Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Miệng Khô

7/22/201100:00:00(View: 7748)
Câu Chuyện Thầy Lang: Miệng Khô

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Một thân hữu cao niên hỏi rằng “chẳng hiểu tại sao miệng tôi nó cứ khô như ngậm cục bông gòn, nhai nuốt khó khăn, phát ngôn vấp váp. Phải làm gì bây giờ”.
Miệng khô không phải là chuyện riêng ở người già, mà cũng xảy ra ở mọi lứa tuổi khi mà số lượng nước miếng trong miệng giảm. Khô miệng không phải là một bệnh đặc biệt mà là triệu chứng của một bệnh nào đó.
Nước Miếng
Nước miếng là chất đậm đặc, không mầu, hơi đục thường trực hiện diện trong miệng con người và động vật có xương sống. Về phương diện sinh hóa học, nước miếng được coi như dòng máu lưu hành trong miệng.
Nước miếng được sản xuất từ các tế bào ở mặt trong của môi, vòm miệng đặc biệt là từ 3 tuyến chính ở trong miệng: tuyến ở dưới lưỡi, tuyến gần xương hàm và tuyến parotid ở hai bên má. Nước miếng của mỗi tuyến có cấu tạo hơi khác nhau, nhưng nói chung gồm có 98% là nước. Phần còn lại là chất nhờn mucous, khoáng calci, natri, kali, bicarbonate, phosphate, enzym amylase, lipase, vài chất kháng vi khuẩn.
Hệ thần kinh tự chủ kiểm soát sự sản xuất và tiết ra nước miếng.
Sự hiện diện của thực phẩm, một chất kích thích (kẹo cao su) trong miệng, ngửi hương vị thơm, nhìn hoặc nghĩ tới thực phẩm là những yếu tồ đưa tới tiết ra nước miếng.
Liên tục lép mhép nhai bỏm bẻm cũng khiến cơ bắp trong miệng co bóp, ép vào các tuyến nước miếng, gia tăng sản xuất. Coi vậy mà mỗi ngày miệng cũng sản xuất khá nhiều nước miếng, từ ½ lít tới 1,5 lít. Khi ngủ ban đêm thì hầu như số lượng nước miếng tiết ra không đáng kể.
Nước miếng có nhiều nhiệm vụ khác nhau:
-Làm nhuyễn dính thức ăn: Để được tiêu hòa, thức ăn cần được chuyển sang dạng nhỏ nhuyễn, dính với nhau. Nước miếng giúp răng nhai thức ăn thành vụn nhỏ rồi làm chúng quyện lại với nhau thành một cục mềm nhờn, nhờ đó lưỡi có thể dễ dàng đẩy nuốt qua thực quản rồi xuống dạ dày.
- Chuyển thức ăn cứng thành lỏng để lưỡi có thể nếm hương vị món ăn.
-Khởi sự tiêu hóa với enzym amylase để biến đổi tinh bột ra đường maltose và lipase để bắt đầu tiêu hóa chất béo, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, vì ở thời điểm này tụy tạng chưa kịp sản xuất đủ lipase.
-Giữ vệ sinh răng miệng. Miệng có nhiều loại vi sinh vật lành cũng như có thể gây bệnh. Các vi sinh vật này sống nhờ thức ăn sót lại trong miệng và tạo ra vài chất acit, ăn mòn men răng. Nước miếng trung hòa các acít này cũng như có thể tiêu hủy một vài loại sinh vật đồng thời lùa thức ăn dính miệng xuống dạ dày, ngặn chặn hư răng. Ban đêm khi ngủ, nước miếng giảm đáng kể, vi khuẩn tăng sinh, sáng dạy ta thấy miệng vừa đắng vừa khô vừa có mùi khó ngửi.
-Giúp phục hồi khoáng calci và phospho cho men răng, giảm thiểu sâu hư răng. Men càng già càng cứng, vì thế sâu răng thường thấy nhiều hơn ở trẻ em.

-Giúp duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Nếu cơ thể thiếu nước, nước bọt giảm, miệng sẽ khô và tạo ra cảm giác khát, khiến ta phải uống nước để cân bằng.
-Không nước miếng, miệng khô, hàm răng giả khó bám vào lợi, nhai nói trệu trạo, thều thào.
-Giúp miệng phát ngôn hùng hồn, trơn tru.
