Hôm nay,  

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức với ‘Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên’

22/09/201100:00:00(Xem: 10188)
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức với ‘Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên’

Phan
Tôi có mặt trong buổi Đại hội Thời Báo Toronto 2011, cảm thấy vinh dự khi nghe cô MC giới thiệu Bác sĩ Nguyễn Ý Đức đến từ Dallas vì mình cũng người Dallas. Sau đó, bác sĩ Nguyễn Ý Đức có ký tặng tôi quyển sách được ra mắt ngay trong đại hội Thời Báo 2011, quyển "Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên". Tôi chỉ có thời giờ mở ra xem khi ngồi trên máy bay bay về lại Dallas. Quyển sách có 5 phần tôi đọc hơi bị sớm vì thuộc về sức khoẻ cao niên, nên chỉ đọc lướt lướt để có khái niệm. Tôi đọc kỹ phần 6 vì biết bác sĩ đã lâu, từng đọc qua những trang thầy lang với văn phong ý nhị, một chút mỉm cười làm bớt khô khan những trang viết về chuyên môn y khoa.
Nhưng phần 6 trong quyển Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên như gợi lại một thời kỳ lịch sử.
Thảm cảnh tù cải tạo ở Việt Nam sau 1975 được tái tạo qua con chữ không phải dễ vì ít nhiều định kiến của người viết sẽ can thiệp vào lịch sử qua chủ quan của ngòi bút. Nhưng ở tác phẩm này, bác sĩ Nguyễn Ý Đức đã giữ đúng lời hứa: "Ghi lại để mà tránh tái diễn". Ghi chép thì ai cũng có thể, nhưng ghi lại sự thật, trung thực với lịch sử thì không đơn giản như đã nói ở trên về lăng kính người viết, đòi hỏi hội đủ sự bình tĩnh và kiến thức.
Điều đó có thể chứng minh qua thái độ tác giả ở đây không phê phán, chỉ nhắc nhở người anh em bên kia vĩ tuyến đã quá tự đắc với chiến thắng quân cờ chứ không phải người chơi ván cờ. Chiến thắng do xu thế, chiến thắng được định đặt từ những thế lực quốc tế nhưng đã ảo tưởng về chiến thắng bằng hào quang giả dối để trả thù những người lính miền nam.
Việc trình bày trong chương "Hậu quả của hành hạ, tù đầy lên sức khỏe" trong quyển "Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên" của bác sĩ Nguyễn Ý Đức, không chỉ là trình bày từ kiến thức chuyên môn, tác giả đã nhắc tới một thời kỳ đen tối trong lịch sử hậu chiến Việt Nam. Nhắc đến những nhân chứng hiện là những vị cao niên cựu tù cải tạo vẫn còn sống rải rác khắp địa cầu. Những người tỵ nạn chính trị hàng ngày đang đối diện với nhiều khó khăn hội nhập vào một nền văn hóa mới lạ, nếp sống mới lạ, ngôn ngữ mới lạ... Những nạn nhân sống sót sau tù đầy, tra tấn, tẩy não… đang chống chọi với những hệ lụy nghiêm trọng của nhà tù cộng sản về sức khoẻ và tinh thần. Những biểu hiện cảm xúc bất thường giữa phẫn nộ và hờn tủi sẽ đeo bám, ám ảnh họ tới hết đời. Những ảnh hưởng tồn đọng trong tinh thần chi phối đến đời sống cá nhân và gia đình.

Về thể lực suy nhược vì thiếu ăn, lao động khổ sai trong môi trường khủng bố đã khiến nhiều cựu tù suy nhược tinh thần, giảm khả năng hội nhập đời sống mới qua việc học chữ hay học nghề, thi vào quốc tịch…Thì "Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên" chính là người bạn đồng hành với các cựu tù, người cao tuổi trước cuộc đời đã xế chiều.
