Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Cách Dùng Insulin

01/07/201100:00:00(Xem: 9053)

Câu Chuyện Thầy Lang: Cách Dùng Insulin

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Insulin giúp cơ thể chuyển đường thành năng lượng và đưa đường không dùng đến vào gan và bắp thịt để dự trữ. Khi insulin thiếu, không có, không công hiệu, thì đường sẽ tràn ngập trong máu, một số sẽ được thải ra ngoài theo nước tiểu.
Insulin nguồn gốc động vật như từ tụy tạng của bò và heo. Tại Hoa Kỳ, insulin từ bò/ heo không còn được dùng. Thay vào đó là insulin đựơc sản xuất từ vi khuẩn, nấm qua kỹ thuật biến chế DNA.
Các loại Insulin
Có khoảnh hơn 20 loại insulin, tùy theo tác dụng nhanh hay chậm, kéo dài hay tức thì. Năm loại thường dùng là:
1-Tác dụng mau (rapid onset-fast acting): Dung dịch trong, có tác dụng 15 phút sau khi chích, do đó phải ăn ngay sau khi dùng. Công hiệu kéo dài khoảng từ 3 đến 4 giờ. Thí dụ Humalog. insulin glulisine
2-Loại tác dụng ngắn hạn (Short acting): thuốc trong, có công hiệu độ nửa giờ sau khi chích, kéo dài từ 6 đến 8 giờ, cao nhất là giữa 2 và 4 giờ. Thường chích ½ giờ trước khi ăn. Thí dụ Actrapid, Humilin.
3- Tác dụng trung bình (intermediate-acting) mầu đục, có tác dụng từ 1 dến 3 giờ sau khi chích và kéo dài tới 10-14 giờ. Thuốc thường được cho thêm kẽm (zinc) hoặc Protamine để kéo dài công dụng. Thí dụ Humilin NPH, Protaphane Humulin I, Insulatard.
4- Tác dụng dài hạn (Long-acting). Sau khi chích, phải đợi tới 4- 6 giờ mới bắt đầu có tác dụng nhưng công hiệu kéo dài từ 20 tới 24 giờ. Công hiệu tối đa là lúc 6 tới 8 giờ sau khi chích. Thí dụ insulin zinc suspension, protamine zinc insulin
5-Hỗn hợp của insulin có tác dụng ngắn hạn hoặc tác dụng mau với insulin có tác dụng trung bình theo tỷ lệ 30/70 hoặc 50/50. Thí dụ NovoMix 30, Humulin M3. Khi dùng, nhớ lắc chai cho insulin hòa đều với mhau.
Cách dùng insulin
Trước khi dùng, cần đo nhiều lần và ghi mức độ đường trong máu để bác sĩ biết mà ra toa số lượng cần thiết.
Thường thì người bệnh cần chích ít nhất hai lần một ngày, có người cần đến ba bốn lần chích mới đủ để kiểm soát đường trong máu.
Sau đầy là một phương án:
a-Ngày chích 2 lần với insulin có tác dụng ngắn hạn hoặc trung bình; trước điểm tâm và bữa cơm tối. Insulin ngắn hạn giúp kiểm soát đường vào buổi sáng và chiều tối. Insulin trung bình cho buổi chiều và qua đêm.
b-Ngày chích 3 lần với insulin ngắn hạn cho buổi sáng và trước cơm chiều, insulin trung bình cho ban đêm.
c-Ngày chích nhiều lần với insulin ngắn hạn trước bữa ăn chính và insulin trung bình trước khi đi ngủ.
Hiện nay, có máy bơm insulin (infusion pump) được xử dụng rất phổ biến. Bơm liên tục đưa vào da một lượng insulin nhỏ đủ để duy trì đường huyết bình thường đồng thời có thể tự điều chỉnh để gia tăng insulin tùy theo nhu cầu, nhờ đó ta có thể ăn uống tự do hơn một chút.
Ngoài ra insulin dạng hít (inhalation) cũng đang đựoc sử dụng và cũng khá công hiệu.
Dùng insulin nhiều quá thì đường huyết sẽ xuống quá thấp, người bệnh bị phản ứng insulin mà triệu chứng là: nhức đầu, tim đập nhanh, người run rẩy, mệt mỏi, mất định hướng, đổ mồ hôi, buồn nôn, đói bụng, đôi khi bất tỉnh, làm kinh, hôn mê.