Ngày nay, nước miếng còn được dùng để làm xét nghiệm chẩn đoán một số bệnh như viêm gan do virus, HIV, ung thư vú và miệng, khám phá lạm dụng thuốc cấm, theo dõi diến tiến điều trị bệnh trầm cảm, lo âu…
Có nhiều nguyên nhân gây ra khô miệng:
-Hóa hoặc xạ trị u bướu ung thư vùng cổ, đầu gây hư hao tuyến nước miếng, giảm sản xuất.
-Một số bệnh như HIV/AIDS, tiểu đường, bệnh của tuyến nước miếng, hội chứng Sjogren là bệnh tự miễn trong đó tế bào miễn dịch hủy hoại tuyến nước mắt và nước miếng, khiến cho miệng và mắt khô.
-Thay đổi hormon trong cơ thể như khi mang thai hoặc ở tuổi mãn kinh.
-Do tác dụng phụ của gần 400 dược phẩm như thuốc chống dị ứng, hạ huyết áp, chống trầm cảm. lo âu, lợi tiểu, giảm hoặc kích thích khẩu vị.
-Ngáy khi ngủ và thở bằng miệng.
-Tổn thương dây thần kinh điều khiển tuyến nước miếng.
-Nghẹt mũi phải thở bằng miệng.
-Chứng dội ngược dịch vị acid từ bao tử lên họng.
-Một căng thẳng tinh thần cũng tạm thời khiến miệng khô.
Hậu quả của miệng khô
Gồm có khó khăn nhai, nuốt thực phẩm, khó nói, giảm khẩu vị ăn không thấy ngon, đau rát họng, khản tiếng, miệng hôi, sâu răng, nhiễm trùng răng, miệng, lợi răng. Khô miệng kích thích miêm mạc ở miệng dễ dàng đưa tới viêm sưng nhiễm trùng
Điều trị.
Trước hết phải xác định rõ nguyên nhân rồi cứ theo đó mà điều trị bệnh gây ra khô miệng. Đây là công việc của bác sĩ Y và Nha khoa.
Với bệnh nhân, xin nêu ra một số mẹo để giảm tình trạng khô của miệng:
-Nhâm nhi nước lã, nước không đường hoặc ngậm đá cục.
-Tránh các chất gây kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê
-Nhai kẹo cao su hoặc kẹo không đường. Động tác này giúp tiết ra nhiều nước miếng , khiến nước miếng từ các tuyến lưu chuyển, hòa hợp với nhau và hữu hiệu hơn để phòng tránh hư răng, làm sạch miệng.
-Tránh thực phẩm quá mặn, quá cay để tế bào miệng không bị kích thích.
-Uống chút nước trong khi ăn để thực phẩm mềm ướt, dễ nhai dễ nuốt, tăng ngon miệng;
-Phụn bụi nước trong phỏng ngủ vào buổi tối để không khí bớt khô.
-Dùng nước miếng nhân tạo dưới dạng dung dịch xúc miệng, xịt, thoa miệng, viên tan trong nước. Các chất này không kích thích tuyến nước bọt mà chỉ có tác dụng làm miệng ướt, nhờn.
Ngoài ra:
-Nhẹ nhàng đánh răng lợi mỗi ngày vài ba lần.
-Cà kẽ răng mỗi ngày;
-Dùng kem đánh răng có chất fluoride
-Giảm thiểu thực phẩm dính, nhiều đường. Ăn xong là đánh răng ngay để vi khuẩn không kịp tiêu thụ và tạo ra acit, làm hại men răng.
-Đi bác sĩ Nha khoa hai lần mỗi năm để khám chữa bệnh răng miệng.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Texas-Hoa Kỳ
www.bsnguyenyduc.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một nghiên cứu mới tiết lộ những gì xảy ra trong bộ não trong những giây phút cuối đời của chúng ta. Khi các khoa học gia ghi lại sóng não của một người đàn ông sắp chết, dường như các ký ức đã lóe lên vài giây trong não trước và sau khi tim ông ngừng đập. Nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này cho thấy chúng ta có thể hồi tưởng lại một loạt ký ức khi cận kề cái chết.
Mặc dù các tác động của COVID-19 đối với phổi và hệ hô hấp đã được biết rõ, nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng virus này cũng đang ảnh hưởng đến tim, với các tác động có thể là dài hạn. Trong một bài thuyết trình tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vật lý Sinh học, một nhóm khoa học lý sinh quốc tế, Tiến sĩ Andrew Marks, chủ nhiệm khoa sinh lý học tại Đại học Columbia, và các đồng nghiệp của ông đã báo cáo về những thay đổi trong mô tim của bệnh nhân COVID-19 chết vì căn bệnh này, với một số người bệnh cũng có tiền sử bệnh tim. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích khám nghiệm tử thi và tìm thấy một loạt các bất thường, đặc biệt là trong cách các tế bào tim điều chỉnh canxi.