Người viết chỉ giữ vai trò người bạn đồng hành, chia sẻ kiến thức về dấu hiệu nhói đau ở chân; cảm giác bất ổn ở ngực; bước chân hụt hẫng, âm thanh nhạt nhòa... Hay một thoáng buồn rầu chán nản. Vị bác sĩ đồng hành của người cao niên sẽ giả thích bằng ngôn từ giản dị, dễ hiểu hơn những thuật ngữ y khoa khô khan.
Theo những dòng chữ giản đơn, ýnhị của bác sĩ Nguyễn Ý Đức trong "Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên" sẽ dể dàng nhận ra lối viết đơn giản hóa tối đa để đạt mục đích truyền tải lớn nhất tới mọi giới, mọi người những kiến thức cơ bản về cơ thể học và tâm lý học. Hóa giải những âu lo về sức khoẻ, buồn chán về tinh thần bằng ngôn từ giản dị, vài câu thơ quen thuộc làm dễ nhớ… đã trở thành những bài tập thể dục không chỉ cho cơ thể mà cả cho tinh thần người cao niên đạt được bình an trên nền tảng tự tại là chính.
"Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên" của bác sĩ Nguyễn Ý Đức là tác phẩm thứ 11 về chuyên đề sức khoẻ cộng đồng. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức đã và đang cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB 1600 AM, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada), Đài truyền hình VAN-TV55.2 , SBTN Toronto, các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.
Ông tốt nghiệp Đại Học Y Dược Sài Gòn. Hành nghề tại Việt Nam và Hoa Kỳ gần 40 năm.
Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động.
Về mảng viết sách, đã xuất bản những tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang. Ngoài ra, ông còn tham gia chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada. Về ông, có thể tham khảo thêm trên website: http://www.bsnguyenyduc.com/
Trở lại với phần 6 trong tác phẩm vừa xuất bản: "Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên" của bác sĩ Nguyễn Ý Đức. Người đọc sẽ hiểu thêm một khía cạnh khác về hậu quả của chiến tranh trên sức khoẻ con người. Nghiêm trọng hơn ở mức độ trả thù thâm độc của những người anh em bên kia giới tuyến.
Dallas 20 tháng 9, 2011
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đâu 30-40 năm, lúc người tỵ nạn Việt mới định cư ở Mỹ và bắt đầu làm quen với các tập tục kể những tập quán về y tế ở Mỹ, trong y giới Mỹ cũng như các nước tây phương khác đang tranh cãi rất nhiều về chỉ định có nên cắt bao quy đầu theo thông lệ (routine circumcision) cho trẻ em sơ sinh hay không. Thuật ngữ “circumcision”, gốc latinh “circumcisio”. Từ "cắt bao quy đầu" xuất phát từ các từ Latin circum và caedo (circum: “xung quanh”; caedo: “tôi cắt”), có nghĩa đen là "cắt xung quanh". Từ epitome trong tiếng Hy Lạp cũng có nguồn gốc từ gốc có nghĩa là "cắt" hoặc "vết mổ". Trong tiếng Hebrew (Do Thái), phép cắt bao quy đầu được gọi là “peritomy”, xuất phát từ tiếng Hy Lạp peritomy.
Người ta vẫn thường nói “You are what you eat” (Những gì bạn ăn thể hiện bạn là ai). Nhưng có lẽ sẽ đúng hơn khi nói rằng những gì chúng ta ăn sẽ khiến chúng ta có những cảm xúc gì, bởi vì những tiến bộ trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học cho thấy chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của chúng ta.
Đặng Đình Bách: Tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết cộng đồng và câu chuyện đau buồn về sự bất công cần phải khắc phục tại Việt Nam...
