn Thịnh thông tin những trắc nghiệm mới chẩn đoán bệnh Alzheimer, những phương pháp phòng ngừa Alzheimer và Sida, phương pháp mới chẩn đoán ung thư bàng quang, tránh sạn đường tiểu tái phát, dầu olive giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, phương pháp mới giải phẫu chữa bệnh loạn nhịp tim, trầm cảm là bệnh gì, thuốc mới phòng ngừa ung thư vú phụ nữ, phương pháp mới phát hiện ung thư bằng cách thử máu, thử nước tiểu, liên hệ giữa u hắc tố và các kích thích tố, ung thư tuyến tiền liệt, nếp nhăn trên mặt và loãng xương, bệnh đau lưng, rối loạn tâm thần, bệnh phình mạch, thuốc mới trị ung thư cổ tử cung, liên hệ nhiệt và các bệnh tĩnh mạch, thuốc chống trầm cảm làm tế bào thần kinh sinh sản, chức năng thận người già và chất albumin trong nước tiểu, thử máu tiên đoán giới tính thai nhi, bệnh đái đường tăng nguy cơ Parkinson, cafeine và ung thư da. Bs Nguyễn văn Đức thông tin việc cắt giảm bảo hiểm Medical ở Mỹ. Bs Trần mạnh Ngô thông tin FDA cho phép dùng Botox chích chữa bệnh tiểu són và cho phép dùng thuốc Adcetrix trị 2 bệnh ung thư máu.

Trong Y Học Thường Thức, Bs Nguyễn văn Đức viết về bệnh Dội ngược bao tử-thực quản, và bệnh sạn đường tiểu. Bs Nguyễn Ý Đức viết về Bạo hành trong gia đình, Thay thận, và bệnh van tim. Bs Trần Lý Lê viết về Systemic Lupus erythematosis, một loại bệnh kinh niên khi hệ đề kháng chống các mô, các bộ phận trong cơ thể.

Trong Y Khoa Thực hành, Bs Nguyễn văn Thịnh viết về những chấn thương ngực, chấn thương ở phụ nữ có thai, và chấn thương sọ. Ds Lê văn Nhân bàn luận đối thoại thông tin cho bác sĩ và dược sĩ.

Trong Y Dược Lâm sàng, Bs Nguyễn văn Đích tường trình Truyền tĩnh mạch nhanh (bolus) tăng tử vong trong shock nhiễm trùng ở trẻ em tại các nước có thu nhập thấp, và vấn đề giảm tái nhập viện.

Trong phần Dược Phẩm, Ds Lê văn Nhân bàn luận những sai lầm thuốc do tên thuốc gần giống nhau, hướng dẫn thử nghiệm thuốc ngừa thai kết hợp cho phụ nữ sau khi sinh con, thuốc ức chế 5-alpha reductase tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, FDA giới hạn dùng Simvastatin liều 80 mg, nên dùng Vitamin D uống loại nào, nhóm thuốc cao huyết áp nào tốt nhất và những tin thuốc tháng Tám. Trong phần Dược Phẩm phần 2, Ds Lê vân Nhân thêm tin về kỹ nghệ dược, Ditropan nhả nhanh cho chứng chảy nước miếng gây ra bởi Clozapin, Thuốc lắc biến đổi có thể tấn công tế bào ung thư, bàn về chất đồng vị có còn cần thiết trong việc điều trị ung thư tuyến giáp trang, nghiên cứu thuốc chống viêm không steroid và rung tim tâm nhĩ, khuyến khích của FDA về việc dùng liều cao 80 mg thêm lợi ích của Lipitor, Tin vui cho điều trị viêm gan C.

Trong Khảo Cứu Y Khoa, Bs Lương vinh quốc Khanh và Bs Nguyễn Hoàng Lan đặt dấu hỏi chất mỡ liên hệ bệnh cao huyết áp. Bs Nguyễn Đình Bá tường trình hình ảnh F-18 FDG PET/CT chụp chấn thương ngoài da Epidermolysis Bullosa do "cuff" đo huyếp áp sinh ra.

Trong phần Đọc Báo Y Khoa, Bs Nguyễn Tài Mai tường trình Bs Bonadonna và các đồng nghiệp so sánh phương pháp ABVD và BEACOPP khi thêm liều cao thuốc Salvage trị ung thư máu Hodgkin (New Engl J Med 21 tháng 7, 2011). Dùng CT liều lượng phóng xạ thấp "screening" truy tầm, giảm tỉ lệ tử vong ung thư phổi (New Engl J Med, 4 tháng 8, 2011). Bs Mai tường trình kết quả sau khi bác sĩ gia đình điều trị viêm gan C, và bài nói về ung thư vú loại viêm (Inflammatory breast cancer). Bs Trần mạnh Ngô thông tin bệnh Rung tâm nhĩ, Thuốc Azithromycine chữa bệnh nghẹt phổi kinh niên.

Trong Sinh Y Học, Bs Trần mạnh Ngô thông tin tương tác giữa Choline kinase alpha, EGFR, và c-Src trong việc tăng trưởng tế bào ung thư máu.

Trong phần Hỏi Đáp Y Học, Bs Nguyễn Trần Hoàng trả lời về nguyên nhân, phòng ngừa, chẩn đoán, và điều trị cao huyết áp. Bs Hoàng cũng trả lời về bệnh Herpes.

Trong phần Tham Khảo, Bs Thú Y Nguyễn Thượng Chánh và Ds Nguyễn Ngọc Lan viết về Những thực phẩm giúp phòng chống ung thư, Nước sinh tố trái cây, Từ sầu riêng tới sầu chung. Bs Vũ văn Dzi tham khảo Tĩnh tâm, và 7 bí quyết trường sinh trên thế giới. Ts Dược Khoa Trần Việt Hưng viết về đá dế và vị thuốc từ dế, Cá thòi lòi, và Sứa. Ds Lê-Văn-Nhân tìm hiểu cá và dầu cá.

Ngoài ra còn có các mục thường xuyên như Đố vui để học, Từ điển Y học Anh Việt Pháp, Danh mục Phân loại Bệnh Quốc tế do Bs Nguyễn Nguyên phụ trách.

Xin mời quý vị cùng xem. Xin kính chào tạm biệt quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị tháng sau.

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay (www.yduocngaynay.com), Một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Viêt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.