Thử nghiệm sinh thiết (sinh thiết mô – tissue biopsy) đi kèm một số rủi ro và thách thức – một số chỗ cần làm sinh thiết có thể khó tiếp cận, chảy máu và đau đớn có thể kéo dài đến một tháng sau khi làm sinh thiết. Chi phí cao và thời gian đợi kết quả có thể lên tới bốn tuần. Với một người đang bị ung thư ác tính, thì đó là cả một vấn đề.
Tết đã đến và xuân đã về. Khi ngày bắt đầu dài ra, đó là thời điểm phù hợp để chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần tổng thể của quý vị thông qua các hành động tự chăm sóc hàng ngày. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sức khỏe cảm xúc, tâm lý và xã hội của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Việc quan tâm đến tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta sẽ giúp xác định cách chúng ta đối phó với căng thẳng, kết nối với người khác và đưa ra những lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Tại hội trường 8200 Westminster Blvd, Thành Phố Westminster vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật ngày 5 tháng 3 năm 2023, Vietnamese Community Health of UCLA (viết tắt là VCH) đã tổ chức buổi Hội Chợ Y Tế để phục vụ những người có lợi tức thấp trong cộng đồng.
Alzheimer và Parkinson là hai trong số các bệnh thần kinh phổ biến nhất dẫn đến sự phá vỡ các tế bào thần kinh của não. Mỗi năm đều có hàng ngàn người phát hiện bị mắc bịnh và vào thời điểm có thể chẩn đoán được, thì não đã bị tổn thương suốt một thời gian dài.
Năm 1984, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ hứa rằng sẽ có vắc-xin phòng chống HIV/AIDS trong vòng hai năm. Gần 40 năm sau, vắc-xin cũng như thuốc chữa vẫn chưa có. Nhưng trong tuần vừa qua, một nghiên cứu đã được trình bày trên tạp chí Nature mang lại hy vọng mới. Một người đàn ông 53 tuổi ở Düsseldorf đã khỏi bệnh sau khi được cấy ghép tế bào gốc được hiến tặng từ một người miễn dịch với HIV. Như vậy, anh là bệnh nhân HIV thứ ba được chữa khỏi.
Nếu bạn đọc Kim Dung hay xem phim chưởng hẳn bạn quen thuộc với cảnh tóc bạc trắng qua một đêm lo âu không ngủ. Tương tự như cảnh tóc của Marie Antoinette bạc trắng chỉ trong một đêm sau khi biết tin bà sắp bị hành quyết. Từ xưa nay, người ta vẫn tin rằng tóc bạc không chỉ là vấn đề thời gian và tuổi tác – mà còn là dấu hiệu của kinh nghiệm sống. Nhưng trải nghiệm cuộc sống của một người có thực sự thay đổi màu tóc của họ không? Khoa học chứng minh điều này có xảy ra, dù màu tóc tự nhiên phai dần theo thời gian, nhưng một số yếu tố nhất định có thể đẩy nhanh quá trình thay đổi đó - bao gồm cả căng thẳng hay “stress”.
Với nỗ lực chủ động giúp đỡ các gia đình quản lý các tác nhân gây căng thẳng hàng ngày, First 5 California (F5CA) đang khởi động một chiến dịch mới nhằm mục đích tuyên truyền về tầm quan trọng của hơi thở như một công cụ hữu hiệu để giúp các gia đình và trẻ em đối phó với căng thẳng.
Tháng 2 năm 2022, CNN đưa tin về cái chết hai năm trước của một cậu bé 14 tuổi (1). Alexander N. là một đứa trẻ tò mò, một hướng đạo sinh thích sinh hoạt ngoài trời và cắm trại, chơi các khuôn hình Legos và thích trượt ván. Cháu đi ngủ vẫn mang theo Iron Man nhồi bông và ôm con gấu bông mà cháu đã có từ khi còn nhỏ. Trước đó, cậu học sinh cấp hai thú nhận với cha mẹ về một vấn đề rất người lớn: Cậu đang thử nghiệm với oxycodone, một loại thuốc giảm đau mua cần có toa bác sĩ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.