Khi mới dùng insulin thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách thay đổi liều lượng. Sau một thời gian, đã quen với tình trạng bệnh của mình thì bệnh nhân có thể tự tăng giảm thuốc. Thường thường thì gia tăng insulin ngằn hạn khi ăn nhiều hơn thường lệ và ít vận động; giảm insulin này khi ăn ít hơn và làm nhiều việc lao động chân tay.
Kỹ thuật chích insulin
Bệnh nhân sẽ được chuyên viên y tế hướng đẫn về cách thức sử dụng và kỹ thuật chích. Sau đây là ít điều cần nhớ:
1- Insulin có nhiều loại khác nhau với công dụng khác nhau. Không nên tự động thay đổi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
2- Insulin giữ trong tủ lạnh sẽ dùng được lâu hơn đồng thời cũng tránh được nhiễm trùng. Khi đã dùng dở thì có thể để ngoài tủ lạnh được một tháng nhưng tránh chỗ nóng và có ánh nắng mặt trời. Không bao giờ cất insulin trong ngăn đá hoặc làm ấm trong microwave.
3- Kiểm soát nhãn hiệu trên lọ insulin cho đúng loại. Vứt bỏ insulin short-acting nếu nom thấy đục hoặc đặc sệt. Các insulin khác bình thường nom đều như sữa, không lợn cợn đóng hột. Trước khi hút thuốc vào ống chích, lăn chai thuốc trong lòng bàn tay cho dung dịch hòa đều, ngoại trừ với insulin short-acting. Đừng lắc lọ thuốc quá mạnh vì bọt khiến cho lượng thuốc hút vào không chính xác.
4- Trước khi lấy thuốc, kéo ống chích lên để không khí vào ống chích bằng với phân lượng insulin, cắm kim vào lọ, bơm không khí vào rồi hút thuốc.
5- Mua ống chích tùy theo loại insulin và phân lượng chích. Nên dùng ống chích của một nhà sản xuất để số lượng insulin mỗi lần rút ra được đồng đều. Mặc dù không được khuyến khích, nhưng khi dùng lại kim ống chích cũ thì nên chùi kim cho sạch với rượu cồn hoặc đun trong nước sôi độ dăm phút. Cũng không nên dùng đi dùng lại nhiều lần quá.
6- Nơi chích thuốc thường là trên bụng (hiệu lực mau nhất), mông, mặt trước của đùi (hiệu lực chậm nhất), mặt sau của tay (hiệu lực trung bình). Nói chung: insulin ngắn hạn ở bụng; insulin trung bình và dài hạn ở đùi; insulin hỗn hợp ở cả đùi lẫn bụng.
Thay đổi chỗ chích để tránh tổn thương và sẹo dầy cho tế bào mỡ ở vùng đó, cản trở hấp thụ thuốc.
7- Trước khi chích, lau sạch da bằng cồn. Với hai ngón tay, kep nổi lên một nếp da. Kim chích nghiêng 90 độ, chích vảo nếp da. Trước khi bơm thuốc, kéo nhích piston coi có máu không. Nếu không có máu thì bơm thuốc vào, còn khi có máu thì chích lại.
Sau khi chích, thoa nhẹ trên da chỗ chích để thuốc mau phân tán. Tránh chích nơi da bị nhiễm độc hoặc bị dị ứng, nổi ban đỏ.
8- Insulin có thể gây dị ứng với nhiều người bệnh hoặc nếu ai dị ứng với thịt bò, thịt heo thì không được dùng insulin từ súc vật này.
9- Vì là dược phẩm, cho nên insulin có tương tác với một số dược phẩm khác, vì thế cần cho bác sĩ rõ là mình đang dùng thuốc nào, để làm gì.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Texas-Hoa Kỳ
www.bsnguyenyduc.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc (email, chat) giữa mọi người với nhau.
Một trong những căn bệnh vẫn được coi là bất trị của Thế Kỷ 21 là bệnh run giật tay chân mà theo danh từ chuyên môn là bệnh Parkinson's, ngoài ra còn được gọi là Parkinson disease, idiopathic parkinsonism, primary parkinsonism, PD, hypokinetic rigid syndrome/HRS, hoặc paralysis agitans.
Ngày nay có những chuyện ăn uống vượt ra ngoài tầm suy nghĩ bình thường của chúng ta… Ăn để lấy tiếng. 
Són Tiểu tiếng Anh gọi là Incontinence Urine. 
-- HepBsmart.com Sẽ Cung Cấp Thông Tin Quan Trọng về Viêm Gan B Mãn Tính, Một Căn Bệnh Gan Tiềm Năng Đe Dọa Tính Mạng Ảnh Hưởng Đến 2 Triệu Người Mỹ --
Tập thể của chúng ta ngày càng có thêm rất nhiều bác sĩ y khoa. Những người chọn ngành này là những người ôm ấp, đeo đuổi lý tưởng phục vụ đồng bào, phục vụ tha nhân. Hoặc dùng cụm từ quen thuộc là lý tưởng “Cứu nhân độ thế.”
Từ khóa: Fièvre hémorragique avec syndrome rénal (FHSR), Fièvre hémorragique de Corée, Néphropathie épidémique, Hantavirus pulmonary syndrome (HPS)
Ở lòng bàn chân, có một sợi dây gồm các mô liên kết chạy từ gót chân tới các ngón chân gọi là Cân Mạc Cung Bàn chân (Planta Fascia). Nhiệm vụ chính của dây này là hỗ trợ để cho bàn chân chuyển động dễ dàng đồng thời cũng chống đỡ cho chân và chịu đựng 14% sức nặng cơ thể. Một lớp mỡ mỏng phủ lên phần gót của cân mạc giúp công việc chống sốc này.
Thở vào, tâm tĩnh lặng Thở ra, miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giờ phút đẹp tuyệt vời (An lạc từng bước chân- Thích Nhất Hạnh)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.