Việc thuốc trị béo phì Zepbound mới được thông qua đã bổ sung thêm lựa chọn cho các loại thuốc giúp giảm cân, nhưng nó cũng đi kèm với những thách thức về chi phí và khả năng tiếp cận, giống như các loại thuốc giảm cân khác trong cùng nhóm. Các loại thuốc trong nhóm này gồm chất chủ vận (agonists), hay chất bắt chước các hormone tự nhiên trong ruột có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể và tín hiệu đói phát ra từ não. Nhưng các loại thuốc đã được chuẩn thuận, các phiên bản tổng hợp của các hormone này, là những phân tử có kích thước lớn nên quá trình sản xuất khá tốn kém và mất thời gian. Điều này khiến cho thuốc có giá cả đắt đỏ và ngày càng khan hiếm
Bên cạnh việc đi du lịch, thời gian quây quần bên gia đình và những lễ hội tưng bừng, mùa lễ cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bịnh tim, đột quỵ và nhịp tim không đều. Theo một nghiên cứu được trình bày tại British Cardiovascular Society đầu năm nay, kỳ nghỉ lễ năm nay có thể còn nguy hiểm hơn bình thường vì Giáng sinh rơi vào thứ Hai. Nghiên cứu mới phát hiện rằng nguy cơ lên cơn đau tim vào thứ Hai cao hơn so với các ngày khác trong tuần.
Mỗi năm, ở Hoa Kỳ có nửa triệu người chết vì các nguyên nhân liên quan đến hút thuốc, trong khi ước tính có khoảng 16 triệu người đang sống với các bệnh mãn tính liên quan đến hút thuốc lá, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc ung thư. Những rủi ro của việc hút thuốc thì chắc ai cũng đã biết rõ, nhưng cai thuốc vẫn là một việc rất khó khăn, khiến nhiều người bỏ cuộc giữa chừng; họ cho rằng dù gì thì sức khỏe cũng đã tổn thương rồi. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, cai thuốc luôn có nhiều lợi ích.
Ngày 8 tháng 12, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt liệu pháp chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 đầu tiên trên thế giới. Phương pháp điều trị này được gọi là Casgevy, nhắm vào bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (sickle cell), giúp cơ thể bệnh nhân tạo ra huyết sắc tố khỏe mạnh. Ở những người mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, huyết sắc tố bất thường khiến cho các tế bào hồng cầu trở nên cứng và có hình lưỡi liềm, có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Đến tháng 3 năm 2024, FDA sẽ ra quyết định liệu liệu pháp tương tự có thể được sử dụng để điều trị bệnh beta-thalassemia, một chứng rối loạn làm giảm sản xuất huyết sắc tố, hay không.
Mấy tháng nay chúng ta nghe nói nhiều đến bệnh phổi, “hội chứng phổi trắng” (White Lung Syndrome” và dịch sưng phổi hay “pneumonia” ở trẻ em bên Trung Quốc và ở Mỹ với tin đồn rằng có con vi khuẩn hay siêu vi mới gây ra bệnh này.
Số ca nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gia tăng, bệnh cúm đang lây lan rộng rãi và số lượng bệnh nhân phải vào bệnh viện cấp cứu ngày càng tăng. Tốt nhất là nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân, khách khứa và gia đình quý vị. Theo một cuộc khảo sát của tổ chức vô vụ lợi KFF (trước đây gọi là Kaiser Family Foundation), một nửa người dân Hoa Kỳ dự định thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa lễ này. Một số lo lắng về nguy cơ mắc bệnh của chính mình; những người khác muốn bảo vệ người thân vì các loại bệnh hô hấp rất dễ lây truyền.
11 năm trước, các khoa học gia Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier lần đầu tiên mô tả một phương pháp mới để chỉnh sửa gen, được gọi là CRISPR, trong một bài báo khoa học. Phát hiện mới rất quan trọng và đã giúp cho hai khoa học gia đoạt giải Nobel Hóa học năm 2020: nó có thể thay đổi cách điều trị các căn bệnh di truyền. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2023, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức chuẩn thuận phương pháp điều trị đầu tiên dựa trên công nghệ này ở Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.